Tìm Hiều Về 5 Loại Phân Chuồng Thông Dụng

Trong các loại phân hữu cơ thì phân chuồng là loại phân truyền thống, dễ sử dụng và có thể tận dụng từ mô hình V.A.C. Hôm nay, Tin Cậy sẽ tìm hiểu về 5 loại phân từ động vật phổ biến là: phân bò, phân heo, phân gà, phân dê và phân dơi cùng anh/chị.

Biểu đồ thành phần N-P-K trong 5 loại phân chuồng thông dụng
Biểu đồ thành phần N-P-K trong phân chuồng thông dụng

1. Tìm hiểu về 5 loại phân chuồng

Đặc điểmPhân bòPhân heoPhân gàPhân dêPhân dơi
Phân loại động vậtGia súcGia súcGia cầmGia súcĐộng vật hoang dã
Nguồn thức ănCỏ, cây cỏ, ngũ cốc,..Thức ăn công nghiệp, ngũ cốc, rau củ,..Thức ăn công nghiệp, ngũ cốc, côn trùng, đạm động vật,..Cây cỏ, rau củCôn trùng, hoa quả
MùiTruyền thống: Hôi thối nhẹ, mùi xác bã thực vật ủ.+ Trang trại: Để thẳng lại thảm cỏ theo thả rông hoặc thu gom từ chuồng trại, ít mùi hơn.Truyền thống: Hôi thối mạnh do thức ăn đạm cao+ Trang trại: Được thu gom xử lý tập trung, biogas,..giảm mùi khá nhiều+ Đệm lót sinh học: hầu như không gây mùi mạnh, ủ hoai nhanh chóng cùng đệm lót.Truyền thống: Hôi thối mạnh do thức ăn đạm cao+ Trang trại: Được thu gom xử lý tập trung giảm mùi khá nhiều+ Đệm lót sinh học: hầu như không gây mùi mạnh, ủ hoai nhanh chóng cùng đệm lót.Truyền thống: Hôi thối nhẹ, mùi xác bã thực vật ủ.+ Trang trại: Để thẳng lại thảm cỏ theo thả rông hoặc thu gom từ chuồng trại.Hôi nhẹ, không quá nặng mùi, mùi hắc đặc trưng của lân.
Tính chấtPhân ít nóngPhân nóng khi phân hủyRất nóng khi phân hủyPhân ít nóngRất nóng khi phân hủy
Vi sinhMầm bệnh từ vật nuôi (tiêu chảy, lở mồm long móng,…)Mầm bệnh từ vật nuôi (tiêu chảy, lở mồm long móng, H1N1,..)Mầm bệnh từ vật nuôi (tiêu chảy, cúm H5N1, …)Mầm bệnh từ vật nuôi (giun sán, tiêu chảy,..)Mầm bệnh từ động vật hoang dã (SARS, MERS, Ebola…)
Nguy cơ tiềm ẩnHạt cỏ, vi sinh có hại, ô nhiễm môi trường.Dư lượng kim loại nặng cao đặc biệt là đồng kẽm từ thức ăn công nghiệp, vi sinh có hại, ô nhiễm môi trường.Dư lượng kim loại nặng cao đặc biệt là đồng kẽm từ thức ăn công nghiệp, vi sinh có hại, ô nhiễm môi trường.Hạt cỏ, vi sinh có hại, ô nhiễm môi trường.Vi sinh nguy hiểm từ động vật hoang dã.
Ủ hoaiNên ủ trước khi dùng hoặc tủ trên gốc đến khi hoai.Phải ủ trước khi dùng.Phải ủ trước khi dùng.Nên ủ trước khi dùng hoặc tủ trên gốc đến khi hoai.Có thể phơi khô và sử dụng.Khuyến cáo nên ủ khi dùng.
Phương pháp ủỦ khô hoai theo 2 cách: ủ nóng hoặc nguội.Ủ khô hoai theo 2 cách: ủ nóng hoặc nguội.Ủ khô hoai theo 2 cách: ủ nóng hoặc nguội.Ủ khô hoai theo 2 cách: ủ nóng hoặc nguội.Có thể ủ dạng nước nhưng không phổ biến.Ủ khô hoai theo 2 cách: ủ nóng hoặc nguội
Ủ dạng nước.
Nguồn nguyên liệuDồi dào bởi vùng nuôi lớn.Dễ dàng thu gom.Luôn ổn định số lượng lớn.Dồi dào bởi vùng nuôi lớn.Dễ dàng thu gom.Luôn ổn định số lượng lớn.Dồi dào bởi vùng nuôi lớn.Dễ dàng thu gom.Luôn ổn định số lượng lớn.Tập trung tại một số khu vực nhất định.Dễ dàng thu gom.Nguồn khá ổn định.Chủ yếu quy mô hộ gia đình.Khó để thu hút động vật hoang dã ởNguồn không định.
Biểu đồ thành phần N – P – K (%) có trong các loại phân động vật đã hoai

2. Cách ủ phân chuồng tươi

Do phân tươi mang nhiều mầm bệnh và mùi hôi thối nên cần được ủ với vi sinh hữu hiệu EM để phân nhanh hoai, loại bỏ được vi sinh có hại.

Cách để ủ phân tươi tiến hành theo các bước xử lý sau:

  • Trộn đều phân với các chất hữu cơ khác như mùn, vỏ trấu, tro bếp…sau đó rải thành lớp cao 20cm.
  • Dùng EM thứ cấp pha loãng theo tỉ lệ 1/50 phun ướt đều toàn bộ (khoảng 20 – 25 lít dung dịch đã pha loãng/1m3). Giữ độ ẩm 40 – 50%
  • Tiếp tục làm nhiều lớp đến khi đống ủ cao 0.8m.
  • Dùng bao tải hoặc bạt dứa che phủ kín.
  • Sau 7 – 10 ngày tiến hành đảo trộn, phun EM thứ cấp lần 2 (tỉ lệ liều lượng như lần 1).
  • Tiếp tục ủ sau 10 ngày, tiến hành đảo trộn, phun EM thứ cấp lần 3 (tỉ lệ liều lượng như lần 1). Sau 30 ngày đem sử dụng, bón rau.

⇒ Chú ý: Duy trì nhiệt độ đống ủ trong khoảng 35 – 45oC. Nếu nhiệt cao quá phải tiến hành đảo để giảm nhiệt.

Cách ủ phân theo dạng nước:

  • Để ủ phân dê, dơi dạng nước tiền hành ủ theo tỷ lệ:
  • 1 phần phân dê/dơi: 2 phần EM thứ cấp: 3 phần nước (do phân nở rất nhiều)
  • Ủ dung dịch trên trong 30 ngày có thể dùng (có thể đảo trộn vài lần).
Phân dơi ủ dạng nước với EM sau 14 ngày - Tìm hiểu về 5 loại phân chuồng thông dụng
Phân dơi ủ dạng nước với EM sau 14 ngày – Tìm hiểu về 5 loại phân chuồng thông dụng

⇒ Chú ý: Đậy kín để ngăn côn trùng, nước bẩn chảy vào, có thể giữ khe hở để thoát khí (hoặc mở nắp kiểm tra để không phình thùng chứa). Tỷ lệ dùng sau khi ủ là pha 1/100 lít nước. 

Tham khảo các sản phẩm hỗ trợ nông nghiệp sạch:

Trên đây là những thông tin về 5 loại phân chuồng phổ biến mà bà con hay dùng, mong rằng anh/chị sẽ có những lựa chọn phù hợp cho vườn nhà. Bên Tin Cậy cung cấp đầy đủ nguyên vật liệu vi sinh để ủ phân, bà con có thể tham khảo bên dưới. Hẹn gặp lại Quý bà con!

Tác giả: Minh Cường

Mọi thắc mắc về “Tìm hiều về 5 loại phân chuổng thông dụng”, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 882 247 – 0358 867 306 – 0932 063 123 – 0909 307 123 – 0903 908 671

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy

Facebook: Tin Cậy Group | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo