Tại Sao Phải Ủ Phân Chuồng Trước Khi Sử Dụng?
Tác dụng của phân chuồng
Phân chuồng ngày càng được sử dụng phổ biến trong các hộ gia đình cho việc trồng trọt. Bởi nó chứa nhiều dưỡng chất, giúp cây phát triển tốt. Hơn nữa việc sử dụng phân chuồng trong trồng trọt còn giúp cải thiện tài nguyên đất. Nhưng tại sao không dùng phân chuồng tươi để bón cây mà phải trải qua một quy trình xử lý phân chuồng (ủ phân chuồng) rồi mới đem vào sử dụng cho cây?
Phân chuồng làm đất tơi xốp, cây trồng dễ hấp thụ, an toàn khi sử dụng, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Tuy nhiên, phân chuồng trước khi sử dụng phải được ủ hoai nếu không sẽ có tác dụng ngược lại. Bởi vì trong phân chuồng tươi còn có nhiều hạt cỏ dại, nhiều ấu trùng, nhiều bào tử ngủ nghỉ của nấm, xạ khuẩn, vi khuẩn. Hơn nữa còn có nhiều tuyến trùng gây bệnh.

Ủ phân với mục đích sử dụng nhiệt độ tương đối cao trong quá trình phân hủy chất hữu cơ để tiêu diệt hạt cỏ dại và mầm mống côn trùng, bệnh cây. Vừa thúc đẩy quá trình phân hủy chất hữu cơ. Đẩy nhanh quá trình khoáng hóa để khi bón vào đất phân hữu cơ. Có thể nhanh chóng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây.

Ngoài ra, phân chuồng nguyên chất còn chứa một số chất dinh dưỡng và vi khuẩn khác. Chính vì hàm lượng chất dinh dưỡng có trong phân tươi của bò, heo, gà rất lý tưởng. Chứa các thành phần N-P-K là chủ yếu nên được sử dụng bón phân rất hiệu quả.
Gần như tất cả các loại cây trồng đều có thể sử dụng phân chuồng để bón. Vừa tiết kiệm chi phí mua phân hữu cơ, vừa góp phần bảo vệ môi trường và tạo ra thành phẩm không hóa chất.
Tại sao không nên bón phân chuồng tươi cho cây trồng?
Hiện nay, việc bón phân chuồng tươi cho cây rất hạn chế và không nên bón trực tiếp cho cây trồng. Bởi vì trong phân chuồng không chỉ có các dinh dưỡng phù hợp cho cây. Nó còn chứa các loại nấm, vi sinh vật có trong thức ăn của gà, bò, heo hằng ngày.
Các loại nấm, vi sinh vật này khi được bón cho cây thì chúng sẽ tấn công vào rễ cây. Khiến cây bị yếu dần và mắc các bệnh về rễ, nặng hơn có thể khiến chết cây.
Chính vì thế, để mang lại hiệu quả, bà con cần phải biến phân chuồng tươi thành phân chuồng hữu cơ hoai mục. Bằng cách ủ và xử lý phân chuồng bằng chế phẩm EM hay EM AG.
Xem thêm: Hướng Dẫn Ủ Phân Chuồng Với Chế Phẩm Sinh Học Em AG

Tham khảo các sản phẩm hỗ trợ nông nghiệp sạch:
- Đạm cá nước ngọt – Phân cá hữu cơ cho nông nghiệp
- Phân Humic hữu cơ 95% Acid Powder
- Phân vi sinh EMZ-FUSA nhập khẩu từ Mỹ
- Phân bón sinh học WEHG – 100% thảo mộc thiên nhiên
- Máy đo pH và độ ẩm đất DM15
- Máy đo EC trong đất HI98331
- Chế phẩm sinh học Em Gốc (EM1)
- Chế phẩm sinh học Em AG (Em gốc) chuyên dùng ủ phân
- Men ủ phân cá Protease, giảm mùi hôi khi ủ phân cá
Mục đích của việc xử lý phân chuồng
Trong phân chuồng vốn đã có sẵn vi sinh vật phân hủy chất hữu cơ, vi sinh vật này thường có trong đường ruột của động vật và trong tự nhiên. Nhưng chúng hoạt động không mạnh. Bởi vậy cần có thời gian rất lâu để có thể ủ cho phân bị hoai mục hoàn toàn, 2 mục đích chính của việc ủ phân chuồng là:
- Để làm phân compost.
- Làm phân hữu cơ vi sinh bón cho cây trồng.
Việc ủ phân chuồng bằng vi sinh nhằm tăng cường khả năng phân hủy chất hữu cơ trong cơ chất. Ổn định chất hữu cơ và rút ngắn thời gian ủ, phân giải các cellulose khó phân hủy trong nguyên liệu ủ. Nâng cao hiệu quả hoạt động phân hủy cơ chất có nồng độ các chất xơ, bùn hữu cơ và các sợi cellulose khác.
Mọi thắc mắc về “Tại sao phải ủ phân chuồng trước khi sử dụng?”, xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY
Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 882 247 – 0358 867 306 – 0932 063 123 – 0909 307 123 – 0903 908 671
Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com
Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com
Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy
Facebook: Tin Cậy Group | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ
Bài viết liên quan
Tại Sao Cần Phục Hồi Vườn Sầu Riêng?
Tại Sao Cần Phục Hồi Vườn Sầu Riêng? Để có thể sẵn sàng làm trái [...]
Th6
Nứt Gai, Đỏ Gai Trên Trái Sầu Riêng, Có Đáng Lo Ngại?
Nứt Gai, Đỏ Gai Trên Trái Sầu Riêng, Có Đáng Lo Ngại? Tình trạng sầu [...]
Th5
7 Điều Cần Làm Trước Khi Sầu Riêng Xổ Nhụy
7 Điều Cần Làm Trước Khi Sầu Riêng Xổ Nhụy Giai đoạn làm bông là [...]
Th5
Tại Sao Sầu Riêng Bị Cháy Lá?
Tại Sao Sầu Riêng Bị Cháy Lá? Lá sầu riêng có vai trò vô cùng [...]
Th5
Các Loại Đất Trồng Phù Hợp Với Cây Sầu Riêng
Các Loại Đất Trồng Phù Hợp Với Cây Sầu Riêng Khi muốn canh tác bất [...]
Th5
Phân Biệt Hình Thái Giữa Sầu Riêng Thái, Ri6 Và Musang King
Phân Biệt Hình Thái Giữa Sầu Riêng Thái, Ri6 Và Musang King Những năm gần [...]
Th5