Tác Động Của Phân Vi Sinh Đến Cây Và Đất
Phân vi sinh là chế phẩm chứa các nhóm vi sinh vật có lợi cho đất. Nhờ các nhóm vi sinh vật này, phân vi sinh có thể cung cấp và bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho đất và cây trồng. Ngoài ra, sử dụng phân vi sinh còn đảm bảo an toàn cho môi trường sinh thái. Nhận diện những lợi ích này, trong những năm gần đây, phân vi sinh đã được sản xuất và tiêu thụ ở quy mô công nghiệp tại nhiều quốc gia trên thế giới và Việt Nam.
Theo tiến sĩ Nguyễn Đăng Nghĩa, nguyên Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đất, Phân bón và Môi trường phía Nam (Viện Thổ nhưỡng Nông hóa Việt Nam), 3 loài vi sinh vật chính có mặt trong các loại phân vi sinh là vi khuẩn có khả năng cố định đạm, vi sinh vật có khả năng hòa tan lân và vi sinh vật kích thích tăng trưởng cây.
Tham khảo các sản phẩm hỗ trợ nông nghiệp sạch:
- Đạm cá nước ngọt – Phân cá hữu cơ cho nông nghiệp
- Phân đậu nành – Đạm hữu cơ thuỷ phân từ đậu nành
- Phân Humic hữu cơ 95% Acid Powder
- Phân bón sinh học WEHG – 100% thảo mộc thiên nhiên
- Máy đo pH và độ ẩm đất DM15
- Máy đo EC trong đất HI98331
- Chế phẩm sinh học Em Gốc (EM1)
- Chế phẩm sinh học Em AG (Em gốc) chuyên dùng ủ phân
- Chế phẩm vi sinh cho chăn nuôi EM Ani
- Chế phẩm Trichoderma (Bio-TC)
Trong các loại phân nhóm vi sinh vật cố định đạm có chứa một hay một số loại vi khuẩn có khả năng cố định đạm như vi khuẩn nốt sần cây đậu tương (Rhizobium), vi khuẩn nốt sần cây lạc (Rhizobium vigna), tảo lam (Cyanobacterium)…. Các nốt sần của cây đậu và lạc hình thành do vi khuẩn cố định đạm xâm nhập và sống cộng sinh.
Các vi khuản này sử dụng chất hữu cơ từ cây và ngược lại chuyển hóa Nitơ trơ trong không khí thành dạng đạm có thể tiêu thụ được cho cây. Nhờ mối quan hệ này, cả cây và vi khuẩn đều có lợi. Tương tự như vậy, trong các loại phân lân nhóm vi sinh có chứa vi sinh vật có khả năng hòa tan lân, gồm Aspergillus niger, Pseudomonas, Bacillus, VA mycorrhiza…
Trong số này, có những loài vốn sống cộng sinh với cây trồng. Nhóm vi sinh vật này có khả năng hòa tan lân, chuyển đổi lân ở dạng khó tan trong đất thành dạng dễ tiêu cho cây trồng. Sử dụng phân vi sinh nhóm này đem lại hiệu quả cao ở những vùng đất cây bị thiếu lân, nhờ chúng không chỉ có thể hòa tan phosphat trong đất để cung cấp lân cho cây mà còn có khả năng cung cấp các khoáng chất khác cho cây.
Ngoài ra, còn một nhóm phân vi sinh có khả năng kích thích tăng trưởng cây nhờ chứa hỗn hợp nhiều loài vi sinh vật khác nhau như vi khuẩn, nấm, xạ khuẩn,…được các nhà khoa học phân lập ra từ tập đoàn vi sinh vật đất. Các vi sinh vật này có lợi cho dinh dưỡng đất và cây.
Sau khi được bón bằng loại phân này, đất trồng giảm được mầm mống sâu bệnh, cải tạo lý hóa tính và đặc tính sinh học của đất trở nên tốt hơn, do đó cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt hơn.
Hiện nay, cùng với sự phát triển của công nghệ, các nhà khoa học đã có thể tạo ra các chủng sinh vật mạnh, không chỉ có khả năng cố định đạm, hòa tan lân tốt mà còn có khả năng cạnh tranh với các vi sinh vật khác có trong đất. Các vi sinh vật này được sản xuất ở quy mô công nghiệp nhờ sử dụng các thiết bị lên men tự động, công suất lớn nên có giá thành chấp nhận được.
Tuy nhiên, TS. Nguyễn Đăng Nghĩa cũng lưu ý, phân vi sinh chứa vi sinh vật sống nên cần bảo quản trong điều kiện thích hợp theo quy định của nhà sản xuất: thường nhiệt độ dưới 300C và thời gian dưới 6 tháng để phân vẫn giữ nguyên được các hoạt tính của mình.
Tham khảo các sản phẩm hỗ trợ nông nghiệp sạch:
- Đạm cá nước ngọt – Phân cá hữu cơ cho nông nghiệp
- Phân đậu nành – Đạm hữu cơ thuỷ phân từ đậu nành
- Phân Humic hữu cơ 95% Acid Powder
- Phân bón sinh học WEHG – 100% thảo mộc thiên nhiên
- Máy đo pH và độ ẩm đất DM15
- Máy đo EC trong đất HI98331
- Chế phẩm sinh học Em Gốc (EM1)
- Chế phẩm sinh học Em AG (Em gốc) chuyên dùng ủ phân
- Chế phẩm vi sinh cho chăn nuôi EM Ani
- Chế phẩm Trichoderma (Bio-TC)
Một số loại phân hữu cơ vi sinh của Mỹ sản xuất thì hạn sử dụng lâu hơn, ví dụ phân Fusa EMZ thì hạn dùng là 2 năm, với điều kiện bảo quản nơi thoáng mát; tránh ánh nắng trực tiếp của mặt trời; thành phần vi sinh trong phân Fusa EMZ bao gồm Aerobic Bacter, Anaerobic Bacter 5×10^7 cfu/ml mỗi loại, Azotobacter, Clostridium, Bacillus, Micrococcus, Nitrosomonas, Pseudomonas, Rhizobium, Streptomyces 5×10^8 mỗi loại.
Phân Fusa EMZ dạng nước, đóng chai, qui cách 1 lít/chai hoặc 0.5 lít/chai; trước khi sử dụng bà con cần hoạt hóa chúng trong vòng 5 ngày rồi sử dụng sẽ mang lại hiệu quả rất cao – vừa cải tạo đất theo hướng lâu dài, bền vững, vừa cho bộ rễ phát triển khỏe mạnh.
Mọi thắc mắc về “Tác động của phân vi sinh đến cây và đất”, xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY
Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 882 247 – 0358 867 306 – 0932 063 123 – 0909 307 123 – 0903 908 671
Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com
Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com
Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy
Facebook: Tin Cậy Group | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ
Bài viết liên quan
Bệnh Chết Đứng Trên Cây Sầu Riêng
Bệnh “Chết Đứng” Trên Cây Sầu Riêng Hiện nay nhiều nhà vườn đang gặp tình [...]
Th10
Hồi Sinh 3ha Sầu Riêng Tơ Từ Vùng Đất Chết
Hồi Sinh 3ha Sầu Riêng Tơ Từ Vùng Đất “Chết”– Đắk R’lấp, Đăk Nông Vườn [...]
Th10
Mọt Đục Cành – Thủ Phạm Hoành Hành Gây Hại Nhiều Vườn Sầu Riêng
Mọt Đục Cành – Thủ Phạm Hoành Hành Gây Hại Nhiều Vườn Sầu Riêng Vườn [...]
Th10
Phục Hồi Thành Công Ngộ Độc Paclo Ở Các Vườn Sầu Riêng Miền Tây
Phục Hồi Thành Công Ngộ Độc Paclo Ở Các Vườn Sầu Riêng Miền Tây Paclo [...]
Th10
Cơi 1 Thất Bại Phải Làm Sao?
Bình Phước: Phục Hồi Cơi 1 Thất Bại Cần Xử Lý Sao? Thông thường các [...]
Th10
Lưu Ý Khi Phục Hồi Vườn Sầu Riêng Mùa Mưa Bão
Lưu Ý Khi Phục Hồi Vườn Sầu Riêng Mùa Mưa Bão Từ đầu năm đến [...]
Th9