Sự Khác Nhau Giữa Phân Hóa Học Và Phân Hữu Cơ
Tại sao phải giảm phân hóa học và tăng cường phân hữu cơ? Khi canh tác cây trồng hiện nay chắc hẳn bà con cũng hay nghe giảm phân hóa học và bón nhiều phân hữu cơ. Vậy hai loại phân này khác nhau như thế nào?
Phân hóa học là gì?
Phân hóa học hay phân vô cơ là phân bón được sản xuất theo quy trình công nghiệp.Có sử dụng một số nguyên liệu tự nhiên hoặc tổng hợp.Có các loại phân bón hóa học chính: phân đạm (N), phân lân (P), phân kali (K), phân phức hợp, phân hỗn hợp, phân vi lượng.
Phân hữu cơ là gì?
Phân hữu cơ là hợp chất hữu cơ dùng làm trong nông nghiệp, hình thành từ phân động vật, lá và cành cây, than bùn, hay các chất hữu cơ khác thải loại từ nhà bếp. Phân bón giúp tăng thêm độ màu mỡ, độ tơi xốp cho đất bằng cách cung cấp thêm các chất hữu cơ, chất mùn và bổ dưỡng.
Giới thiệu sự khác nhau giữa phân hóa học và phân hữu cơ
Đặc điểm | Phân hóa học | Phân hữu cơ |
Nguồn gốc | Đa phần từ tổng hoặc đã trải qua quá trình chế biến thay đổi cấu tạo, thành phần. | Từ thiên nhiên, được xử lý cơ bản không làm thay đổi tính chất. |
Thành phần | Các hợp chất vô cơ từ tự nhiên hoặc tổng hợp: N, P, K, Ca, Mg… | Các hợp chất hữu cơ: Humic, Fulvic, acid amin, đường mía,…(C, H, O, N hữu cơ) |
Phân loại | Theo nhu cầu:+ Đa lượng: Cây cần nhiều . Trung lượng: Cây cần khá nhiều. Vi lượng: Cây cần ít. Theo thành phần: Phân đơn: chứa 1 nguyên tố đa lượng (ure, KCl..) Phân phức hợp: chứa nhiều nguyên tố đa lượng (NPK, DAP,…) | Nguồn gốc: phân chuồng, phân rác, phân xanh, phân bắc… Thành phần: Phân hữu cơ, phân hữu cơ vi sinh, phân sinh học, phân vi sinh… |
Tác động lên cây trồng | Cây hấp thu nhanh.Hiệu quả tức thời. Biểu hiện ngay trên cây trồng, nhanh mất tác dụng. Cách sử dụng đa dạng (bón, phun, tiêm, quét,…) | Cây sử dụng từ từ.Hiệu quả chậm, lâu dài. Biểu hiện chậm nhưng bền vũng Sử dụng chủ yếu bón gốc, số ít phun qua lá. |
Tác động lên môi trường | Giảm lượng vi sinh có trong đất.Giảm pH. Đất bạc màu khi sử dụng lâu dài. Ngộ độc cho cây khi quá liều. Ô nhiễm nguồn nước. Gây hiệu ứng nhà kính do khí thải. | Tăng cường hệ vi sinh cho đất.Ổn định pH. Đất phì nhiêu màu mỡ. Sử dụng càng nhiều càng có lợi. Không gây ô nhiễm nếu được xử lý trước khi bón. Giảm tác động xấu đến môi trường. |
Ưu điểm | Sử dụng nhanh, hiệu quả tức thời. Dễ sử dụng, không tốn thời gian. Cây dễ sử dụng, nhiều cách cung cấp. | Hiệu quả lâu dài, bền vững.Không tác động xấu môi trường. Tận dụng được phụ phế phẩm trong sản xuất. Chi phí canh tác giảm, chất lượng nông sản tăng. Giá thành cạnh tranh, thị trường mở rộng. |
Nhược điểm | Giá thành cao.Ô nhiễm môi trường. Thoái hóa đất. Nông sản khó thâm nhập thị trường khó tính. | Thời gian sử dụng lâu.Tốn công đoạn xử lý (ủ, khử mùi, trộn,…) Mang mầm bệnh nếu xử lý không kỹ. |
Các loại phân hóa học phổ biến
Phân đa lượng:
- N (Nito): Phân Ure, Phân NPK, DAP,…
- P (Photpho): Phân lân nung chảy, phân super Lân, Lân Văn Điển, DAP,…
- K (Kali): Phân KCl (muối ớt), KNO3,…
Phân trung lượng:
- Ca (Canxi): Có trong vôi, Lân nung chảy,…
- Mg (Magie): Có trong vôi từ vỏ sò, phân bón lá
Phân vi lượng:
Tích hợp trong các loại NPK + TE, phân bón lá, phân vi lượng
NPK là sự kết hợp giữa 3 nguyên tố đa lượng Nito – Photpho – Kali
Các loại phân hữu cơ phổ biến
Phân hữu cơ truyền thống (hoàn toàn hữu cơ): Phân chuồng (heo, gà, bò, dê, dơi,…) tất cả đều phải được ủ hoai để loại bỏ mầm bệnh, cỏ dại cũng như phân hủy thành chất dễ tiêu cho cây, phân rác, phân bánh dầu, bã đậu, phân cá,…
Tham khảo các sản phẩm hỗ trợ nông nghiệp sạch:
- Đạm cá nước ngọt – Phân cá hữu cơ cho nông nghiệp
- Phân đậu nành – Đạm hữu cơ thuỷ phân từ đậu nành
- Phân Humic hữu cơ 95% Acid Powder
- Phân bón sinh học WEHG – 100% thảo mộc thiên nhiên
- Máy đo pH và độ ẩm đất DM15
- Máy đo EC trong đất HI98331
- Chế phẩm sinh học Em Gốc (EM1)
- Chế phẩm sinh học Em AG (Em gốc) chuyên dùng ủ phân
- Chế phẩm vi sinh cho chăn nuôi EM Ani
- Chế phẩm Trichoderma (Bio-TC)
Phân hữu cơ vi sinh (hữu cơ và ít nhất 1 loài vi sinh): Phân viên tích hợp vi sinh, EMZ – FUSA, BIO – SIMO,…các loại phân chuồng hoặc hữu cơ đã được chế biến và thêm vào vi sinh vật có lợi.
Phân sinh học (hữu cơ và ít nhất 1 thành phần sinh học như: humic, fulvic, acid amin, vitamin…): phân WEHG, phân humic,…
Phân hữu cơ khoáng (hữu cơ và ít nhất 1 thành phần đa lượng): Phân gà chứa NPK,…
Canh tác hữu cơ vẫn đem về hiệu quả như mong muốn
Phân hóa học và phân hữu cơ khi xét qua thấy có sự đối nghịch lẫn nhau nhưng nếu bà con sử dụng hiệu quả phối hợp giữa chúng sẽ đem lại hiệu quả cao nhất. Vậy sử dụng phân hóa học như thế nào là đúng cách? Điều này sẽ được bật mí trong những chia sẻ tiếp theo của Tin Cậy.
Tin Cậy kính chúc quý bà con có những vụ mùa thành công!!!
Tác giả: Minh Cường
Mọi thắc mắc về “Sự khác nhau giữa phân hóa học và phân hữu cơ”, bà con vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY
Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 882 247 – 0358 867 306 – 0932 063 123 – 0909 307 123 – 0903 908 671
Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com
Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com
Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy
Facebook: Tin Cậy Group | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ
Cho toi hoi phan vo co va huu co sự dung the nao cho tot
Dạ mình dùng phân hữu cơ xuyên suốt và cung cấp thêm phân vô cơ vào các giai đoạn cực trọng của cây như: ra hoa, nuôi quả, ngọt trái…