Sự Ảnh Hưởng Của Hạn Mặn Lên Cây Trồng

Hạn và mặn luôn là cặp bài trùng đi kèm với nhau gây nên muôn vàn khó khăn cho bà con nông dân trong việc hạn chế tác động tiêu cực lên cây trồng. Cùng Tin Cậy tìm hiểu về những tác động của hạn mặn lên cây trồng và những biện pháp giúp giảm đi những tác hại đó.

1. Tác hại của mặn

Gây hạn sinh lý

Việc dư thừa muối trong đất đã làm tăng áp suất thẩm thấu của dung dịch đất. Cây lấy được nước và chất khoáng từ đất khi nồng độ muối tan trong đất nhỏ hơn nồng độ dịch bào của rễ, tức áp suất thẩm thấu và sức hút nước của rễ cây phải lớn hơn áp suất thẩm thấu và sức hút nước của đất.

Nếu độ mặn của đất tăng cao đến mức sức hút nước của đất vượt quá sức hút nước của rễ thì chẳng những cây không lấy được nước trong đất mà còn mất nước vào đất. Cây không hấp thu được nước nhưng quá trình thoát hơi nước của lá vẫn diễn ra bình thường làm mất cân bằng nước gây nên hạn sinh lý.

Vừa hạn sinh lý vừa hạn hán nên rất khó đối phó - Sự ảnh hưởng của hạn mặn lên cây trồng
Vừa hạn sinh lý vừa hạn hán nên rất khó đối phó – Sự ảnh hưởng của hạn mặn lên cây trồng

Việc tăng áp suất thẩm thấu trong đất mặn quá mức là nguyên nhân quan trọng nhất gây hại cho cây trồng trên đất mặn. Mặn ảnh hưởng đến đến các hoạt động  sinh lý của cây:

  • Sự trao đổi nước: mặn thường cản trở sự hấp thu nước của cây và có thể gây nên hạn sinh lý và cây bị héo lâu dài,…
  • Sự tổng hợp xytokinin bị ngừng vì rễ là cơ quan tổng hợp phithormon nay nên cây thiếu xytokinin ảnh hưởng đến sinh trưởng của các cơ quan trên mặt đất.
  • Sự hút khoáng của rễ cây bị ức chế nên thiếu chất khoáng. Do thiếu P nên quá trình phosphoryl hoá bị kìm hãm và cây thiếu năng lượng.
  • Sự vận chuyển và phân bố các chất đồng hoá trong mạch libe bị kìm hãm nên các chất hữu cơ tích luỹ trong lá ảnh hưởng đến quá trình tích luỹ vào cơ quan dự trữ,…
  • Sự dư thừa các ion trong đất làm rối loạn tính thấm của màng nên không thể kiểm tra được các chất đi qua màng, rò rỉ các ion ra ngoài rễ. Quá trình trao đổi chất, đặc biệt là trao đổi protein bị rối loạn, dẫn đến tích luỹ các axit amin và amit trong cây,…

Kìm hãm sinh trưởng

Sự ức chế sinh trưởng của cây khi bị mặn là đặc trưng rõ rệt nhất. Trong đất mặn, các thực vật kém chịu mặn ngừng sinh trưởng do các chức năng sinh lý bị kìm hãm. Nồng độ muối càng cao thì kìm hãm sinh trưởng càng mạnh.

Tuỳ theo mức độ mặn và khả năng chống chịu mà cây giảm năng suất nhiều hay ít.

Lúa gặp hạn mặn cũng khó mà phát triển - Sự ảnh hưởng của hạn mặn lên cây trồng
Lúa gặp hạn mặn cũng khó mà phát triển – Sự ảnh hưởng của hạn mặn lên cây trồng

Tham khảo các sản phẩm hỗ trợ nông nghiệp sạch:

 2. Nhóm cây trồng mẫn cảm với mặn

Đây là những loại cây trồng cực kỳ mẫn cảm với mặn. Chỉ cần độ mặn mở mức 0.5g/l (0.5ppt) đã gây nên những biểu hiện nghiêm trọng như: vàng lá, rụng lá, rụng quả non, cháy lá…Khả năng chịu mặn chỉ ở khoảng 0.5ppt trở lại.

Điển hình là vua của các loại trái cây: sầu riêng. Một số loại cây khác như: Bắp, cà chua, chôm chôm, bòn bon, măng cụt,…

Sầu riêng rất mẫn cảm với mặn - Sự ảnh hưởng của hạn mặn lên cây trồng
Sầu riêng rất mẫn cảm với mặn – Sự ảnh hưởng của hạn mặn lên cây trồng

3. Nhóm cây trồng chịu mặn

Những cây trồng chịu mặn có khả năng sinh trưởng ở mức khá đối với đất, nước bị nhiễm mặn. Những mức chịu mặn sẽ khác nhau đối với các loại cây trồng này.

Ở mức 2- 3 ppt: Cây có múi (Cam, quýt, bưởi…), lúa, ca cao, mía,…

Cây bưởi và họ có múi có khẳng năng chịu đựng mặn khá - Sự ảnh hưởng của hạn mặn lên cây trồng
Cây bưởi và họ có múi có khẳng năng chịu đựng mặn khá – Sự ảnh hưởng của hạn mặn lên cây trồng

Ở mức 4 – 5ppt: Xoài, Bầu bí, Đậu đũa,…

Một số cây chịu mặn tốt như: Dừa (7ppt), Mãng cầu xiêm (8ppt), Sapoche (10ppt),…

Cây dừa vẫn sinh trưởng tốt trong môi trường mặn - Sự ảnh hưởng của hạn mặn lên cây trồng
Cây dừa vẫn sinh trưởng tốt trong môi trường mặn – Sự ảnh hưởng của hạn mặn lên cây trồng

Đa số các loại cây trồng sẽ sinh trưởng và cho năng suất tốt ở khoảng 0.75ppt trở xuống.

4. Các biện pháp dinh dưỡng xử lý đất mặn

Biện pháp thủy lợi.

  • Đắp đê, xây dựng hệ thống tưới tiêu hợp lý nhằm mục đích ngăn nước biển tràn vào, rửa mặn.
  • Hệ thống thau chua rửa mặn gồm kênh thoát nước mặn nhằm rửa mặn ra khỏi ruộng và kênh tưới nước ngọt để thay thế nước mặn làm ngọt hóa đất. Để rửa mặn đào mương rút nước ngầm chứa muối xuống sâu và tiêu nước ngầm chứa muối đi xa.
  • Tác dụng rửa mặn cũng phụ thuộc vào chất lượng nước tưới. Nước nếu chứa hàm lượng muối cao thì chất lượng kém, không dùng để thau chua, rửa mặn được.
  • Cày sâu, nhưng không lật, xới xáo nhiều lần để cát đứt mạch mao dẫn, như vậy sẽ hạn chế được nước ngầm bốc hơi, mang muối đi theo từ dưới lên bề mặt ruộng gây mặn.
Đập ngăn mặn là điều bắt buộc phải có - Sự ảnh hưởng của hạn mặn lên cây trồng
Đập ngăn mặn là điều bắt buộc phải có – Sự ảnh hưởng của hạn mặn lên cây trồng

Biện pháp dinh dưỡng:

  • Dùng phân bón có kali nhằm làm tăng hàm lượng K+ trong cây từ đó hạn chế sự thu hút Na+vào cây, hạn chế độc do Na+, cần hạn chế sử dụng phân bón clorua kali (KCl).
  • Sử dụng phân bón chứa silic có khả năng thúc đẩy quá trình quang hợp, gia tăng tỷ lệ chọn lọc của K +:Na+ và giảm lượng hút Na+ của cây trồng. Cây trồng ở điều kiện đất mặn nếu được hấp thụ silic sẽ tạo ra nhóm enzyme có khả năng kiểm soát các chất thuộc nhóm tự do như nhóm enzyme ngăn cản sự phát sinh gốc tự do (antioxidant enzyme). Enzyme thuộc nhóm này giúp ngăn chặn sự phá hoại của các gốc tự do đối với tế bào cây trồng.

Qua những chia sẻ trên hy vọng bà con sẽ có những biện pháp phù hợp để đối phó với tình trạng hạn mặn nhằm giảm thiểu tối đa thiệt hại lên cây trồng.

Càng ngày biến đổi khí hậu càng diễn ra mạnh mẽ nên chúng ta cần có những kế hoạch dài hạn cho những tình trạng xấu của khí hậu như hạn mặn, mưa bão,…Tin Cậy luôn đồng hành cùng Quý bà con, cung cấp những thông tin hữu ích sớm nhất có thể!

Các dụng cụ kiểm tra độ mặn nước:


Mọi thắc mắc về “Sự ảnh hưởng của hạn mặn lên cây trồng”, xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 882 247 – 0358 867 306 – 0932 063 123 – 0909 307 123 – 0903 908 671

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy

Facebook: Tin Cậy Group | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo