Sâu Vẽ Bùa Trên Cây Măng Cụt

Trên lá của cây măng cụt thường xuất hiện những vết ngoằn ngoèo, đây là biểu hiện của lá bị sâu vẽ bùa tấn công, sâu vẽ bùa là tên thường gọi của loài sâu gây hại trên cây măng cụt.

Tên khoa học: Phyllocnistic citrella

Họ: Gracillariidae

Bộ: Lepidoptera

Vòng đời của sâu vẽ bùa
Vòng đời của sâu vẽ bùa. Nguồn ảnh: Internet

Đặc điểm gây hại:

  • Sâu vẽ bùa thường gây hại trên lá non, làm dị dạng các lá non dẫn đến lá không phát triển bình thường.
  • Sâu tấn công vào biểu bì lá, ăn hết nhu mô trên đường đi và để lại vết phân màu nâu tạo thành những vệt ngoằn ngoèo không bao giờ cắt nhau (đây là đặt điểm phân biệt với loài ruồi đụt lá thường gây hại trên cây rau).
  • Vết đục phồng rộp và lớn dần theo theo kích cỡ của sâu.
  • -Hoa và trái có thể bị rụng khi cây bị gây hại nặng.

Vết đục của sâu vẽ bùa

Ở giai đoạn cây con nếu bị gây hại thường xuyên cây sẽ kém phát triển và có tán nhỏ hơn bình thường. Sâu vẽ bùa gây hại quanh năm, tập trung nhiều vào các đợt ra đọt non trong mùa khô.

Điều kiện gây hại của sâu vẽ bùa Phyllocnistic citrella:

Sâu vẽ bùa Phyllocnistic citrella gây hại quanh năm, mức độ gây hại phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết và thức ăn của sâu. Nhiệt độ thích hợp cho sâu vẽ bùa phát sinh gây hại là 23 – 290C, ẩm độ 85-90%.

Biện pháp quản lý sâu vẽ bùa Phyllocnistic citrella:

Biện pháp canh tác:

  • Chăm sóc cho cây sinh trưởng tốt, tỉa cành, tạo tán
  • Sử dụng phân bón thúc cho lộc non ra tập trung, chẳng hạn như bón theo công thức:

Tưới gốc: 3 lít đạm cá + 0,5kg Humic + 200 lít nước (mỗi tháng tưới gốc 1 lần)

Phun lá: 1 lít đạm cá + 250g Humic + 200 lít nước (phun lúc lá lụa chuẩn bị đi cơi đọt)

Giúp cây ra đọt tập trung và nhanh già lá có thể tránh được vòng đời sâu trưởng thành đang đẻ trứng trên lá non, hạn chế sự phá hại của sâu.

Combo đạm cá + phân Humic Mỹ 95%
Combo đạm cá + phân Humic Mỹ 95%

Tham khảo các sản phẩm hỗ trợ nông nghiệp sạch:

Cây măng cụt bung được 3 đọt mới và 2 cặp lá/đọt là điều kiện lý tưởng cho khả năng mang trái của cây.

  • Thu dọn lá rụng trong vườn đốt bỏ cũng hạn chế nguồn sâu.
  • Thường xuyên theo dõi quan sát, để bảo vệ các đọt non vào các giai đoạn cao điểm phát triển của sâu. Trường hợp bị hại nặng thì có thể cắt bỏ các chồi lá bị sâu đem tập trung một chỗ để tiêu diệt.

Biện pháp sinh học: Sử dụng một số thiên địch như:

  • Thiên địch ký sinh: Có nhiều loài ong trong các họ Chalcidoidea và Ichneumonidea ký sinh trên sâu non và nhộng, đôi khi tỉ lệ kí sinh có thể lên đến 70-80%.
  • Thiên địch bắt mồi: Nhân nuôi thiên địch kiến vàng Oecophylla smaragdina là biện pháp có hiệu quả phòng trị sâu vẽ bùa cao
Kiến vàng Oecophylla smaragdina (Nguồn: Internet)
Kiến vàng Oecophylla smaragdina (Nguồn: Internet)
  • Sử dụng các chế phẩm sinh học có chứa khuẩn Bacillus Thuringiensi, Metarhizium spp. , Beauveria spp. …

Biện pháp hoá học:

Khi mật số sâu quá cao, có thể dùng các loại thuốc nội hấp để phun hay các hỗn hợp sử dụng thuốc BVTV hợp lý để bảo vệ nguồn thiên địch của sâu vẽ bùa trong tự nhiên, khi mật độ gây hại cao, sử dụng luân phiên một số thuốc gốc như:

  • (Chlorantraniliprole + Abamectin)
  • Imidacloprid (Confidor 100SL;  …)
  • Cypermethrin (Viserin 4.5EC;….)
  • Abamectin (Vibamec 1.8EC, 3.6EC;…)
  • Polytrin
  • Selecron
  • Dầu khoáng SK99, DC- Tron Plus, Confidor,… có thể phối hợp dầu khoáng với thuốc sâu để tăng hiệu quả phòng trừ.

Vừa rồi là phần chia sẻ của tôi về sâu vẽ bùa gây hại trên cây măng cụt, tôi hy vọng bài viết này có thể giúp ích được phần nào cho quý bà con trong quá trình canh tác. Cảm ơn quý bà con đã theo dõi và hẹn gặp lại quý bà con ở các bài viết sau.

Chúc quý bà con thật nhiều sức khỏe và vụ mùa bội thu !

Tác giả: Thiên Nhiên

Mọi thắc mắc về bài viết “Sâu vẽ bùa trên cây măng cụt”, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 885 547 – 0902 882 249 – 0932 063 123  – 0902 882 247 – 0909 307 123

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy

Facebook: Công Ty Tin Cậy  | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo