Rệp Sáp Gây Hại Sầu Riêng

Rệp sáp không chỉ là mối nguy hại cho cà phê, hồ tiêu mà đối với cây ăn trái đặc biệt là cây sầu riêng cũng là mối đe dọa lớn. Rệp sáp là một trong những loại rệp phổ biến làm chậm quá trình sinh trưởng và phát triển của cây sầu riêng, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình đậu quả và làm giảm năng suất.

Rệp sáp là nguyên nhân khiến cho sầu riêng bị sượng trái, chất bài tiết của chúng cũng là nguyên nhân cho sự có mặt của một số vi sinh vật gây hại khác như bồ hóng, nấm. Vậy làm thế nào để bảo vệ trái sầu riêng trước sự tấn công của những con rệp sáp đáng ghét này để trái cho phẩm chất cao bán ra giá thành cao. Bà con hãy cùng với Tin Cậy tìm hiểu rệp sáp gây hại sầu riêng ra sao và cách phòng trừ chúng nhé.

1. Đặc điểm hình thái

  • Rệp sáp cái có thân hình dài khoảng 3 mm, màu hồng hay vàng, bên ngoài phủ một lớp phấn bột trắng.
  • Rệp sáp đực nhỏ hơn con cái, lột xác 4 lần, có cánh, ngược lại rệp cái chỉ lột xác 3 lần, sau đó đẻ trứng và chết, rệp cái không có cánh.
Rệp sáp gây hại trên sầu riêng (nguồn - internet)
Rệp sáp gây hại sầu riêng (nguồn – internet)
  • Rệp sáp đẻ trứng thành từng chùm tầm 200 – 250 trứng, một con cái có thể đẻ 600 – 800 trứng. Sau 6 – 10 ngày, trứng nở ra rệp sáp con (crawler) màu vàng nhạt, trơn chưa phủ lớp bột trắng. Chúng nhanh chóng tìm nơi trú ẩn và gây hại.Vòng đời của rệp sáp cũng phụ thuộc vào thời tiết, biến động trong khoảng 45-60 ngày.
  • Mật độ rệp sáp tăng rất nhanh, mỗi năm sinh sản 2 – 3 lần.
Vòng đời của rệp sáp (nguồn – internet)
Vòng đời của rệp sáp (nguồn – internet)

2. Đặc tính gây hại

  • Rệp sáp gây hại sầu riêng quanh năm, nhưng thời điểm biểu hiện rõ nhất là giai đoạn làm bông – xổ nhụy – trái non.
Rệp sáp gây hại sầu riêng ở cuống bông trong giai đoạn xổ nhụy
Rệp sáp gây hại sầu riêng ở cuống bông trong giai đoạn xổ nhụy
  • Các loại rệp sáp gây hại trên cây sầu riêng có rất nhiều loại khác nhau nhưng loại rệp sáp thường thấy nhất đó chính là loại Planococcus spchúng xuất hiện tấn công và gây hại phổ biến trên lá nhất là trên trái. Rệp sáp bám vào bề mặt và thực hiện việc chích hút chất dinh dưỡng khiến cho vùng bị chích hút không thể phát triển gây nguy hại nghiêm trọng cho trái khiến cho trái bị sượng.
  • Rệp sáp gây hại bằng cách hút nhựa nơi cuống trái non hoặc giữa các gai trên trái lớn. Khi trái còn nhỏ, nếu mật số rệp cao, trái bị biến dạng và rụng, nếu trái lớn, trái phát triển kém và bị sượng.
Rệp sáp gây hại sầu riêng ở trên trái non (nguồn – internet)
Rệp sáp gây hại sầu riêng ở trên trái non (nguồn – internet)
  • Rệp sáp hút nhựa cây và bài tiết chất dịch giàu chất đường, khiến nấm bồ hóng (bào tử nấm có màu đen) dễ phát triển và làm trái bị phủ một lớp muội đen. Những trái sầu riêng nào có xuất hiện nấm bồ hóng và rệp nhìn không được đẹp mắt, rất khó bán, giá thành thấp.
  • Rệp sáp là loài di chuyển rất chậm hoặc rất ít di chuyển, vì vậy rệp sáp sống cộng sinh với kiến (có 3 loại kiến chính là kiên cao cẳng, kiến đen và kiến vàng). Kiến sống bằng cách hút chất dịch do rệp thải ra và bảo vệ rệp bằng cách xua đuổi các thiên địch ăn thịt và ký sinh của rệp, sau khi rệp đã hút hết nhựa, kiến sẽ tha rệp đi nơi khác để tiếp tục gây hại.
Kiến sống cộng sinh với rệp sáp gây hại sầu riêng (nguồn – internet)
Kiến sống cộng sinh với rệp sáp gây hại sầu riêng (nguồn – internet)
  • Ngoài ra, rệp sáp gây hại rất mạnh ở rễ của cây sầu riêng, tạo vết thương ở rễ tạo cơ hội cho tuyến trùng tấm công rễ cây làm cây sinh trưởng và phát triển kém, lá vàng úa từ gốc lên ngọn và rụng từ từ. Cây bị suy yếu, thối rễ, cây héo dần và bị rụng lá hàng loạt, cây khó phục hồi dẫn đến chết cây.

3. Phòng trừ rệp sáp gây hại sầu riêng

  • Hạn chế trồng xen những cây thu hút rệp như: cà phê, hồ tiêu, bơ, ổi,…
  • Trồng cây với mật độ hợp lý, không trồng mật độ quá dày để vườn luôn được thông thoáng.
  • Duy trì được độ ẩm trong mùa khô: kết hợp bón phân hữu cơ và tưới nước đầy đủ trong mùa khô.
  • Thường xuyên, cắt tỉa bỏ những cành bị sâu bệnh, cành nằm khuất trong tán lá không có khả năng cho trái…để vườn luôn thông thoáng. Cắt bỏ và tiêu hủy đối với các trái bị quá nhiều rệp sáp gây hại để hạn chế lây lan.
  • Nhổ bỏ cỏ, dọn tạp hay lá cây nơi trú ngụ của kiến.
  • Bảo vệ thiên địch của rệp sáp là nhện, ong hay bọ rùa.
  • Ngoài ra, bà con cũng có thể lựa chọn các loại thuốc bảo vệ thực vật để phun phòng trừ rệp sáp gây hại sầu riêng.

Tham khảo các sản phẩm hỗ trợ nông nghiệp sạch:

Cảm ơn bà con đã theo dõi bài viết, hẹn gặp lại bà con ở những bài viết tiếp theo, xin kính chúc quý bà con sức khỏe, vụ mùa bội thu!!!

Tác giả: Bá Duy

Mọi thắc mắc về “Rệp sáp gây hại sầu riêng”, xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 882 247 – 0358 867 306 – 0932 063 123 – 0909 307 123 – 0903 908 671

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy

Facebook: Tin Cậy Group | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo