Rễ Cây Sầu Riêng Hấp Thu Nước Và Dinh Dưỡng Như Thế Nào?

Cây sầu riêng có bộ rễ cọc và các rễ ngang phát triển mạnh, cây sầu riêng cũng giống với các loại cây trồng trên cạn khác có cơ chế hấp thu nước và dinh dưỡng từ đất ở các dạng ion hòa tan nhờ các lông hút phát triển trên hệ thống rễ.

Cấu tạo rễ

Tên miền

Chức năng

Cấu tạo

Miền trưởng thành

Dẫn truyền

re cay sau rieng hap thu dinh duong nhu the nao 01

Miền hút có các lông hút

Hấp thụ nước và muối khoáng

Miền sinh trưởng (nơi tế bào phân chia)

Phân chia tế bào rễ, giúp rễ dài ra

Miền chóp rễ

Che chở đầu rễ

Cơ chế hấp thu dinh dưỡng của rễ cây

  • Hấp thu bị động: là hình thức hấp thu chất dinh dưỡng nhờ sự khuếch tán các chất do chênh lệch nồng độ. Chất từ nơi có nồng độ cao di chuyển đến nơi có nồng độ thấp mà không cần tiêu hao năng lượng. Cơ chế hút khoáng thụ động này không có tính chọn lọc.
  • Hấp thu chủ động: là hình thức chất dinh dưỡng dịch chuyển từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao và cần sự tiêu hao năng lượng để thực hiện quá trình. Cơ chế hút khoáng chủ động này có tính chọn lọc.

Các yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến sự hấp thu nước và khoáng hoà tan

  1. Nhiệt độ của đất: vừa ảnh hưởng đến hoạt động sống của rễ vừa ảnh hưởng đến sự vận động của nước tiến vào rễ. Nhiệt độ hạ thấp sẽ cản trở sự hút nước của rễ và trong trường hợp nhiệt độ quá thấp thì rễ sẽ hoàn toàn không lấy được nước, nhưng các bộ phận trên mặt đất vẫn tiếp tục thoát hơi nước làm mất cân bằng nước trong cây gây ra hiện tượng héo cây. Đây gọi là hạn sinh lý khi nhiệt độ 0 – 10oC.

Cây sầu riêng không thích hợp trồng ở vùng có nhiệt độ thấp, cây thích hợp trồng khoảng nhiệt độ 22 – 36oC, vì thế cây sầu riêng chỉ canh tác ở khu vực quanh vùng xích đạo.

  1. Nồng độ oxi trong đất: sự hút nước của rễ cây là một quá trình sinh lí nên rất cần năng lượng từ quá trình hô hấp của rễ (rễ là cơ quan hô hấp nhiều nhất). Vì vậy, nồng độ oxi trong đất có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hút nước của cây. Khi rễ cây trên cạn bị ngập úng, đất bị bí chặt, đóng váng… hệ rễ bắt buộc phải hô hấp yếm khí, nhưng hô hấp yếm khí tạo ra năng lượng rất thấp không đủ cung cấp cho các hoạt động của cây, ngoài ra còn hình thành sản phẩm phụ là ethanol (mùi men rượu) tích tụ lâu dần gây thối rễ.

Hàm lượng oxi trong đất khoảng 10 – 12% là thích hợp nhất cho sự hút nước của rễ. Hàm lượng oxi thấp hơn 10% sẽ ức chế sự hút nước, khi oxi giảm còn 5% thì rễ sẽ hô hấp yếm khí, điều này rất có hại cho cây.

Trồng sầu riêng trên mô cao
Trồng sầu riêng trên mô cao

Đây là lý do tại sao trong canh tác cây sầu riêng cần được lên mô và rễ được trồng khá nổi trên bề mặt, tránh tình trạng ngập sâu trong đất dễ gây nấm bệnh, ngoài ra biết cách quản lý cỏ trong vườn một cách hợp lý cũng giúp đất tơi xốp tạo điều kiện cho oxi len lỏi vào đất và giúp đất thoát nước tốt vào mùa mưa.

Quản lý cỏ hợp lý trong vườn sầu riêng

  1. Nồng độ dung dịch đất: Nước từ đất đi vào rễ là một quá trình thẩm thấu. Vì vậy, khi nồng độ của dung dịch đất cao hơn nồng độ của dịch bào, hay áp xuất thẩm thấu của đất lớn hơn áp xuất thẩm thấu của rễ thì rễ cây không hút được nước và còn bị mất nước ngược ra ngoài đất. Đó là trường hợp khi cây bị nhiễm mặn, nhiễm phèn hay bị bón phân khoáng quá nhiều trong một lúc, vì thế muốn để cây hấp thu tốt thì nồng độ dung dịch trong đất phải loãng khoảng 0,02 – 0,05% là tốt nhất.

Các khuyến cáo về bón phân đều khuyến khích chia nhỏ lượng phân cần bón và bón nhiều lần, nếu đã bón phân quá liều cần tưới nước xả lại với mục đích làm giảm nồng độ chất tan quanh khu vực rễ, gặp hạn mặn cũng thế, nếu chủ động được nguồn nước ngọt cần tưới nhiều nước để rửa mặn cho đất.

Con đường vận chuyển nước trong cây

Nước vận chuyển bên trong cây (Nguồn: Internet)
Nước vận chuyển bên trong cây (Nguồn: Internet)

Chặng 1: Nước đi từ tế bào lông hút qua các tế bào biểu bì rồi qua một số lớp tế bào nhu mô vỏ để đến lớp tế bào nội bì có thành tế bào hóa bần bốn mặt, sau đó nước qua một số tế bào nhu mô trước khi vào mạch dẫn của rễ.

Chặng 2: Nước đi từ mạch dẫn của rễ đến mạch dẫn của lá trong mạch gỗ

Chặng 3: Nước đi từ mạch dẫn của lá qua một số lớp tế bào nhu mô lá (mô dậu và mô khuyết) đến các tế bào biểu bì rồi qua khí khổng để ra ngoài không khí.

Cây hút được nước nhờ vào: Quá trình thoát hơi nước ở lá làm động lực hút nước và muối khoáng; Áp suất rễ; Sự liên kết của nước trong mạch dẫn.

Trong chăm sóc cây sầu riêng hay bất cứ loại cây trồng nào thì bước đầu bà con cần có cái nhìn tổng quát và cơ bản về cây trồng, hiểu được đặc tính sinh trưởng của cây để có thể tạo được điều kiện canh tác tốt nhất cho cây trồng. Tôi hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho quý bà con. Cảm ơn quý bà con đã theo dõi và hẹn gặp lại quý bà con ở các bài viết sau.

Chúc quý bà con thật nhiều sức khỏe và vụ mùa bội thu!

Tác giả: Thiên Nhiên

Mọi thắc mắc về bài viết “Rễ sầu riêng hấp thu nước và dinh dưỡng như thế nào?”, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 885 547 – 0902 882 249 – 0932 063 123  – 0902 882 247 – 0909 307 123

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy

Facebook: Công Ty Tin Cậy  | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo