Phân Biệt Rầy Xanh Và Rầy Phấn Trắng Gây Hại Trên Cây Sầu Riêng
Lá sầu riêng non luôn là “miếng mồi” ngon cho những loại côn trùng gây hại và trong đó có một cái tên luôn được réo gọi mỗi 7 ngày/lần, đó chính là rầy. Rầy là tên gọi chung và tùy theo từng đối tượng cây trồng cụ thể sẽ có các loại rầy đặc trưng gây hại. Dưới đây là 2 loài rầy thường bị bà con nhầm lẫn nhất.
Rầy xanh
Rầy xanh có tên khoa học là Empoasca sp. và có tên tiếng Anh là leafhopper. Phân bố ở hầu hết các vùng trồng chè ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ…
Rầy xanh gây hại trên cây sầu riêng theo điều tra vào năm 2021 tại huyện Châu Thành và Chợ Lách tỉnh Bến Tre đã ghi nhận có ba loại rầy gồm: Empoasca flavescens Fabricius, rầy 2 chấm (Amrasa biguttula Ishida) và rầy bốn chấm (A. splendens Ghauri). Trong đó rầy xanh hai chấm và rầy xanh bốn chấm chiếm mức độ cao (>50%)
Đặc điểm nhận biết của rầy xanh:
- Trứng (5 – 8 ngày): Có hình hơi cong dạng quả chuối, dài khoảng 0,8 mm và đẻ trứng vào đọt non, cuống lá và gân lá. Trứng mới đẻ màu trắng sữa, sắp nở có màu lục nhạt hay hơi nâu. Vòng đời của trứng từ 5 – 8 ngày
- Rầy non (9 – 11 ngày (mùa Xuân); 7 – 8 ngày (mùa Hè); 14 – 16 ngày (mùa Đông)): Rầy xanh non có 5 tuổi, tuy chưa có cánh nhưng gần giống với rầy trưởng thành. Rầy mới nở màu trắng trong suốt, dài 1 mm. Rầy càng lớn chuyển dần sang màu xanh. Cuối tuổi 5 cơ thể dài 2mm.
- Trưởng thành (2 – 21 ngày): Thân dài từ 2,5 – 4 mm, màu xanh lá mạ. Đầu hơi hình tam giác, chính giữa đỉnh đầu có đường vân trắng, và hai bên có chấm đen nhỏ. Cánh trong mờ, màu xanh lục, xếp úp hình mái nhà.
Đặc điểm gây hại:
Rầy non và rầy trưởng thành đều chích hút nhựa ở đọt non và lá non. Vết chích là những chấm vàng trên lá (thường là ở rìa mép lá), vết chích ở gân lá làm cho lá bị cong queo và cháy từ mép lá vào bên trong. Rầy xanh gây hại nặng làm rụng lá non của cơi đọt, làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây. Rầy xanh cũng là tác nhân truyền bệnh virus cho cây cây trồng
Rầy xanh di chuyển bằng cánh bò ngang như cua, rầy trưởng thành sợ ánh sáng trực xạ, ban ngày trú ẩn mặt dưới lá, nhưng ban đêm di chuyển lên mặt trên của lá và có vòng đời 14-21 ngày.
Biểu hiện của lá non bị rầy xanh chích hút
Rầy nhảy
Rầy nhảy (hay còn gọi là rầy phấn, rầy phấn trắng) có tên khoa học là Allocaridara malayensis và tên tiếng Anh là Durian psyllid là đối tượng gây hại phổ biến tại các vùng trồng sầu riêng ở Việt Nam và Thái Lan, rầy nhảy có mức độ thường gặp nhiều hơn cả rầy xanh. Chúng thường phát triển mạnh trong các tháng mùa nắng, gây hại bộ lá non, từ đó làm cây không quang hợp được, ra hoa ít, đậu trái kém, trái bị sượng, phẩm chất kém.
Đặc điểm nhận biết của rầy nhảy:
- Trứng: có màu vàng lợt, hình bầu dục có một đầu hơi nhọn, kích thước rất nhỏ khoảng 1mm, được đẻ thành từng ổ (8-14 trứng) ở mặt trên lá non còn xếp lại và có thể được quan sát khi đưa lá non về phía ánh sáng.
- Ấu trùng: có 5 tuổi, tuổi 1 có màu vàng và di chuyển rất chậm. Sang tuổi 2, trên cơ thể bắt đầu phủ một lớp sáp màu trắng và có một ít lông tơ màu trắng ở phần cuối bụng. Từ tuổi 3 trở đi cơ thể có các sợi sáp trắng như bông gòn rất dài ở cuối đuôi. Từ tuổi 2 đến tuổi 5 ấu trùng di chuyển rất nhanh khi bị tác động.
Ấu trùng rầy nhảy từ tuổi 2 đến tuổi 5 (Nguồn: Internet)
- Thành trùng: rầy nhảy trưởng thành không có cấu trúc lông trắng như ấu trùng; không bay thường xuyên mà chỉ bay khi chúng bị quấy phá, cơ thể có màu nâu lợt thiên về màu vàng, cánh trong suốt, thường xuất hiện ở mặt dưới lá và có thể sống đến 06 tháng. Ban ngày nhạy cảm với ánh sáng nên chỉ xuất hiện ở mặt dưới của lá, ban đêm di chuyển lên mặt trên của lá chích hút.
Đặc điểm gây hại:
Cả thành trùng và ấu trùng rầy nhảy đều gây hại bằng cách chích hút nhựa lá non chưa mở (trứng được đẻ vào lá sầu riêng khi mới lú mũi giáo). Những lá bị hại thường có những chấm nhỏ màu vàng sau đó rụng đi hàng loạt nếu bị nặng hoặc vẫn phát triển nhưng lá sẽ bị nhỏ, có lỗ thủng và quăn queo khi lớn. Ngoài ra, rầy còn tiết mật ngọt tạo điều kiện cho nấm bồ hóng phát triển, ảnh hưởng đến quang hợp của lá.
Biểu hiện của rầy nhảy chích hút
Biện pháp quản lý rầy
Biện pháp sinh học: nhện, bọ rùa, ong ký sinh là thiên địch của rầy nhảy nên cần tạo điều kiện cho các loài thiên địch cư ngụ. Ứng dụng nấm Metarhizium anisopliae (nấm Xanh hay nấm lục cương) tiêu diệt rầy xanh.
Biện pháp hóa học: định kỳ 10-15 ngày/lần, vào giai đoạn cây lú mũi giáo cần phun xịt 5-7 ngày/lần để bảo vệ cơi đọt bằng cách phối hợp luân phiên hoạt chất phổ biến gồm Imidacloprid, acetamiprid, buprofezin, thiamethoxam, clothianidin, pymetrozine, flonicamid…
Tôi hy vọng bài viết này có thể giúp bà con phân biệt được đâu là rầy xanh và đâu là rầy nhảy, vì ở giai đoạn trưởng thành của rầy nhảy màu sắc và hình dáng của chúng dễ bị nhầm lẫn với rầy xanh. Cảm ơn quý bà con đã quan tâm đến bài viết này, hẹn gặp lại quý đọc giả ở các bài viết sau.
Chúc quý bà con thật nhiều sức khỏe và vụ mùa bội thu!
Tác giả: Thiên Nhiên
Mọi thắc mắc về bài viết “Phân biệt rầy xanh và rầy phấn trắng gây hại trên cây sầu riêng”, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY
Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 885 547 – 0902 882 249 – 0932 063 123 – 0902 882 247 – 0909 307 123
Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com
Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com
Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy
Facebook: Công Ty Tin Cậy | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ
Bài viết liên quan
Máy Cắt Cỏ – Công Cụ Đắc Lực Của Mọi Nhà Vườn
Máy Cắt Cỏ – Công Cụ Đắc Lực Của Mọi Nhà Vườn Với sự phát [...]
Th8
Tầm Quan Trọng Của Phân Hữu Cơ Trong Chăm Sóc Cây Sầu Riêng
Tầm Quan Trọng Của Phân Hữu Cơ Trong Chăm Sóc Cây Sầu Riêng Nhu cầu [...]
Th8
Các Bước Phục Hồi Vườn Của Anh Kha Ở Phong Điền
Các Bước Phục Hồi Vườn Của Anh Kha Ở Phong Điền Sau thu hoạch được [...]
Th8
6 Hoạt Chất Phổ Biến Nhất Để Phòng Trị Bệnh Trên Sầu Riêng
6 Hoạt Chất Phổ Biến Nhất Để Phòng Trị Bệnh Trên Sầu Riêng Mùa mưa [...]
Th7
Mancozeb Xanh Và Mancozeb Vàng Có Gì Khác Biệt?
Mancozeb Xanh Và Mancozeb Vàng Có Gì Khác Biệt? Hoạt chất Mancozeb là thuốc trị [...]
Th7
Quả Sầu Riêng Nhiễm Kim Loại Nặng – Cadimi
Quả Sầu Riêng Nhiễm Kim Loại Nặng – Cadimi Từ đầu năm 2024 cho tới [...]
Th7