Rầy Xanh, Nỗi Ám Ảnh Của Nhà Vườn Sầu Riêng
Rầy xanh còn được gọi là rầy phấn trắng hay rầy nhảy, có tên khoa học là Allocaridara malayensi. Rầy xanh là loài sâu hại nguy hiểm nhất đối với sầu riêng vì khó phát hiện và những ảnh hưởng vô cùng nặng nề mà nó gây ra.
Đặc điểm của rầy xanh
Rầy xanh có vòng đời trải qua 3 giai đoạn gồm trứng, con non và con trưởng thành. Trứng rầy có màu vàng nhạt, hình bầu dục và kích thước rất nhỏ, khoảng 1 mm. Rầy đẻ thành từng ổ, với khoảng 12 đến 14 trứng.
Rầy thường đẻ vào bên trong lưỡi giáo, vì thế trứng rầy được bảo vệ rất tốt và tỷ lệ nở cao. Con non mới nở có màu vàng nhạt, sau đó bắt đầu xuất hiện lớp sáp trắng trên bề mặt cơ thể và dần mọc ra các sợi đuôi sáp dài.
Giai đoạn này cũng là giai đoạn dễ phát hiện nhất vì rầy có màu trắng tương phản với màu lá và di chuyển nhanh khi có tác động vào. Rầy trưởng thành có chiều dài lên đến 3 – 4 mm, cơ thể có màu nâu xanh và bộ cánh trong suốt.
Sự nguy hiểm của rầy xanh đối với sầu riêng
- Rầy xanh chích hút đọt ở cả giai đoạn con non (rầy phấn trắng) và trưởng thành (rầy xanh). Hại nhẹ làm cho lá nhỏ, tong teo, xoắn lá, nặng có thể gây ra hiện tượng rụng lá hàng loạt, khô cành, gây hiện tượng chổi chà trên sầu riêng.
- Rầy xanh chích hút gây ra vết thương cơ giới, tạo điều kiện cho nấm khuẩn xâm nhập và gây bệnh cho cây trồng.
- Ngoài sầu riêng, rầy xanh còn trú ẩn và gây hại được trên nhiều loại cây trồng khác nhau như cà tím, đậu bắp, ớt, dâm bụp, mướp, đậu phộng và nhiều loại cây trồng khác. Vì thế, việc loại bỏ rầy xanh trên vườn là cực kỳ khó khăn do tính thích nghi rộng rãi của chúng. Ngoài ra, rầy xanh xuất hiện quanh năm và có thể gây hại bất kỳ giai đoạn của cây.
- Rầy còn có khả năng kháng thuốc mạnh, nông dân cần phun thay phiên nhiều gốc thuốc khác nhau, sử dụng và phòng trừ đồng loạt cho cả vườn gây tốn nhiều chi phí và tiền của. Hiện nay, bà con thường chú ý đến tăng liều lượng khi pha thuốc phun, hệ quả làm tăng chi phí và tăng luôn tính kháng thuốc của rầy xanh.
Cách phòng, trừ sâu hại trên sầu riêng
1. Cách Phòng Rầy Xanh Trên Sầu Riêng:
- Thường xuyên kiểm tra, thăm vườn để phát hiện và xử lý kịp thời. Sử dụng bẫy vàng, bẫy đèn để dẫn dụ và thu hút rầy trưởng thành trên vườn, qua đó giúp kiểm soát mật độ xuất hiện trên vườn.
- Sử dụng phương pháp tưới, phun nước từ trên ngọn xuồng, giúp góp phần rửa trôi con non và thành trùng.
- Căn bằng dinh dưỡng vô cơ (Urea, lân, kali, trung vi lượng) và dinh dưỡng hữu cơ (đạm cá, humic, dịch bánh dầu,…) cho vườn.
- Sử dụng thường xuyên các sản phẩm tăng đề kháng cây trồng như phân sinh học WEHG để cây chống chịu với các điều kiện bất lợi tốt hơn.
Tham khảo các sản phẩm hỗ trợ nông nghiệp sạch:
- Đạm cá nước ngọt – Phân cá hữu cơ cho nông nghiệp
- Phân đậu nành – Đạm hữu cơ thuỷ phân từ đậu nành
- Phân Humic hữu cơ 95% Acid Powder
- Phân bón sinh học WEHG – 100% thảo mộc thiên nhiên
- Máy đo pH và độ ẩm đất DM15
- Máy đo EC trong đất HI98331
- Chế phẩm sinh học Em Gốc (EM1)
- Chế phẩm sinh học Em AG (Em gốc) chuyên dùng ủ phân
- Chế phẩm vi sinh cho chăn nuôi EM Ani
- Chế phẩm Trichoderma (Bio-TC)
Cách Trừ Rầy Xanh Theo Nguyên Tắc 4 Đúng
- Đúng loại thuốc: nên sử dụng thuốc sinh học để bảo vệ môi trường và thiên địch, thay phiên nhiều loại thuốc để tránh sự kháng thuốc, kết hợp với dầu khoáng để tăng hiệu quả sử dụng. Một số hoạt chất thuốc được chuyên gia khuyến cáo như Acetamiprid, Thiamethoxam, Imidaclorid, Endosulfan, Buprofezin.
- Đúng liều lượng: Cần pha đúng theo liều khuyến cáo của nhà sản xuất và lượng nước đủ để phun cho vườn cây. Lượng phun phải đảm bảo ướt đều tán lá, tiếp xúc được với rầy để đảm bảo hiệu quả phòng trừ và hạn chế rầy kháng thuốc.
- Đúng lúc: Rầy xanh thường xuất hiện và gây hại trên sầu riêng đang ra cơ đọt, từ lúc xuất hiện mũi giáo đến khi cây cơ đọt già. Thế nên, thời điểm phun tốt nhất là khi cây vừa nhú đọt non và cần phun lặp lại sau đó 5-7 ngày để tiêu diệt lứa rầy non. Nên phun vào sáng sớm và chiều mát để tăng hiệu lực của thuốc đối với rầy xanh.
- Đúng cách: Thuốc bảo vệ thực vật có nhiều dạng như dạng bột, thấm nước, dạng sữa phải pha với nước; có dạng để phun mù, phun sương với lượng dùng rất nhỏ; có dạng thuốc chỉ để xông hơi. Vì vậy, tùy theo từng loại thuốc mà có cách dùng cho phù hợp. Phải biết điều chỉnh béc phun phù hợp theo từng vị trí của cây cao hay thấp, trong hay ngoài tán để có hình thức phun mưa, phun sương hay phun dạng khói cho phù hợp.
Tác giả: Dương Ngọc Tàu
Mọi thông tin về “Rầy xanh, nỗi ám ảnh của nhà vườn sầu riêng”, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY
Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 882 247 – 0358 867 306 – 0932 063 123 – 0909 307 123 – 0903 908 671
Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com
Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com
Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy
Facebook: Tin Cậy Group | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ
Bài viết liên quan
Máy Cắt Cỏ – Công Cụ Đắc Lực Của Mọi Nhà Vườn
Máy Cắt Cỏ – Công Cụ Đắc Lực Của Mọi Nhà Vườn Với sự phát [...]
Th8
Tầm Quan Trọng Của Phân Hữu Cơ Trong Chăm Sóc Cây Sầu Riêng
Tầm Quan Trọng Của Phân Hữu Cơ Trong Chăm Sóc Cây Sầu Riêng Nhu cầu [...]
Th8
Các Bước Phục Hồi Vườn Của Anh Kha Ở Phong Điền
Các Bước Phục Hồi Vườn Của Anh Kha Ở Phong Điền Sau thu hoạch được [...]
Th8
6 Hoạt Chất Phổ Biến Nhất Để Phòng Trị Bệnh Trên Sầu Riêng
6 Hoạt Chất Phổ Biến Nhất Để Phòng Trị Bệnh Trên Sầu Riêng Mùa mưa [...]
Th7
Mancozeb Xanh Và Mancozeb Vàng Có Gì Khác Biệt?
Mancozeb Xanh Và Mancozeb Vàng Có Gì Khác Biệt? Hoạt chất Mancozeb là thuốc trị [...]
Th7
Quả Sầu Riêng Nhiễm Kim Loại Nặng – Cadimi
Quả Sầu Riêng Nhiễm Kim Loại Nặng – Cadimi Từ đầu năm 2024 cho tới [...]
Th7