Phytophthora – Nổi Ám Ảnh Của Nhà Vườn Sầu Riêng
Cây sầu riêng có giá trị cao về năng suất cho đến kinh tế, với loại cây trồng nào cho năng suất cao đều sẽ chịu nhiều đối tượng dịch hại tấn công nhất là trong giai đoạn mang trái và sau khi thu hoạch, vì đây là giai đoạn đề kháng cây yếu nhất.
Cây sầu riêng cũng không ngoại lệ và có một loại bệnh hại thường xuyên “ghé thăm” dai dẳng khiến nhiều chủ vườn đau đầu với chúng, nói đến đây chắc hẳn các anh/chị đã đoán được bệnh gì rồi đúng không?
Điều kiện phát sinh nguồn bệnh
Thông thường, các cây sầu riêng đã cho thu hoạch bắt đầu dễ mẫn cảm với bệnh nhiều hơn, đặc biệt là trong thời tiết ẩm cao rất dễ phát sinh xì mủ do tác nhân chính là nấm Phytophthora palmivora với tốc độ lây lan rất nhanh.
Theo ngành Nông nghiệp huyện Đạ Huoai, cây sầu riêng hồi tháng 8 – 10/2023 đã nhiễm bệnh xì mủ, vàng lá, thối rễ hơn 2.465,7 ha, chiếm gần 42% tổng diện tích trên địa bàn.
Trong đó, diện tích nhiễm nặng hơn 586 ha (tỷ lệ cây nhiễm hơn 20%); nhiễm trung bình gần 912,2 ha (tỷ lệ cây nhiễm 10 – 20%); nhiễm mức nhẹ hơn 967,5 ha (tỷ lệ cây nhiễm từ 5 – 10%). Tỷ lệ cây chết cục bộ một số vườn 2-3%.
Nguyên nhân trong năm 2023 lượng mưa lớn, kéo dài trong nhiều ngày rơi vào khoảng thời gian sau thu hoạch làm cho đất bí chặt, bộ rễ cây bị suy yếu và sau thời gian dài nuôi trái cây đã không còn đủ khả năng chống chọi với nguồn bệnh.
Hình thái vết bệnh
Phytophthora palmivora gây hại trên nhiều bộ phận trên cây sầu riêng như: Cháy lá, xì mủ thân, thối trái, thối gốc thân và thối rễ.
Trên lá, dấu vết đầu tiên xuất hiện là các đốm nhỏ, sau 3-5 ngày phát triển thành vết bệnh lớn. Vết bệnh ban đầu bị nhũn nước, bị thối, có màu nâu hoặc đen sau vài ngày. Thông thường các vết bệnh được bao quanh bởi một quầng có màu xanh nhạt. Bào tử xuất hiện dưới dạng nhung trắng ở mép vết bệnh, chủ yếu ở mặt dưới của lá. Chính sự phát triển lớp tơ nấm màu trắng này là điểm phân biệt của nấm Phytophthora.
Trên thân, vết bệnh thường xuất hiện ở gốc thân ngay dưới mặt đất, vết bệnh thường di chuyển lên theo mạch libe (mạch rây) làm thối mạch libe bên dưới vỏ và làm mất màu thân.
Do mạch libe bị gây hại, nhựa trong mạch thường rỉ ra ở vết bệnh. Do đó khi chỉ dùng các loại thuốc trị nấm chỉ có tính sát khuẩn bên ngoài thì không đủ khả năng trị dứt bệnh, cần tìm các thuốc trị nấm có chứa hoạt chất lưu dẫn như: Phosphonate, Metalaxyl, Dimethomorph…
Bên cạnh đó cần dùng xuyên suốt nấm Trichoderma để phòng ngừa nấm bệnh phát sinh, vì theo các nghiên cứu đã chứng minh rằng nấm Trichoderma thật sự có khả năng phòng được nấm Phytophthora, việc phòng bệnh bao giờ cũng quan trọng hơn là chữa bệnh.
Trên trái nấm tấn công ở cuống, bên hông hay ở đít trái gây ra bệnh thối trái. Vị trí xuất hiện của vết bệnh tùy thuộc vào nguồn bệnh xâm nhiễm ban đầu. Vết bệnh ở cuống trái khả năng cao là do bào tử nấm từ vết bệnh ở thân, lá, các trái bị nhiễm nấm phía trên làm rơi bào tử xuống.
Các vết bệnh bên hông trái có thể do các vết côn trùng gây hại từ đó làm nấm xâm nhiễm, còn ở phần đít trái phần nhiều do các bào tử trôi theo dòng nước kết tụ tại đít trái, nhất là ở sầu riêng Ri 6 với hình thái đít trái nhọn.
Biện pháp phòng ngừa
Phytophthora palmivora phát sinh nhiều nhất trong môi trường ẩm ướt vì thế trong canh tác phải tránh trồng quá dày, cần cắt tỉa hợp lý cành nhánh tạo độ thông thoáng, đặc biệt trong mùa mưa cần chủ động phòng bệnh bằng cách sử dụng các chủng vi khuẩn đối kháng nấm bệnh, cần phát cỏ cỏ quanh gốc và tạo rãnh thoát nước hợp lý cho cây. Hằng năm cần định kỳ bón phân hữu cơ để cải tạo đất, giúp đất tơi xốp tạo môi trường thuận lợi cho vi sinh vật phát triển.
Phun hoạt chất Phosphonate và Fosetyl allumium giai đoạn một tháng trước khi thu hoạch cũng có hiệu quả làm giảm tỷ lệ thối trái. Trước khi mùa mưa đến, cần phun thuốc đặc trị để phòng ngừa nấm, sau đó phun thêm 2 cử vào mùa mưa nhằm duy trì khả năng phòng bệnh.
Các vấn đề xoay quanh nấm Phytophthora gây hại trên cây sầu riêng đã được trình bày ở trên hy vọng có thể giúp ích được cho quý anh/chị trong chăm sóc vườn. Cảm ơn quý bà con đã quan tâm đến bài viết này, hẹn gặp lại quý đọc giả ở các bài viết sau.
Chúc quý bà con thật nhiều sức khỏe và vụ mùa bội thu !
Tác giả: Thiên Nhiên
Mọi thắc mắc về bài viết “Phytophthora – Nỗi ám ảnh của nhà vườn sầu riêng”, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY
Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 885 547 – 0902 882 249 – 0932 063 123 – 0902 882 247 – 0909 307 123
Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com
Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com
Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy
Facebook: Công Ty Tin Cậy | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ
Bài viết liên quan
Máy Cắt Cỏ – Công Cụ Đắc Lực Của Mọi Nhà Vườn
Máy Cắt Cỏ – Công Cụ Đắc Lực Của Mọi Nhà Vườn Với sự phát [...]
Th8
Tầm Quan Trọng Của Phân Hữu Cơ Trong Chăm Sóc Cây Sầu Riêng
Tầm Quan Trọng Của Phân Hữu Cơ Trong Chăm Sóc Cây Sầu Riêng Nhu cầu [...]
Th8
Các Bước Phục Hồi Vườn Của Anh Kha Ở Phong Điền
Các Bước Phục Hồi Vườn Của Anh Kha Ở Phong Điền Sau thu hoạch được [...]
Th8
6 Hoạt Chất Phổ Biến Nhất Để Phòng Trị Bệnh Trên Sầu Riêng
6 Hoạt Chất Phổ Biến Nhất Để Phòng Trị Bệnh Trên Sầu Riêng Mùa mưa [...]
Th7
Mancozeb Xanh Và Mancozeb Vàng Có Gì Khác Biệt?
Mancozeb Xanh Và Mancozeb Vàng Có Gì Khác Biệt? Hoạt chất Mancozeb là thuốc trị [...]
Th7
Quả Sầu Riêng Nhiễm Kim Loại Nặng – Cadimi
Quả Sầu Riêng Nhiễm Kim Loại Nặng – Cadimi Từ đầu năm 2024 cho tới [...]
Th7