Phòng Và Trị Bệnh Đốm Đen Trên Tôm
Bệnh đốm đen trên tôm thường xuất hiện ở giai đoạn chuyển mùa, thời tiết thay đổi đột ngột hoặc những vùng nuôi có độ mặn thấp. Bệnh đốm đen không làm tôm chết đột ngột nhưng làm tôm chậm lớn, đốm đen toàn thân làm tôm xấu, giá bán thấp, làm giảm lợi nhuận của bà con.
Như vậy biện pháp phòng bệnh và trị bệnh đốm đen trên tôm như thể nào để tăng hiệu quả kinh tế, cùng Tin Cậy tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
Nguyên nhân gây bệnh đốm đen
- Do các giống vi khuẩn có trong nguồn nước ao nuôi gây ra
- Đối với những ao nuôi có độ mặn thấp tôm bị đốm đen toàn thân do thiếu hàm lượng Mg trong nước
- Tôm dễ bị strees vào thời điểm chuyển mùa, thời tiết thay đổi đột ngột dẫn đến môi trường thay đổi.
- Thiếu vitamin và các chất dinh dưỡng cần thiết
- Độ kiềm trong nước không ổn định
- Ao nuôi có hàm lượng khí độc NH3 hoặc NO2 vượt ngưỡng, hàm lượng oxy hòa tan thấp, chất lượng nước ao kém
Dấu hiệu lâm sàng nhận biết bệnh đốm đen
- Tôm bỏ ăn, chậm lớn
- Bơi lời đờ, chết rải rác, cơ thịt có màu đục
- Trên thân tôm xuất hiện những đốm đen li ti, phụ bộ bị tổn thương như mòn đuôi, cụt râu…
- Nếu tôm bị bệnh trở nặng, gan tụy của tôm bị đen và có mùi hôi
Hình ảnh nguồn internet
Biện pháp điều trị bệnh
- Giảm lượng thức ăn 20 – 30% trong quá trình điều trị
- Diệt khuẩn ao nuôi bằng các loại sản phẩm diệt khuẩn an toàn phù hợp với từng giai đoạn tôm nuôi
- Sau 2 ngày diệt khuẩn tiến hành bổ sung vi sinh EM Aqua liều cao tăng cường mật độ vi sinh có lợi trong ao nuôi. Tăng cường quạt nước, sụt khí để tăng hiệu quả xử lý.
- Tăng cường bổ sung vitamin C, các loại vitamin tổng hợp và hoạt chất tăng cường hệ miễn dịch cho tôm.
- Tăng cường bổ sung khoáng trộn cho ăn cung cấp đủ khoáng chất giúp tôm chắc khỏe.
- Tăng cường đánh vôi canxi 40kg/1000m3 vào 10h đêm bổ sung đủ hàm lượng Ca trong nước, giúp vỏ tôm dày, sáng bóng. Các giống vi khuẩn trong nước không có cơ hội bám vào những chỗ vỏ tôm mỏng bị tổn thương, hạn chế bệnh đốm đen
- Bổ sung khoáng Mg 20kg/1000m3, 2 lần/tuần
- Bổ sung khoáng Kali 7-10kg/1000m3, 2 lần/tuần
Tham khảo các Chế phẩm sinh học hỗ trợ trong nuôi thủy sản
- Chế phẩm sinh học EM AQUA chuyên xử lý nước
- Men vi sinh xử lý khí độc NO2 (Bio-TC8)
- Men vi sinh xử lý khí độc NH4/NH3 (Bio-TC3)
- Men vi sinh xử lý đáy ao nuôi (Bio-TC7)
- Men vi sinh xử lý phèn (Bio-TC5)
- Chế phẩm xử lý khí độc Rhodo Power (Bio-TC4)
- Chế phẩm sinh học Em Gốc (EM1)
- Men tiêu hóa dạng bột dùng cho thủy sản
- Men tiêu hoá dạng nước dùng cho thuỷ sản
Biện pháp phòng bệnh
- Nuôi với mật độ thích hợp, quản lý tốt chất lượng nước, thường xuyên kiểm tra các chỉ tiêu oxy, khí độc NH3, NO2, H2S giảm các tác nhân gây bệnh đốm đen
- Theo dõi, điều chỉnh lượng thức ăn, tránh trường hợp thức ăn dư thừa tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn gây bệnh phát triển.
- Sử dụng định kỳ 3-5 ngày/lần chế phẩm vi sinh EM Aqua để ổn định nguồn nước, tránh các vi khuẩn có hại phát triển.
- Định kỳ bổ sung thêm vitamin C, khoáng chất, các loại vitamin tổng hợp và hoạt chất tăng cường hệ miễn dịch cho tôm.
- Quan sát, kiểm tra tôm thường xuyên để có thể phát hiện bệnh sớm, sớm có biện pháp xử lý kịp thời
Hy vọng những chia sẻ trên đây đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho bà con để có thể có biện pháp xử lý kịp thời hạn chế nhưng thiệt hại khi nuôi tôm. Hẹn gặp lại quý bà con ở những bài chia sẻ tiếp theo!
Tin Cậy kính chúc quý bà con có những vụ nuôi thành công!
Tác giả: Nguyễn Hiền
Mọi thắc mắc về “Phòng và trị bệnh đốm đen trên tôm”, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY
Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 650 369 – 0902 885 547 – 0902 671 281 – 0903 908 671
Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com
Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com
Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy
Facebook: Tin Cậy Group | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ
Bài viết liên quan
Giải Pháp Phòng Và Trị Bệnh Đen Thân Trên Cá Rô Đồng
Giải Pháp Phòng Và Trị Bệnh Đen Thân Trên Cá Rô Đồng Từ lúc giống [...]
Th4
Khu Vực Tây Ninh Dưỡng Bông Sầu Riêng Như Thế Nào?
Khu Vực Tây Ninh Dưỡng Bông Sầu Riêng Như Thế Nào? Năm nay thời tiết [...]
Th1
Giá Cà Phê Việt Nam Chuyển Biến Tích Cực
Giá Cà Phê Việt Nam Chuyển Biến Tích Cực Lâm Đồng là địa phương đứng [...]
Th1
Chuyển Đổi Canh Tác Trồng Sầu Riêng Bền Vững
Chuyển Đổi Canh Tác Trồng Sầu Riêng Bền Vững Theo ghi nhận, cả nước hiện [...]
Th12
Mùa Khô Bình Phước Tủ Gốc Sầu Riêng Bằng Gì?
Mùa Khô Bình Phước Tủ Gốc Sầu Riêng Bằng Gì? Khi những cơn mưa cuối [...]
Th12
Sử Dụng Đúng Chức Năng Của Phân Vi Lượng
Sử Dụng Đúng Chức Năng Của Phân Vi Lượng Trong canh tác cây trồng thì [...]
Th9