Phòng Bệnh Đường Ruột Cho Tôm Vào Mùa Mưa

Hiện nay bắt đầu vào mùa mưa, thời tiết nắng nóng, xuất hiện những cơn mưa bất thường gây ra nhiều biến động các yếu tố môi trường ao nuôi: pH, kiềm, nhiệt độ, độ mặn, oxy, khí độc,…tạo điều kiện cho các mầm bệnh xuất hiện gây ảnh hưởng đến sức khoẻ tôm nuôi.

Mùa mưa nhóm vi khuẩn Vibrio và ngoại ký sinh trong ao tôm cũng sẽ phát triển gây ra bệnh đường ruột cho tôm. Cách phòng bệnh đường ruột cho tôm trong mùa mưa như thế nào để nâng cao năng suất cho vụ nuôi, bà con cùng tìm hiểu về vấn đề này.

Phòng bệnh đường ruột cho tôm vào mùa mưa
Phòng bệnh đường ruột cho tôm vào mùa mưa

Nguyên nhân tôm bị bệnh đường ruột

  • Nắng nóng kéo dài sau đó xuất hiện những cơn mưa lớn bất thường làm chất lượng nước trong ao biến động. Xuất hiện các loại tảo độc: tảo lam, tảo giáp,… trong ao nuôi, tôm ăn phải các loại tảo này, tảo độc tiết ra enzyme làm tê liệt lớp biểu mô ruột, khiến ruột không hấp thụ được thức ăn dẫn đến tôm bị bệnh về đường ruột.
  • Thời tiết biến động: Nắng nóng kéo dài, mưa gió thất thường trong ngày làm tôm bị sốc, sức đề kháng yếu, giảm ăn, bỏ ăn, lâu ngày sẽ dẫn đến bệnh đường ruột
  • Ao nuôi bị ô nhiễm do xác tảo tàn, vật chất hữu cơ, thức ăn thừa,…
  • Khi môi trường bị ô nhiễm là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh tấn công như vi khuẩn Vibrio gây bệnh phân trắng
  • Các loại ký sinh trùng bám trên thành ruột làm tôm bị bệnh đường ruột.
Phòng bệnh đường ruột cho tôm vào mùa mưa
Phòng bệnh đường ruột cho tôm vào mùa mưa

Biểu hiện bị bệnh đường ruột

  • Tôm giảm ăn rõ rệt
  • Châm lớn
  • Đường ruột tôm bị trống, bị loãng, đứt khúc, xoắn, dịch lỏng di chuyển qua lại khi bóp nhẹ thân tôm
  • Quan sát nhá sẽ thấy phân tôm có màu sắc nhợt nhạt khác thường, phân dễ phân rã
  • Nếu bị nặng tôm có thể hoại tử đường ruột

Biện pháp phòng bệnh đường ruột trên tôm

  • Thường xuyên mang mẫu nước, mẫu tôm đến các phòng lap tại địa phương để kiểm tra khuẩn Vibrio à Diệt khuẩn định kỳ bằng các hoá chất: BKC, Iodine,…
  • Thay nước, xi – phông thường xuyên (nếu có điều kiện) à Giảm lượng chất thải, giảm vi khuẩn gây hại. Tạo môi trường ao nuôi luôn sạch cho tôm phát triển
  • Tảo trong ao phát triển dày đặc sẽ gây ra nhiều hệ luỵ bà con cần xử lý kiểm soát tảo bằng bằng vôi nóng, vi sinh và vôi canxi, Zeo bột:

Đầu tiên ủ men vi sinh EM Aqua ủ yếm khí:

1L EM Aqua + 1L mật rỉ đường + 30L nước sạch. Sau khoảng 5 đến 7 ngày sẽ được men vi sinh thứ cấp (EM2).

Tăng sinh EM Aqua thành EM2
Tăng sinh EM Aqua thành EM2

Trong quá trình ủ, thay nước 20 -50% tùy điều kiện ao cho mỏng tảo đi, thay buổi sáng tránh sốc tôm kèm bổ sung thêm men đường ruột và vitamin trong thức ăn. Cho ao 1000m3:

    • 21h đêm đánh 1 bao vôi nóng 20kg.
    • 22h đánh 20 – 40 lít vi sinh EM thứ cấp
    • 9h sáng hôm sau đánh 1 bao vôi canxi + 1 bao Zeolite bột để lắng và phân hủy phần xác tảo và các chất hữu cơ lơ lững làm giá thể cho tảo phát triển.
    • Bổ sung thêm thảo dược gan và men đường ruột để tôm khỏe.
    • Thực hiện quy trình này 2 – 3 đêm tảo sẽ giảm rõ rệt. Sau đó kiểm soát tảo bằng cách đánh men hằng ngày 20 lít/1000m3, sau 18h chiều.
  • Định kỳ bổ sung chế phẩm vi sinh EM Aqua, men vi sinh xử lý đáy ao,… (nhóm Bacillus) tăng cường vi sinh có lợi trong ao, kiềm hãm ức chế vi khuẩn gây bệnh
  • Kết hợp bón vôi, Zeolite, Yucca nhằm cải thiện các chỉ tiêu chất lượng nước: pH, kiềm, khí độc,…
  • Bổ sung men tiêu hóa, giải độc gan Hepatol, vitamin C, khoáng Calphos, men tỏi,…vào thức ăn à Bổ sung lợi khuẩn, hỗ trợ tôm tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ chức năng gan cho tôm à Giúp đường ruột tôm khoẻ, hấp thu tốt thức ăn, phân chắc đẹp.
Ủ EM tỏi tăng sức đề kháng cho tôm
Ủ EM tỏi tăng sức đề kháng cho tôm
  • Định kỳ dùng Praziquantel sổ ký sinh trùng cho tôm giúp tôm tiêu hoá, sinh trưởng tốt. Lưu ý: Sau khi xổ kí sinh trùng cần diệt khuẩn nguồn nước trước khi xả nước thải ra môi trường bên ngoài

Tham khảo các Chế phẩm sinh học hỗ trợ trong nuôi thủy sản

Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ mang lại nhiều thông tin hữu ích cho người nuôi ứng dụng vào mùa vụ một cách tốt nhất. Hẹn gặp lại quý bà con ở những bài chia sẻ tiếp theo!

Tin Cậy kính chúc quý bà con có những vụ nuôi thành công!

Tác giả: Nguyễn Hiền

Mọi thắc mắc về bài viết “Phòng bệnh đường ruột cho tôm vào mùa mưa”, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 885 547 – 0933 015 035 – 0902 650 369 – 0903 908 671

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy

Facebook: Tin Cậy Group | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo