Nông Nghiệp Vi Sinh – Giá Trị Bền Vững
Phân hóa học, lợi trước mắt hại dài lâu
Phân bón là một phần quan trọng và không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp, giúp cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng, tăng năng suất cho người nông dân. Sản xuất phân bón có chất lượng cao và sử dụng đúng cách giúp nâng cao năng xuất cũng như chất lượng nông sản.
Hiện nay ở nước ta, nhu cầu phân bón trong sản xuất nông nghiệp ngày càng tăng nhưng sản xuất phân bón vẫn không đủ đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Dẫn đến việc phải nhập khẩu phân bón từ các nước khác. Nhưng việc áp thuế phân bón khiến cho giá phân bón biến động.
Mặt khác các loại phân hóa học được sử dụng không đúng cách sẽ gây tác động xấu đến môi trường. Một câu hỏi đặt ra, tại sao chúng ta không sản xuất theo hướng “Nông nghiệp vi sinh” nhằm đạt được những giá trị bền vững cho tương lai.
Với ưu thế được cây sử dụng ngay tức thì, hiệu quả rõ rệt theo từng lần bón, phân hóa học được bà con sử dụng vô tội vạ vì hiểu quả của nó. Bón ngay ăn ngay nên đã mặc định vào suy nghĩ là bón càng nhiều hiệu quả càng cao dẫn đến lượng phân hóa học bón vào đất ngày càng nhiều để lại nhiều hệ lụy sau này.
Việc bị thúc ép phát triển nhanh quá mức khiến cây trồng yếu ớt, mỏng manh trước những tác nhân xấu môi trường, các mầm móng sâu bệnh hại, giảm tuổi thọ cũng như suy thoái nhanh chóng. Bên cạnh đó, việc bón quá nhiều khiến cho đất không thể giữ hết những chất dinh dưỡng gây thất thoát, lãng phí tài nguyên.
Một số thống kê chính thức ở Việt Nam
Theo số liệu tính toán của các chuyên gia trong lĩnh vực nông hoá học ở Việt Nam, hiện nay hiệu suất sử dụng phân đạm mới chỉ đạt từ 30-45%, lân từ 40-45% và kali từ 40-50%, tuỳ theo loại đất (chân đất), giống cây trồng, thời vụ, phương pháp bón phân, loại phân bón sử dụng,…
Lượng phân bón chưa được cây sử dụng này sẽ phân tán vào môi trường với nhiều hình thức khác nhau như: một phần tồn đọng lại trong đất gây ô nhiễm tầng đất canh tác (thoái hóa, chua hóa..).
Một phần bị rửa trôi theo nhiều cách khác nhau: trực di, thẩm thấu, chảy tràn… ra các ao, hồ, sông suối gây ô nhiễm nguồn nước mặt, xuống tầng nước ngầm gây ô nhiễm mạch nước ngầm. Một phần bị bay hơi do phân giải thành các khí NH3, NO2… gây ô nhiễm bầu khí quyển.
Xét về kinh tế thì khoảng 2/3 lượng phân bón hàng năm chưa được sử dụng, điều này đồng nghĩa với việc 2/3 lượng tiền người nông dân bỏ ra mua phân bón bị lãng phí.
Còn nếu xét về mặt môi trường, một lượng lớn phân bón bị rửa trôi hoặc bay hơi đã làm xấu đi môi trường sản xuất nông nghiệp và môi trường sống, đó cũng là những tác nhân gây ô nhiễm nguồn đất, nước, không khí.
Phân vi sinh, xu hướng mới trên giá trị cũ xưa
Hiện nay, sản xuất nông nghiệp đang hướng đến một nền nông nghiệp sạch và bền vững. Mặt khác, những nguồn phế phẩm từ sinh hoạt và sản xuất ngày một tăng, nếu không có biện pháp xử lý kịp thời sẽ ô nhiễm lớn đến môi trường.
Vì vậy cùng với sự phát triển của công nghệ sinh học, phân bón hữu cơ vi sinh (gọi tắt là phân vi sinh) ra đời, vừa giải quyết được vấn đề rác thải vừa đáp ứng được một phần nhu cầu về phân bón.
Tham khảo các sản phẩm hỗ trợ nông nghiệp sạch:
- Đạm cá nước ngọt – Phân cá hữu cơ cho nông nghiệp
- Phân đậu nành – Đạm hữu cơ thuỷ phân từ đậu nành
- Phân Humic hữu cơ 95% Acid Powder
- Phân bón sinh học WEHG – 100% thảo mộc thiên nhiên
- Máy đo pH và độ ẩm đất DM15
- Máy đo EC trong đất HI98331
- Chế phẩm sinh học Em Gốc (EM1)
- Chế phẩm sinh học Em AG (Em gốc) chuyên dùng ủ phân
- Chế phẩm vi sinh cho chăn nuôi EM Ani
- Chế phẩm Trichoderma (Bio-TC)
Bản chất của phân vi sinh là những chế phẩm có chứa các loài vi sinh vật có ích, được tuyển chọn và nuôi cấy đạt mật độ nhất định theo tiêu chuẩn hiện hành (lớn hơn 108 CFU/mg hoặc CFU/ml – CFU, được hiểu như là số phân tử hoặc tế bào sống).
Thông qua các hoạt động sống, những vi sinh vật này tạo ra các chất dinh dưỡng cho cây trồng (N,P,K….) hay các hoạt chất sinh học giúp cải tạo đất, góp phần nâng cao năng suất và chất lượng của nông sản.
Phân vi sinh được chế biến bằng cách kết hợp phân hữu cơ và việc đưa vào nuôi một hệ VSV có khả năng chuyển hóa chất dinh dưỡng có trong môi trường sống thành chất dinh dưỡng cho cây trồng.
Sự đa dạng nguồn vi sinh vật trong chế phẩm sinh học
Có nhiều nhóm vi sinh vật có ích bao gồm: vi khuẩn, nấm, xạ khuẩn được sử dụng để làm phân bón. Trong số đó, quan trọng là các nhóm vi sinh vật cố định đạm, vi sinh vật hòa tan lân và vi sinh vật phân giải xenlulose,…
- Vi sinh vật cố định đạm: gồm 2 loại; một là vi sinh vật sống tự do trong đất, nước, không khí; hai là vi sinh vật sống cộng sinh hoặc hội sinh với cây trồng. những vi sinh vật này có khả năng cố định Nito từ không khí cung cấp các hợp chất chứa Nito cho cây trồng nhằm tăng độ màu mỡ cho đất tạo điều kiện nâng cao năng suất chất lượng nông sản, không gậy hại cho người, động thực vật, hệ sinh thái và nông sản.
- Vi sinh vật hòa tan lân: là sản phẩm chứa một hay nhiều chủng vi sinh vật sống có khả năng chuyển các hợp chất Photpho dạng khó hấp thu thành dễ hấp thu cung cấp P cho đất và cây trồng, nâng cao năng xuất và chất lượng nông sản không gậy hại cho người, động thực vật, hệ sinh thái và nông sản.
- Vi sinh vật phân giải Xenlulose: là sản phẩm chứa một hay nhiều chủng vi sinh vật sống có khả năng phân giải Xenlulose cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng, nâng cao năng xuất và chất lượng nông sản, không gậy hại cho người, động thực vật, hệ sinh thái và nông sản.
Bên cạnh đó, một số sản phẩm còn chứa nấm đối kháng, vi khuẩn có lợi nhằm hạn chế, tiêu diệt những mầm bệnh tạo nên một hệ sinh thái lành mạnh, bền vững cho cây trồng.
Nhóm vi sinh vật có ích không phải chỉ mới xuất hiện hiện nay mà chúng tồn tại song song cùng với cây trồng như một thể đồng nhất. Do chúng ta chỉ chăm chăm vào thành quả trước mắt mà quên mất chúng, quên đi giá trị của sự bền vững. Sử dụng hiệu quả, điều độ giữa phân hóa học và phân vi sinh sẽ tạo nên giá trị tối ưu cho cây trồng, cho hệ sinh thái.
Tham khảo các sản phẩm hỗ trợ nông nghiệp sạch:
- Đạm cá nước ngọt – Phân cá hữu cơ cho nông nghiệp
- Phân đậu nành – Đạm hữu cơ thuỷ phân từ đậu nành
- Phân Humic hữu cơ 95% Acid Powder
- Phân bón sinh học WEHG – 100% thảo mộc thiên nhiên
- Máy đo pH và độ ẩm đất DM15
- Máy đo EC trong đất HI98331
- Chế phẩm sinh học Em Gốc (EM1)
- Chế phẩm sinh học Em AG (Em gốc) chuyên dùng ủ phân
- Chế phẩm vi sinh cho chăn nuôi EM Ani
- Chế phẩm Trichoderma (Bio-TC)
Giá trị của sự bền vững
Nông nghiệp là một nền phát triển theo chiều dài, kế thừa những kinh nghiệm trước và phát triển về tương lai. Không một quốc gia nào có thể nói là không cần nông nghiệp, nông nghiệp là nền nuôi sống nhân lực, nuôi sống con người cho từng ngành nghề khác.
Một nền nông nghiệp tốt là nền nông nghiệp có sự gắn kết giữa truyền thống và hiện đại, phát triển bền vững, tiên tiến. Nếu không coi trọng sự gắn kết, sự phát lâu dài, nền nông nghiệp đó sẽ đổ vỡ tạo nên những hệ lụy khủng khiếp.
Nông nghiệp là liên quan tới cây trồng, đất đai, sinh vật, môi trường,…những thứ thuộc về tự nhiên nên chúng ta cũng nên thuận theo tự nhiên, phát triển cùng tự nhiên.
Khi một mắc xích bị gãy sẽ kéo theo hệ thống bị đổ vỡ: ô nhiễm môi trường, suy thoái đất đai, mất mùa, dịch bệnh, khan hiếm nước sạch…là những thứ đổ vỡ đang dần hiện hữu ngày một rõ và to lớn.
Phát triển nền nông nghiệp vi sinh vừa tăng hiệu quả kinh tế, vừa bảo vệ và duy trì hệ sinh thái, hạn chế ô nhiễm môi trường. Cùng phát triển và cùng bền vững!
Mọi thắc mắc về “Nông nghiệp vi sinh – Giá trị bền vững”, xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY
Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 882 247 – 0358 867 306 – 0932 063 123 – 0909 307 123 – 0903 908 671
Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com
Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com
Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy
Facebook: Tin Cậy Group | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ
Bài viết liên quan
Cách Xử Lý Ra Hoa Vườn Anh Thiết
Cách Xử Lý Ra Hoa Vườn Anh Thiết Anh Thiết – một nhân vật làm [...]
Th11
Phục Hồi Vườn Sầu Riêng Sau Thu Hoạch Nghịch Vụ
Phục Hồi Vườn Sầu Riêng Sau Thu Hoạch Nghịch Vụ Tình hình sầu riêng nghịch [...]
Th11
Bệnh Chết Đứng Trên Cây Sầu Riêng
Bệnh “Chết Đứng” Trên Cây Sầu Riêng Hiện nay nhiều nhà vườn đang gặp tình [...]
Th10
Hồi Sinh 3ha Sầu Riêng Tơ Từ Vùng Đất Chết
Hồi Sinh 3ha Sầu Riêng Tơ Từ Vùng Đất “Chết”– Đắk R’lấp, Đăk Nông Vườn [...]
Th10
Mọt Đục Cành – Thủ Phạm Hoành Hành Gây Hại Nhiều Vườn Sầu Riêng
Mọt Đục Cành – Thủ Phạm Hoành Hành Gây Hại Nhiều Vườn Sầu Riêng Vườn [...]
Th10
Phục Hồi Thành Công Ngộ Độc Paclo Ở Các Vườn Sầu Riêng Miền Tây
Phục Hồi Thành Công Ngộ Độc Paclo Ở Các Vườn Sầu Riêng Miền Tây Paclo [...]
Th10