Nỗi Trăn Trở Vì Mưa Axit

Sau một chuỗi ngày nắng nóng kéo dài của mùa khô, nóng thì thời tiết sẽ chuyển sang mùa mưa và điều trông chờ là những cơn mưa mát dịu để xua tan sự oi bức đang hiện hữu. Bên cạnh niềm vui đó sẽ là nỗi trăn trở vì mưa axit. Cùng Tin Cậy tìm hiểu qua mưa axit hình thành và gây hại như thế nào.

Cây sẽ bị “bỏng” lá nếu gặp mưa axit
Cây sẽ bị “bỏng” lá nếu gặp mưa axit

Mưa axit là gì?

  • Mưa axit là một hiện tượng xảy ra khi ô nhiễm môi trường không khí xảy ra. Theo đó, mưa axit là hiện tượng nước mưa có độ pH dưới 5.6. Ngoài ra, trong nước mưa còn chứa nitơ và lưu huỳnh. Hai thành phần này được tạo ra trong quá trình sử dụng nguyên liệu như than đá, dầu mỏ làm chất đốt.
  • Mưa axit có 2 loại trạng thái ướt và khô. Trạng thái ướt (lắng đọng ướt) là khi mưa axit. Ngược lại, mưa axit tạo thành bụi, khí, tuyết, sương mù là trạng thái khô (lắng đọng khô).

Nguyên nhân mưa axit

  • Nguyên nhân gây mưa axit có rất nhiều. Mưa axit có thể hình thành do sự phun trào của núi lửa, khói từ các đám cháy,…Tuy nhiên, nguyên nhân trực tiếp nhất đến từ con người.
  • Cụ thể, con người dùng than đá, dầu mỏ là chất đốt. Trong quá trình đốt thì 2 nguyên liệu thiên nhiên này sinh ra một lượng lớn nhiệt và khí thải là SOvà NO2. Khi 2 loại chất hoá học này được thải vào không khí kèm các phản ứng hoá học, tạo ra axit sunfuric (H2SO4) và axit nitric (HNO3).
  • Hai chất này sẽ lưu lại trên các đám mây. Khi trời mưa, H2SO4 và HNOsẽ hoà tan với nước mưa và làm độ pH trong nước mưa bị giảm. Khi độ pH bị giảm xuống dưới 5.6 thì sẽ tạo nên mưa axit, độ pH càng thấp thì sự tàn phá của mưa axit càng nặng nề.
Mưa axit thường từ khu công nghiệp được mây đưa tới vùng khác
Mưa axit thường từ khu công nghiệp được mây đưa tới vùng khác

Tác hại

  • Mưa axit sẽ làm tăng độ chua trong đất khiến đất bị suy thoái, cây cối kém phát triển. Không những vậy, khi gặp mưa axit, lá cây sẽ bị “cháy”, mầm bị chết khô, khả năng quang hợp giảm,…
Những vết cháy lá là không thể phục hồi khiến cây ngưng sinh trưởng
Những vết cháy lá là không thể phục hồi khiến cây ngưng sinh trưởng
pH đất cũng tụt nặng nề sau những trận mưa chứa axit
pH đất cũng tụt nặng nề sau những trận mưa chứa axit
  • Với độ pH thấp mưa axit sẽ tạo môi trường thuận lợi cho nấm hại phát triển, giúp nấm tiếp cận phần cao trên thân, lá trong những trận mưa đầu mùa (bào tử nấm phát triển và đi theo hạt mưa bắn lên).
  • Mưa axit sẽ làm giảm độ pH trong ao hồ. Điều này khiến các sinh vật sinh sống trong ao hồ suy yếu, thậm chí là chết. Dần dần, ao hồ này sẽ thành “thuỷ vực chết”.
  • Bênh cạnh đó, các công trình bằng kim loại, các loại đá vôi cũng hư hại nặng do ăn mòn bởi axit.

Biện pháp phòng tránh

Tham khảo các sản phẩm hỗ trợ nông nghiệp sạch:

  • Về cơ bản khi sấm sét cũng sẽ tạo thành đạm dạng NO3– cho đất (khoảng 6 – 7kg Nitơ/ha/năm) nhưng nếu lượng này vượt trội thêm từ khí thải sẽ gây nên mưa axit. Do đó, về vĩ mô là cắt giảm khí thải ô nhiễm sẽ giảm những cơn mưa axit đi.
  • Nên có các dụng cụ đo pH của nước mưa để có biện pháp giảm độ pH kịp thời như: tưới nước ngọt sau những cơn mưa, thoát bớt nước đọng trong vườn,…

ki%E1%BB%83m tra n%C6%B0%E1%BB%9Bc m%C6%B0a tr%C6%B0%E1%BB%9Bc khi t%C6%B0%E1%BB%9Bi c%C3%A2y

  • Đối với đất bị tụt pH có thể nâng nhanh bằng vôi (dễ gây hư đất) hoặc có nền hữu cơ để đất tự ổn định pH sau đó.

ki%E1%BB%83m tra pH %C4%91%E1%BA%A5t b%E1%BA%B1ng m%C3%A1y DM15

Kiểm tra pH đất bằng máy đo

Trên đây là chia sẻ giúp bà con phòng tránh và không còn trăn trở vì mưa axit có thể gây hại cho vườn cây của mình. Hẹn gặp lại trong những chia sẻ bổ ích tiếp theo.

Tác giả: Minh Cường

 Mọi thông tin về “Nỗi trăn trở vì mưa axit”, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 882 247 – 0358 867 306 – 0932 063 123 – 0909 307 123 – 0903 908 671

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy

Facebook: Tin Cậy Group | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo