Kỹ Thuật Xử Lý Ra Hoa Cho Cây Có Múi
1. Xử lý ra hoa bằng cách tạo khô hạn
Cây có múi ra hoa cần thời gian khô hạn để phân hoá mầm hoa. Chính vì vậy, ở vườn quản lý được nước thì có thể tạo sự khô hạn để cây ra hoa đồng loạt. Trong mùa mưa thì có thể dùng nylon che phủ để tạo sự khô hạn để xử lý ra hoa. Tuy nhiên phải tốn chi phí để mua nylon và tỷ lệ ra hoa không cao.
Để chuẩn bị xử lý ra hoa, tiến hành các bước sau:
- Bước 1: Sau khi thu hoạch xong, tiến hành vệ sinh vườn như: cắt tỉa cành già, cành sâu bệnh, cành vượt…
- Bước 2: Bón phân lần một để cây phục hồi sau khi thu hoạch: bón phân hữu cơ và phân NPK (hàm lượng đạm và lân cao), liều lượng phân bón tùy thuộc vào sự sinh trưởng và tuổi cây và độ màu mỡ của đất.
- Bước 3: Bón phân lần hai giúp cây phân hoá mầm hoa (với lượng lân và kali cao), trước khi tiến hành xiết nước xử lý ra hoa khoảng 15 – 20 ngày. Trong giai đoạn này, để giúp cây có bộ lá mau thuần thục (già), ta có thể sử dụng phân bón lá có hàm lượng lân cao 1 – 2 lần.
- Khi xiết nước, mực nước trong mương được khống chế ở mức thấp nhất, nhưng phải trên tầng phèn tiềm tàng. Thời gian tạo khô hạn từ 7 – 20 ngày, tùy vào độ ẩm của đất và tình trạng thiếu nước của bộ lá mà quyết định tưới trở lại.
- Bước 4: Khi thấy cây có triệu chứng xào lá (thiếu nước) thì bắt đầu tưới nước trở lại, mỗi ngày 2-3 lần và tưới liên tục 3 ngày. Đến ngày thứ 4, tưới nước mỗi ngày.
- 7 – 15 ngày sau khi tưới lần đầu tiên cây sẽ ra hoa. Thời gian này ngày tưới ngày nghỉ.
Cây có múi là một trong những cây ăn trái có giá trị kinh tế cao. Ảnh: Dân Việt
2. Phương pháp lảy bỏ lá trên cành mang trái (áp dụng cho bưởi da xanh)
- Sau khi bón phân lần 2 (đạm thấp, lân và kali cao), liều lượng phân bón tùy thuộc vào sự sinh trưởng và tuổi cây mà có lượng bón phân hợp lý.
- Khi bộ lá trên cây già và không có tượt non xuất hiện thì tiến hành lặt bỏ lá trên cành mang quả (thường rất ngắn khoảng 10 – 20 cm). Cành này thường mọc ở chảng 2 hoặc chảng 3 của cây.
- Nếu không lảy lá thì cành này cũng sẽ ra hoa nhưng muộn hơn so với cành lảy bỏ lá trước. Khi lảy lá cành mang trái bắt đầu ở vị trí gần mặt đất trước. Sau đó, tiến dần đến vị trí cao nên chọn những cành già, lá có màu xanh đậm để lảy lá.
- Tùy tình trạng sinh trường và tuổi cây mà cành sẽ cho hoa nhanh hay chậm.
3. Xử lý ra hoa bằng hoá chất
Sử dụng Paclobutrazol để xử lý ra hoa theo một trong 3 cách sau:
- Tưới xung quanh gốc: liều lượng sử dụng 2,5g – 5g ai/cây (tùy theo tuổi cây và đường kính của cây mà tăng giảm liều lượng).
- Phun lên lá: nồng độ từ 1000 – 2000ppm cũng có khả năng giúp cây có múi ra hoa như: phun Paclobutrazol nồng độ 1.000ppm. Sau đó 30 ngày, phun tiếp Thiourea nồng độ ở nồng độ 0,1% (cây chanh) và 0,3% ( cây bưởi 5 Roi) sẽ giúp cây ra hoa đạt tỷ lệ cao.
- Quét gốc: vị trí quét cách mặt đất 10 – 20cm, kích thước vết quét từ 10 – 15 cm và quét vòng theo chu vi của gốc cây. Trên Bưởi Long Cổ Cò 5 năm tuổi, quét 1 gr ai/gốc đạt tỷ lệ ra hoa 60 – 70%.
Sử dụng Ethrel để xử lý ra hoa theo một trong 2 cách sau:
- Phun lên lá với nồng độ 500ppm.
- Tưới gốc.
Trước khi xử lý hóa chất thì cây cũng được bón phân lần 2 (trước ra hoa, sau khi xử lý hóa chất cũng cần giảm dần lượng nước tưới và khi cây ra hoa thì tưới nước trở lại).
Việc sử dụng hóa chất để xử lý ra hoa cho cây có múi cần phải thận trọng vì có thể ảnh hưởng đến sinh trưởng cây, nên làm thử một vài cây trong vườn ở các nồng độ từ thấp đến cao. Từ đó rút ra kinh nghiệm, để quyết định sử dụng toàn vườn.
4. Một số lưu ý để xử lý ra hoa thành công
- Cây phải được trồng trên mô đất cao và vườn phải có hệ thống tưới tiêu, chủ động được nguồn nước trong mương khi tạo khô hạn, để đất nhanh khô ráo, giúp cây phân hóa mầm hoa tốt hơn.
- Khoảng cách trồng không được quá dày sẽ gây khó khăn trong việc tạo khô hạn.
- Thời gian tạo khô hạn phải tương đối đủ để cây phân hóa mầm hoa.
- Trước giai đoạn xử lý ra hoa, cây không được bón quá nhiều phân có hàm lượng N cao.
- Trong thời gian xử lý ra hoa trên cây không được mang quá nhiều trái hoặc trái đang ở các giai đoạn phát triển khác nhau.
- Cành vượt phải được tỉa bỏ thường xuyên, cây không có tược non.
- Cây phải được tỉa cành tạo tán hợp lý (cây bưởi da xanh), có nhiều cành mang trái ở chảng 2 chảng 3 để áp dụng phương pháp lảy lá.
Tham khảo các sản phẩm hỗ trợ nông nghiệp sạch:
- Đạm cá nước ngọt – Phân cá hữu cơ cho nông nghiệp
- Phân Humic hữu cơ 95% Acid Powder
- Phân vi sinh EMZ-FUSA nhập khẩu từ Mỹ
- Phân bón sinh học WEHG – 100% thảo mộc thiên nhiên
- Máy đo pH và độ ẩm đất DM15
- Máy đo EC trong đất HI98331
- Chế phẩm sinh học Em Gốc (EM1)
- Chế phẩm sinh học Em AG (Em gốc) chuyên dùng ủ phân
- Men ủ phân cá Protease, giảm mùi hôi khi ủ phân cá
- Chế phẩm vi sinh Trichoderma
Nguồn: voh.com.vn
Mọi thắc mắc về “Kỹ thuật xử lý ra hoa cây có múi” , vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY
Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 882 247 – 0358 867 306 – 0932 063 123 – 0909 307 123 – 0903 908 671
Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com
Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com
Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy
Facebook: Tin Cậy Group | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ
Bài viết liên quan
Máy Cắt Cỏ – Công Cụ Đắc Lực Của Mọi Nhà Vườn
Máy Cắt Cỏ – Công Cụ Đắc Lực Của Mọi Nhà Vườn Với sự phát [...]
Th8
Tầm Quan Trọng Của Phân Hữu Cơ Trong Chăm Sóc Cây Sầu Riêng
Tầm Quan Trọng Của Phân Hữu Cơ Trong Chăm Sóc Cây Sầu Riêng Nhu cầu [...]
Th8
Các Bước Phục Hồi Vườn Của Anh Kha Ở Phong Điền
Các Bước Phục Hồi Vườn Của Anh Kha Ở Phong Điền Sau thu hoạch được [...]
Th8
6 Hoạt Chất Phổ Biến Nhất Để Phòng Trị Bệnh Trên Sầu Riêng
6 Hoạt Chất Phổ Biến Nhất Để Phòng Trị Bệnh Trên Sầu Riêng Mùa mưa [...]
Th7
Mancozeb Xanh Và Mancozeb Vàng Có Gì Khác Biệt?
Mancozeb Xanh Và Mancozeb Vàng Có Gì Khác Biệt? Hoạt chất Mancozeb là thuốc trị [...]
Th7
Quả Sầu Riêng Nhiễm Kim Loại Nặng – Cadimi
Quả Sầu Riêng Nhiễm Kim Loại Nặng – Cadimi Từ đầu năm 2024 cho tới [...]
Th7