Những Điều Đáng Lưu Ý Khi Xuất Khẩu Gạo Ra Nước Ngoài

Mỹ là một trong những thị trường chấp nhận mua gạo giá cao nhưng kèm theo là những tiêu chuẩn hết sức ngặt nghèo, cao hơn nhiều so với các thị trường khó tính khác. Vậy những điều đáng lưu ý khi xuất khẩu gạo ra nước ngoài là gì?

Các cơ quan chức năng khẳng định một số lô gạo của doanh nghiệp (DN) Việt xuất khẩu sang Mỹ bị trả về là không độc hại, không mất an toàn thực phẩm như nhiều người lo ngại. Dù vậy, với xu thế hội nhập, xóa bỏ hàng rào thuế quan thì các nước nhập khẩu càng nâng cao hàng rào kỹ thuật, tiêu chuẩn an toàn thực phẩm nên chuỗi sản xuất lúa gạo của Việt Nam phải tìm cách khắc phục để đáp ứng yêu cầu ngày càng khó. Với lại, người tiêu dùng trong nước cũng ngày càng khó tính hơn. Vậy

Cần đàm phán để phía Mỹ bổ sung quy định

PGS-TS Lê Văn Bảnh, Cục trưởng Cục Chế biến nông lâm thủy sản và Nghề muối – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho rằng việc một số lô gạo xuất khẩu của Việt Nam bị Mỹ trả lại là do DN đã không tìm hiểu kỹ quy định của thị trường này nên không đạt một số chỉ tiêu. Tuy vậy, không có nghĩa là gạo của Việt Nam “bị nhiễm thuốc bảo vệ thực vật đến mức độc hại” như một số người lầm tưởng.

Đầu năm 2016, một số lô gạo xuất khẩu của Việt Nam bị Mỹ trả về nhiều nhất là do không đạt chỉ tiêu Isoprothiolane theo quy định của nước này. Isoprothiolane là một hoạt chất có trong hơn 60 loại thuốc bảo vệ thực vật thuộc danh mục được phép sử dụng ở Việt Nam để phòng trị bệnh đạo ôn trên lúa. Hoạt chất này phía Mỹ chưa đưa ra mức giới hạn cho phép (MRLs) nên gạo nhập khẩu phải “tạm” chấp hành ngưỡng 0 ppm (không được phép có), hễ vi phạm là bị trả về.

Gạo Việt cần có những thay đổi để thích ứng với thị trường

Đại diện một DN ở ĐBSCL cho biết vừa có lô gạo xuất sang Mỹ bị trả về do mẫu kiểm tra có Isoprothiolane ở mức 0,014 ppm. Nếu so sánh với quy định của nhiều thị trường gạo khó tính khác, hàm lượng Isoprothiolane 0,014ppm là không vi phạm. Cụ thể, với chỉ tiêu Isoprothiolane, Nhật Bản quy định MRLs là 2ppm, châu Âu (EU) 0,5ppm và Đài Loan (Trung Quốc) 0,2ppm.

Theo ông Huỳnh Thế Năng, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), trong các hoạt chất bị Mỹ cảnh báo có 4 loại mà nước này chưa đưa ra MRLs gồm: Isoprothiolane, Hexaconazole, Fenitrothion, Flusicolazole nên hễ mẫu gạo kiểm tra phát hiện chất này là vi phạm, bất cứ hàm lượng bao nhiêu. Trong trường hợp này, nước xuất khẩu phải xác định MRLs để đăng ký bổ sung quy định cho cơ quan kiểm soát nhập khẩu nông sản của Mỹ. Tuy nhiên, hiện Việt Nam vẫn chưa có MRLs cho những hoạt chất này nên không có cơ sở để đàm phán với Mỹ.

Thay đổi quy trình sản xuất

Để nâng giá trị hạt gạo Việt nhằm cạnh tranh trên thị trường cả trong và ngoài nước, bắt buộc phải có sự thay đổi trong quy trình sản xuất, chế biến. Theo ông Huỳnh Thế Năng, những hoạt chất mà thị trường nhập khẩu cảnh báo hiện có trong khoảng 3.000 sản phẩm trừ sâu, trị bệnh, diệt cỏ,…lưu hành trong nước. Do vậy, để đáp ứng yêu cầu của nước nhập khẩu, cần rà soát lại danh mục các loại thuốc bảo vệ thực vật và đưa ra lộ trình thay thế những loại thuốc khác an toàn và hiệu quả hơn. Đối với các hoạt chất không thể thay thế, cần nghiên cứu quy trình sản xuất mới để không gây tồn dư trong gạo.

Giám đốc một DN đang xuất khẩu gạo cho biết so với các thị trường khác, nhà nhập khẩu Mỹ chấp nhận mua giá cao hơn 1,5-2 lần (cùng chủng loại) nhưng quy định thì rất khắt khe và không phải DN xuất khẩu nào cũng biết. Do vậy, chỉ những DN kiểm soát được vùng nguyên liệu thì mới dám bán gạo sang Mỹ. Trước khi xuất khẩu, để tránh bị thiệt hại do bị trả lại hàng, DN phải lấy mẫu kiểm nghiệm, nếu đạt mới dám đưa hàng xuống cảng.

Ngọc Ánh
Trích Báo Người Lao Động


Phòng ngừa bệnh Đạo ôn bằng phân Fusa EMZ

Lúa bị bệnh đạo ôn, thường ta phải dùng thuốc để phun và trị, dẫn đến dư lượng hoạt chất Isoprothiolane trong gạo xuất khẩu. Đặc biệt với thị trường nhập khẩu khó tính như Mỹ- vì họ CHƯA đưa ra mức giới hạn cho phép (MRLs), nên họ “tạm” mặc định là ngưỡng 0ppm (không được phép có). Nên hễ lô gạo nào mà có mặt của Isoprothiolane thì bị trả về. Trong khi ngưỡng cho phép với hoạt chất này của Nhật là 2ppm, EU là 0.5ppm, Đài Loan (TQ) là 0.2ppm.

Do đó, riêng với bệnh Đạo ôn, chúng ta có thể phòng ngừa bằng cách dùng phân Hữu cơ vi sinh Fusa EMZ. Theo thông tin từ bà con nông dân ở Đồng Tháp, Tiền Giang họ đã và đang sử dụng phân hữu cơ vi sinh này, lúa hầu như miễn nhiễm bệnh đạo ôn. Do đó, không cần phải phun xịt gì, lá lúa cứng, xanh đậm tự nhiên, bộ rễ thì phát triển mạnh (đến nỗi những cô, bà đi dặm lúa ngạc nhiên hỏi lúa bón phân gì mà nhỗ không lên, rễ mạnh quá chừng).

Trên đây là chia sẻ một số thông tin để bà con tham khảo; đồng thời có một số hình ảnh về cây lúa thực tế sử dụng phân hữu cơ vi sinh Fusa EMZ tại đồng bằng sông Cửu Long (miền Tây) sau đây.


Phân vi sinh EMZ-Fusa được phân phối bởi:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 882 247 – 0358 867 306 – 0902 701 278 – 0909 307 123 – 0903 908 671

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy

Facebook: Tin Cậy Group | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo