Những Cách Hấp Thu Dinh Dưỡng Ở Cây Trồng

Khi bón phân cho cây trồng thường sẽ có nhiều loại phân bón nhưng chủ yếu sẽ được chia thành hai loại: phân bón rễ và phân bón lá. Vậy việc cây trồng hấp thu qua rễ và qua lá khác nhau thế nào? Đâu là con đường hiệu quả nhất? Cùng Tin Cậy tìm hiểu về vấn đề này nhé!

Ở cây trồng việc hấp thu dinh dưỡng sẽ qua 2 con đường chính: qua đường rễ và qua đường lá (việc chích dinh dưỡng qua thân/mạch là quá trình can thiệp nhân tạo).

Những Cách Hấp Thu Dinh Dưỡng Ở Cây Trồng
Những Cách Hấp Thu Dinh Dưỡng Ở Cây Trồng

Tham khảo các sản phẩm hỗ trợ nông nghiệp sạch:

1.Cơ chế hấp thụ và vận chuyển chất dinh dưỡng qua đường rễ

Rễ cây là cơ quan hút nước và các chất dinh dưỡng của thực vật trên cạn. Nhờ lông hút mà nước, muối khoáng được vận chuyển từ đất qua vỏ tới mạch gỗ và đi lên các bộ phận của cây.Rễ hút các chất dinh dưỡng theo hai hình thức:

a.Cơ chế hút chất dinh dưỡng bị động

Hút bị động là hình thức hấp thu chất dinh dưỡng nhờ sự khuếch tán các chất do chênh lệch nồng độ. Chất từ nơi có nồng độ cao di chuyển đến nơi có nồng độ thấp mà không cần tiêu hao năng lượng. Cơ chế hút khoáng thụ động này không có tính chọn lọc.Không phụ thuộc vào hoạt động sinh lý của cây.

Bón phân là một kỹ thuật chăm sóc cây trồng. Giúp cung cấp thêm lượng dinh dưỡng cần thiết cho cây sinh trưởng và phát triển

b.Cơ chế hút chất dinh dưỡng chủ động

Hút thụ động là hình thức chất dịch chuyển từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao và cần sự tiêu hao năng lượng để thực hiện quá trình.Phần lớn các chất dinh dưỡng đưa vào cơ thể thực vật qua hình thức này.

Quá trình hấp thu chất dinh dưỡng của cây có liên quan tới quá trình hô hấp của rễ. Điều kiện cần thiết cho quá trình hấp thu chất dinh dưỡng là quá trình hô hấp. Sự hút nito từ gốc nitrat với sự đào thải CO2 và các sản phẩm của quá trình hô hấp, trao đổi các anion và cation luôn được đảm bảo một cách liên tục.

Quá trình hấp thu chủ động giúp cây có thể hút các chất dinh dưỡng với hàm lượng thấp hơn từ đất vào rễ. Màng tế bào bán thấm, không cho các ion từ trong tế bào đi ra ngoài.

Quá trình này được diễn ra khi xuất hiện một loại chất mang trên bề mặt màng, chúng có thể tương tác với các ion bên ngoài màng, vừa vận chuyển chúng qua màng. Phức hệ chất mang – ion sau khi xâm nhập vào trong màng được phá hủy, giải phóng ion và chất mang lại quay lại mang tế bào.

Những Cách Hấp Thu Dinh Dưỡng Ở Cây Trồng
Những Cách Hấp Thu Dinh Dưỡng Ở Cây Trồng

Các chất dinh dưỡng khi được rễ hấp thụ từ đất, được chuyển hóa ít nhiều tại bộ rễ, tạo thành các sản phẩm trung gian, đồng hóa. Hình thành hai dòng vận chuyển ở rễ, là dòng đi lên thân lá và dòng từ lá xuống rễ. Dòng đi lên chủ yếu là vận chuyển các chất để lá cây tổng hợp, dự trữ vào hoa, quả. Dòng đi xuống là các chất được lá cây đồng hóa, xuống tích trữ ở hạt, củ và bộ rễ.

2. Cơ chế hấp thụ chất dinh dưỡng qua đường lá

Trên bề mặt lá có các lỗ khí khổng. Là các lỗ cực nhỏ, giúp cây thoát hơi nước, cân bằng nhiệt độ trong cây, mở để CO2 đi vào bên trong tham gia cho quá trình quang hợp. Các chất khí như SO2, NO2, NH3 cũng có thể đi vào lá qua khí khổng, cũng được cây đồng hóa trở thành chất hữu cơ. Hàng  ngày cây có thể hấp thụ qua lá 100 – 450g/ha NH3.

hấp thu dinh dưỡng qua lá
Cơ chế hấp thu dinh dưỡng qua lá

Một số ion còn thẩm thấu trực tiếp qua lớp biểu bì lá, con đường này phụ thuộc vào nhiều cấu tạo của lá cây, tầng cutin…Quá trình hút ion vào ban đêm thường hoạt động và diễn ra mạnh hơn do khí khổng mở. Lá già hấp thu kém hơn các lá còn non.

Hiệu quả hấp thu qua lá lên đến 95% tuy nhiên không thể thay thế dinh dưỡng hấp thu qua rễ vì hàm lượng không cao.

3. Sự hấp thu chất dinh dưỡng chịu sự ảnh hưởng của yếu tố nào?

Quá trình hấp thu dinh dưỡng của cây trồng chịu ảnh hưởng của nhiều các yếu tố khác nhau. Từ bên trong cây trồng và từ môi trường ngoài.

a.Tình trạng sức khỏe của cây trồng

Cây trồng khỏe, phát triển mạnh thì nhu cầu về dinh dưỡng càng cao. Rễ cây cần tăng cường hấp thu và vận chuyển các chất lên để phát triển. Nếu cây yếu ớt, phát triển chậm, bị sâu bệnh thì quá trình hấp thu chất dinh dưỡng cũng kém.

Quá trình quang hợp, hô hấp, trao đổi chất càng mạnh thì hấp thu dinh dưỡng càng mạnh. Bởi nguồn nguyên liệu của bộ máy hô hấp, quang hợp là nước, các chất khoáng đưa từ rễ lên.

Cây ở thời kỳ sinh trưởng mạnh, ra hoa, kết trái nhu cầu về dinh dưỡng. Khả năng hấp thu mạnh hơn ở các thời kỳ cuối, khi cây đã già yếu.

b.Hàm lượng chất dinh dưỡng trong đất, phân bón

Cây lấy dinh dưỡng từ đất và phân bón. Khi bón phân vào đất, ở nồng độ thích hợp, mức hấp thụ của cây sẽ dễ dàng hơn, cây hấp thụ được nhiều hơn. Ở nồng độ cao, cây hấp thụ quá nhiều.Đặc biệt là theo cơ chế thụ động.Các chất dịch chuyển ồ ạt vào cây, sẽ làm cây ngộ độc, cháy lá, thối rễ. Còn khi ở nồng độ quá thấp, làm cây khó khăn trong việc hấp thu từ đất.

Nồng độ của các chất dinh dưỡng còn ảnh hưởng qua lại với nhau. Có một số nguyên tố mà khi có mặt nguyên tố này ở nồng độ cao sẽ làm ức chết việc hấp thu nguyên tố kia. Ví dụ: Khi có mặt Kali ở nồng độ cao, cây sẽ hấp thụ nhiều kali, gây cản trở việc hấp thụ canxi vào, dẫn đến thiếu canxi cây phát triển yếu ớt, dễ gãy, dễ bị sâu bệnh tấn công.

Một số nguyên tố có quan hệ hỗ trợ lẫn nhau, là khi có mặt nguyên tố này sẽ tăng khả năng hấp thu nguyên tố khác. Ví dụ, có mặt Kali sẽ làm tăng khả năng hút ion NO3

Ngoài ra, các chất dinh dưỡng từ đất hay từ phân bón thường ở dạng khó tiêu, để cây hấp thụ được dễ dàng cần một số loại vi sinh vật đất phân giải, hòa tan, các phản ứng hóa học xảy ra. Một số chất còn bị keo đất giữ lại, làm cây khó hấp thụ.

Cần bổ sung thêm vào đất các loại chất hữu cơ, thường là từ các loại phân bón hữu cơ, phân bón hữu cơ vi sinh, phân vi sinh có thể tăng cường hệ vi sinh vật phân giả, chuyển hóa thành dạng dễ hấp thụ hơn cho cây trồng. Đồng thời, cung cấp nguồn dinh dưỡng dễ tiêu, cây có thể hấp thu, chuyển hóa luôn.

Đất khỏe – bộ rễ khỏe – cây hấp thu dinh dưỡng tốt
Đất khỏe – bộ rễ khỏe – cây hấp thu dinh dưỡng tốt

c.Yếu tố môi trường

Các yếu tố về nhiệt độ, ánh sáng, lượng mưa, độ ẩm,…đều có ảnh hưởng tới quá trình hút, hấp thu chất dinh dưỡng. Điều kiện thích hợp sẽ làm quá trình diễn ra thuận lợi hơn.

Khi trời quá nóng, làm sự mất nước của cây diễn ra liên tục, cây không đủ lượng nước để hòa tan các chất khoáng, khiến quá trình hấp thu vận chuyển từ rễ lên khó khăn. Ngược lại, khi điều kiện ngập lụt, úng nước, trong điều kiện yếm khí, hô hấp giảm cũng khiến quá trình hút chất dinh dưỡng kém.

d.Các yếu tố như độ pH

Môi trường kiềm hút các cation mạnh hơn, còn môi trường axit hút anion nhiều hơn cation. pH còn ảnh hưởng tới khả năng hòa tan, dạng tồn tại của các nguyên tố dinh dưỡng, hoạt động phân giải của các loại vi sinh vật trong đất.

Kiểm tra pH thường xuyên bằng máy DM15 là điều cần thiết
Kiểm tra pH thường xuyên bằng máy DM15 là điều cần thiết

Tham khảo các sản phẩm hỗ trợ nông nghiệp sạch:

Trên đây là những thông tin về hai cách hấp thu dinh dưỡng ở cây trồng, điều này không chứng minh con đường nào tốt hơn mà để có thể kết hợp để tối ưu hóa lượng dinh dưỡng bón vào cho cây trồng.

Nếu làm tốt việc kết hợp sẽ góp phần giảm chi phí canh tác đồng thời cây trồng được hấp thu dinh dưỡng tối đa cho sự phát triển. Tin Cậy chúc bà con canh tác thuận lợi!

Tác giả: Minh Cường

Mọi thắc mắc về “Những cách hấp thu dinh dưỡng ở cây trồng”, xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 882 247 – 0358 867 306 – 0932 063 123 – 0909 307 123 – 0903 908 671

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy

Facebook: Tin Cậy Group | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo