Nấm Hồng – “Kẻ Thù” Đối Với Sầu Riêng

Bà con biết đấy, nấm hồng hay còn gọi bệnh rỉ sắt là một trong những “kẻ thù” đối với sầu riêng và nhiều cây trồng khác. Chúng xâm hại vào thân, cành, lá với những đốm nấm màu hồng đỏ và lan rộng không ngừng. Sau đây, Trang sẽ trình bày rõ hơn về loài nấm gây hại này để bà con được rõ nhé.

Nấm hồng Corticium salmonicolor (Nguồn: www.shutterstock.com)
Nấm hồng Corticium salmonicolor (Nguồn: www.shutterstock.com)

Nấm hồng (Corticium salmonicolor) gây hại trên sầu riêng

Nguyên nhân:

  • Do nấm Corticium salmonicolor tấn công chủ yếu trên thân, cành và lá.
  • Chúng gây hại nặng trên bề mặt lá, ban đầu là từng đốm riêng biệt sau đó lan rộng ra thành nhiều mảng lớn.

Điều kiện phát sinh:

  • Chúng lây lan bằng bào tử được phát tán nhờ gió, mưa nhiều nên sẽ lây nhanh từ cây này sang cây khác.
  • Vườn cây có độ ẩm cao do trồng mật độ dày, không cắt tỉa cành nhánh phù hợp, quản lý cỏ dại kém.
  • Cây có sức khỏe yếu, đang mất sức nhất là giai đoạn sau thu hoạch.

Khả năng gây hại:

  • Nấm hồng tấn công ở cành non, ở chảng ba. Ban đầu là sợi nấm trắng, sau đó phát triển thành mảng phấn hồng trên vỏ cây. Vị trí nấm hồng gây hại vỏ bị nứt, thâm đen, lâu dần cành bị chết khô.
Nấm hồng tấn công cành sầu riêng (Nguồn: Internet)
Nấm hồng tấn công cành sầu riêng (Nguồn: Internet)
  • Tương tự ở bề mặt lá, nấm hồng cũng phát triển thành mảng lớn, lâu ngày lá khô và rụng dần do mất khả năng quang hợp.
Bào tử nấm hồng phát tán rộng phủ toàn bộ mặt lá
Bào tử nấm hồng phát tán rộng phủ toàn bộ mặt lá
Nấm hồng thâm nhập dần vào lớp biểu bì trên bề mặt lá làm vết bệnh xỉn màu
Nấm hồng thâm nhập dần vào lớp biểu bì trên bề mặt lá làm vết bệnh xỉn màu 

Cách phòng trị nấm hồng gây hại trên sầu riêng

Biện pháp phòng ngừa:

  • Trồng cây ở mật độ thích hợp kết hợp với tỉa cành tạo tán thông thoáng.
  • Quản lý tốt cỏ dại trong vườn.
  • Kỹ thuật chăm sóc phù hợp, đặc biệt là chế độ bón phân nên hạn chế phân hóa học, bón nhiều phân hữu cơ như: phân chuồng, phân đạm cá, phân humic, phân sinh học wehg,…để khi cây khỏe thì sức đề kháng cũng tốt hơn hẳn.
  • Thường xuyên thăm vườn để phát hiện bệnh kịp thời.
Dòng phân bón hữu cơ đạm cá và humic do Tin Cậy cung cấp
Dòng phân bón hữu cơ đạm cá và humic do Tin Cậy cung cấp
Phân sinh học Wehg và phân humic Mỹ do Tin Cậy cung cấp
Phân sinh học Wehg và phân humic Mỹ do Tin Cậy cung cấp

Biện pháp đặc trị:

  • Phun phòng bằng đồng + vôi pha thêm nước với tỷ lệ phun: 1kg đồng + 2kg vôi + 200l nước phun kỹ trên thân, cành, lá. Định kỳ một năm phun từ 2 – 3 lần.
  • Sử dụng các loại thuốc đặc trị có hoạt chất như: Validacin, Hexaconazole, thuốc gốc đồng,…Cây bị nặng sau 7 ngày phun tiếp lần 2.

Đó là những chia sẻ của Trang về bệnh nấm hồng tấn công sầu riêng, mong rằng sẽ cung cấp cho bà con những thông tin bổ ích để có thêm phương pháp phòng trị loài nấm gây hại này.

Chúc bà con sức khỏe và đồng hành cùng Tin Cậy làm nông nghiệp!

Tham khảo các sản phẩm hỗ trợ nông nghiệp sạch:

Tác giả: Huyền Trang

Mọi thông tin chi tiết về “Nấm hồng – “kẻ thù” đối với sầu riêng”, xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 882 247 – 0358 867 306 – 0932 063 123 – 0909 307 123 – 0903 908 671

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy

Facebook: Tin Cậy Group | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo