Làm Trái Bói Theo Cách Anh Khánh Gia Lai
Miền Tây, Miền Đồng một số vườn đang giai đoạn chăm sóc nuôi dưỡng bông, tỉa bông sầu riêng, một số vườn đã bước vào giai đoạn sắp xổ nhuỵ. Do vị trí địa lý, thời thiết khu vực Tây Nguyên làm thuận vụ sẽ trễ hơn Miền Tây và Miền Đồng. Hiện tại một số vườn ở Tây Nguyên bắt đầu bước vào giai đoạn phân hoá mầm hoa, Tin Cậy có dịp ghé vườn sầu riêng của Anh Khánh ở Chư Pưh – Gia Lai, sẽ cập nhật về tình hình làm bông ở khu vực này cho bà con nhé.
Vườn của Anh Khánh tổng 150 gốc có nhiều cỡ, cây Thái 11 năm, cây Musanking và Thái 4.5 năm (năm rồi đã cho trái bói) và vườn tơ 3.5 năm. Năm nay vườn tơ 3.5 năm Anh chọn những cây to khoẻ đủ lực để làm trái.
Dự kiến của Anh Khánh khi lá mở được 2 lá kiếm Anh bỏ Lân Văn Điển, 10 ngày sau mở thêm được 2 lá nữa bỏ DAP, 10 ngày tiếp theo bỏ phân xô hoặc kali trắng. Do vườn Anh Khánh trễ nhịp nên đợt này Anh rải 800 – 900 phân DAP/gốc (cây 3.5 năm) tưới nước đẫm liên tục cho phân tan, sau đó dùng thêm Lân- Phos và 10 ngày sau dùng phân xô, trên phun tạo mầm.
Phun tạo mầm 2 cử đầu ướt đẫm hết cây, cử phun tạo mầm lần thứ 3 xịt dạ cành, liều lượng theo liều khuyến cáo trên bao bì (không nên phun quá liều sẽ làm cháy lá), mỗi lần cách nhau 7 ngày.
Anh có lưu ý rất hay: Để cây không bị vàng lá, xào lá hoặc bị cháy lá như nhiều nhà vườn thường gặp trong quá trình phân hoá mầm hoa (do Lân, Kali cao làm nóng cây, lá thiếu nước) thì phun tạo mầm lần 1, lần 2 vẫn tưới nước bình thường, phun tạo mầm lần 3 (lần cuối) Anh mới tiến hành siết nước, dọn sạch gốc tạo độ khô hạn.
Tạo mầm xong Anh mới cắt cành bơi (cắt sát – vị trí ra mắt cua sau này). Việc để lại những cây bơi lúc phun tạo mầm để cây nhanh hấp thụ, ủ mầm, phân hoá mầm hoa tốt.
Khu vực Tây Nguyên gió lớn, thời tiết lạnh việc kéo cơi đọt khi mắt cua đã sáng rõ sẽ gặp nhiều khó khăn cần theo dõi và xác định đúng thời điểm. Thường nhà vườn gặp phải trường hợp khi mắt cua sáng rõ tiến hành tưới nhấp nước và bón phân để kéo cới đọt, dưỡng bông. Nhưng do thời tiết lạnh, gió lớn dẫn đến việc kéo cơi cũng khó khăn, kéo cơi hoài không ra đến lúc bông được 30 – 35 ngày mới ra được 2 lá kiếm đến lúc xổ nhuỵ lá mở 2- 3 lá, cạnh tranh dinh dưỡng làm rụng bông.
Anh Khánh có lưu ý cho bà con ở khu vực Tây Nguyên: Từ 15 ngày trở lại tính từ lúc khi mắt cua đã sáng rõ tưới nhấp nước, bón phân nếu cây không có dấu hiệu nhú mũi giáo thì sẽ không tiếp tục kéo cơi đọt nữa do việc kéo cơi đọt sẽ không kịp để lá lụa trước khi cây xổ nhuỵ (cạnh tranh dinh dưỡng làm rụng bông).
Từ 15 ngày trở đi sẽ dìu đọt, kiểm soát lại cơi đợt đi phân đi nước đủ để nuôi bông. Khi bông được 30 – 35 ngày cây có dấu hiệu đi đọt phun hãm đọt bằng MKP hoặc một số dòng sản phẩm khác theo liều lượng khuyến cáo trên bao bì. Phun hãm đọt phải đảm bảo cây không đi cơi đọt trước khi sầu riêng bước vào giai đoạn xổ nhuỵ. Lưu ý khi phun hãm đọt cần phun kèm Bo Caxi + rong biển để làm mát cây tránh cây bị xào lá, cháy lá.
Trường hợp 15 ngày trở lại cây nhú mũi giáo thì vẫn tiếp tục đi di dưỡng nuôi cơi đọt, nuôi bông, đảm bảo lá lúa trước khi xổ nhuỵ.
Để hiểu rõ hơn về cách làm trái bói của Anh Khánh bà con có thể tham khảo mốt số video sau nhé:
Hy vọng những chia sẻ trên đây mang lại nhiều thông tin hữu ích cho bà con Tây Nguyên. Hẹn gặp lại Quý bà con ở những bài chia sẻ tiếp theo. Chúc bà con vụ mùa bội thu!
Tác giả: Nguyễn Hiền
Mọi thắc mắc về bài viết “Làm trái bói theo cách anh Khánh Gia Lai”, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY
Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 885 547 – 0902 882 249 – 0932 063 123 – 0902 882 247 – 0909 307 123
Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com
Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com
Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy
Facebook: Công Ty Tin Cậy | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ
Bài viết liên quan
Giải Pháp Chăm Sóc Mít Ruột Đỏ Vào Mùa Mưa
Giải Pháp Chăm Sóc Mít Ruột Đỏ Vào Mùa Mưa Mít ruột đỏ là loại [...]
Th5
6 Sai Lầm Khi Chăm Sóc Trái Sầu Riêng Khiến Nhà Vườn Mất Mùa
6 Sai Lầm Khi Chăm Sóc Trái Sầu Riêng Khiến Nhà Vườn Mất Mùa Giai [...]
Th5
Cách Chăm Sóc Sầu Riêng Vào Mùa Mưa
Cách Chăm Sóc Sầu Riêng Vào Mùa Mưa Thời tiết nắng mưa thất thường sẽ [...]
Th5
Lưu Ý Quan Trọng Nhất Khi Làm Trái Cây Tơ
Lưu Ý Quan Trọng Nhất Khi Làm Trái Cây Tơ – Vườn Anh Tài Cùng [...]
Th5
Ứng Dụng Tuyệt Vời Của Nấm Trichoderma Cho Cây Trồng
Ứng Dụng Tuyệt Vời Của Nấm Trichoderma Cho Cây Trồng Nấm Trichoderma là một loại [...]
Th5
Giải Pháp Phục Hồi Sầu Riêng Cháy Lá Sau Thu Hoạch Ở Miền Tây
Giải Pháp Phục Hồi Sầu Riêng Cháy Lá Sau Thu Hoạch Ở Miền Tây Sau [...]
Th5