Kinh Nghiệm Phòng Trừ Tắc Kè Gây Hại Trong Nhà Yến

Kính thưa Quý bà con, gần đây Tin Cậy nhận được nhiều phản ánh của các Anh/ Chị nuôi yến về việc tắc kè xâm nhập vào nhà yến ăn trứng và cắn chết chim yến, gây thiệt hại đáng kể cho bà con.

Tắc kè vốn thích ăn các loài côn trùng nhỏ như: dế, cào cào, sâu bọ…nhưng khi vào nhà yến thì nó sẽ trở tính đi ăn cắp trứng và cắn chết chim yến. Do nó rất giỏi lẫn trốn trong các hang hốc nhỏ và tập tính sống về đêm, nên việc tiêu diệt tắc kè trong nhà yến rất khó khăn, dễ kinh động đến chim yến.

Như vậy, biện pháp nào để phòng trừ tắc kè gây hại cho nhà yến?

Kinh nghiệm phòng trừ tắc kè gây hại trong nhà yến
Kinh nghiệm phòng trừ tắc kè gây hại trong nhà yến

Và cũng từ các kinh nghiệm đúc kết lại của bà con về quá trình phòng trừ tắc kè gây hại cho chim yến. Tin Cậy xin nêu ra các giải pháp hiệu quả sau đây giúp bà con:

1. Bịt kín lỗ thông hơi và khe hở của nhà yến:

Biện pháp đầu tiên là bà con nên bịt kín các lỗ thông hơi xung quanh nhà yến bằng các loại lưới lỗ nhỏ cho tắc kè không thể chui qua và tốt nhất là nên nhỏ đến mức thằn lằn cũng không thể chui vào.

Các khe hở ở cửa ra vào cũng nên được trám lại kỹ càng dù là nhỏ nhất nhé bà con. Phòng bệnh vẫn tốt hơn chữa bệnh, nếu chúng ta làm tốt khâu này rồi bà con sẽ không cần phải tốn công bắt và tiêu diệt tắc kè cũng như các loài động vật khác phá hoại trong nhà yến nữa.

Kinh nghiệm phòng trừ tắc kè gây hại trong nhà yến
Kinh nghiệm phòng trừ tắc kè gây hại trong nhà yến

 2. Mái chống tắc kè và các động vật bò từ bên ngoài vào nhà yến

Cách phòng ngừa tắc kè thứ hai là xây mái chống tắc kè, thằn lằn và rắn…xung quanh tường nhà yến. Mái này rất đơn giản và hiện nay đang được rất nhiều nhà yến sử dụng.

Cách mặt đất khoảng chừng 2 đến 3m, chúng ta lấp thêm 1 mái tole, nghiêng 45 độ, đưa ra ngoài chừng khoảng 20 cm, bao quanh tường nhà yến, như thế sẽ giúp ngăn ngừa rất tốt các loài động vật phá hoại từ bên ngoài bò vào nhà yến.Khi nó bò lên tường, đụng phải mái tole thì phải bò ra ngoài để tiếp tục đi lên, nhưng mái tole thì trơn và rất nóng nếu vào ban ngày, chúng bò ra tới mép ngoài thì nhất định sẽ bị rớt xuống do mất thế bò.

Cứ như thế sẽ không có tắc kè hay rắn… thậm chí là cả thằn lằn cũng không thể vượt qua được mái này để đi lên lỗ cho yến bay vào nhà. Bà con vẫn phải lưu ý trám thật kĩ các khe hở giữa mái tole và tường lại nhé!

Kinh nghiệm phòng trừ tắc kè gây hại trong nhà yến
Kinh nghiệm phòng trừ tắc kè gây hại trong nhà yến
(Hình ảnh minh họa)

3. Dùng đèn chớp nháy thay cho đèn LED sáng liên tục để chống chim cú

Đèn chớp nháy vừa có tác dụng chống cú tốt hơn, vừa đỡ thu hút các loại côn trùng bay xung quanh đèn, vì sở dĩ tắc kè vào nhà yến là do chúng bị thu hút bởi các con côn trùng này. Ban đầu nó chỉ ăn côn trùng nhưng khi nó ở lại trong nhà yến rồi thì sẽ bắt đầu ăn trứng chim, chim non, thậm chí là cắn chết cả chim lớn. Nếu chúng ta hạn chế được việc thu hút tắc kè bằng côn trùng thì sẽ rất tốt.

Với 3 cách phòng chống tắc kè như trên, bà con đều nên áp dụng hết cho nhà yến của mình thì sẽ có hiệu quả rất cao, tránh được tắc kè và các con vật phá hoại khác hại chết yến, không tốn công, mất thời gian tiêu diệt chúng. Còn nếu nhà yến của bà con đã bị tắc kè xâm nhập thì bà con có thể áp dụng các cách sau để bẫy bắt nó.

4. Dùng lưới giăng sát tường:

Bà con có thể dùng lưới giăng ở mép tường gần nền nhà, nơi tắc kè thường đi lại nhiều và treo thêm vài con mồi sống như dế, cào cào, châu chấu… để nhanh bắt được tắc kè. Cách này rất hiệu quả trng việc bắt tắc kè, nhưng bà con cần lưu ý giăng lưới tránh xa những khu vực yến bay, để tránh chim yến mắc vào lưới giăng và bị chết.

Kinh nghiệm phòng trừ tắc kè gây hại trong nhà yến
Kinh nghiệm phòng trừ tắc kè gây hại trong nhà yến
(Hình ảnh minh họa)

5. Câu tắc kè:

Dùng lưỡi câu mắc dế sống, bà con lưu ý phải móc mồi sống vì tắc kè không ăn mồi chết, để gần đèn bắt cú hoặc các chỗ phát hiện tắc kè thường xuất hiện để câu nó.

6. Dùng thuốc diệt thằn lằn – tắc kè Cicak Tokek:

Loại thuốc này chứa chất Akative, độc tính cao, thằn lằn, tắc kè ăn vào là sẽ bị chết ngay.Nó có dạng mồi khô, dùng trực tiếp không cần pha, trộn. Chúng ta có thể đặt mồi tại nơi tắc kè, thằn lằn thường đi qua, sau khi tiếp xúc chúng sẽ chết và khô xác mà hông gây thối rửa, ủng xác, ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

Kinh nghiệm phòng trừ tắc kè gây hại trong nhà yến
Kinh nghiệm phòng trừ tắc kè gây hại trong nhà yến
(Hình ảnh minh họa)

Tuy nhiên, theo các phản hồi Tin Cậy nhận được thì có bà con sử dụng thuốc này thấy hiệu quả và có nơi thì sử dụng thấy không có hiệu quả. Dù sao đi nữa, thì đây chỉ là cách cuối cùng, nếu lượng tắc kè trong nhà yến của bà con quá nhiều và áp dụng các cách khác không hiệu quả, vì chúng ta không nên sử dụng các loại hóa chất độc hại trong nhà yến, các loại hóa chất này có thể sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến chim và chất lượng tổ chim.

Trên đây là những chia sẻ về việc phòng trừ tắc kè gây hại trong nhà yến của Tin Cậy cung cấp đến Quý bà con. Hy vọng sẽ mang lại những thông tin hữu ích và thiết thực cho các chủ nhà yến cả mới xây và đã hoạt động lâu dài.

Tin Cậy kính chúc quý bà con đầu tư nhà yến may mắn, thành công!!!

Tác giả: Mỹ Linh


Mọi thắc mắc về “Kinh nghiệm phòng trừ tắc kè gây hại trong nhà yến”, xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 882 247 – 0358 867 306 – 0932 063 123 – 0909 307 123 – 0903 908 671

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy

Facebook: Tin Cậy Group | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo