Kiểm Tra Độ Mặn Nước Tưới Cây Bằng Bút Đo EC170

Hiện nay, các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long của nước ta đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi hiện tượng “đất nhiệm mặn”. Nguyên nhân chủ yếu là do đất bị nước biển xâm thực, nước biển theo các đường sông, nước ngầm vào sâu trong nội địa; hoặc do quá trình sống, canh tác của con người gây tác động đến các đặc điểm tự nhiên của đất.

Hiện tượng “Xâm nhập mặn” tại Đồng bằng Sông Cửu Long - Kiểm tra độ mặn nước tưới cây
Hiện tượng “Xâm nhập mặn” tại Đồng bằng Sông Cửu Long – Kiểm tra độ mặn nước tưới cây

Đất nhiễm mặn là loại đất có tồn tại các loại muối hòa tan ở một nồng độ cao hơn mức bình thường, gây ảnh hưởng xấu đến cây trồng; độ mặn của nước dùng để tưới cho cây trồng phải đạt dưới 1g trong 1 lít  nước (<1‰).

Kiểm tra độ mặn nước tưới cây
Kiểm tra độ mặn nước tưới cây
Kiểm tra độ mặn nước tưới cây
Kiểm tra độ mặn nước tưới cây

Tùy theo từng loại cây trồng sẽ có khả năng chống chịu mặn khác nhau, thường được thể hiện qua chỉ tiêu ngưỡng chịu mặn (tức là giá trị mà tại đó cây trồng bắt đầu bị thiệt hại năng suất).

Theo Viện Cây ăn quả miền Nam:

  • Nhóm cây mẫn cảm với mặn (chịu được nồng độ mặn dưới 1‰): Bơ, chuối, khế, nhãn, đu đủ, chanh dây, sầu riêng, chôm chôm, bòn bon, măng cụt.
  • Nhóm cây chịu mặn trung bình (chống chịu được nồng độ mặn từ 2‰ – 3‰): Sơri, ca cao, cây có múi, ổi, khóm, vú sữa.
  • Nhóm cây chống chịu khá với mặn (chống chịu được nồng độ mặn 4‰ – 5‰): Mít, xoài, mãng cầu Xiêm, na.
  • Nhóm cây chống chịu tốt với mặn (chống chịu được nồng độ mặn > 5‰): dừa, sapô, me, nho.
Kiểm tra độ mặn nước tưới cây
Sầu riêng bị rụng trái do nguồn nước tưới bị nhiễm mặn – Kiểm tra độ mặn nước tưới cây

Nếu sử dụng nguồn nước bị nhiễm mặn để tưới cho cây ăn trái và nồng độ muối hòa tan trong nước cao hơn khả năng chịu mặn khiến cây bị “sốc mặn”, rụng lá, hoa, trái hàng loạt và có thể dẫn đến chết cây. Để giúp cây sớm phục hồi, bà con cần tỉa bỏ bớt hoặc toàn bộ số trái trên cây (tùy theo mức độ ảnh hưởng mặn ít hay nhiều).

Tham khảo các sản phẩm hỗ trợ nông nghiệp sạch:

Song song đó, bà con cần sử dụng nguồn nước ngọt để tưới nhằm rửa trôi lượng muối đã tích tụ trong đất; đồng thời bón phân hữu cơ, phân lân để phục hồi bộ rễ cây trồng. Đặc biệt lưu ý, không nên bón phân có chứa Natri và Clo vì sẽ tăng độ độc cho cây. Đồng thời, không nên xử lý cây ra hoa trong giai đoạn này nếu nguồn nước tưới không đảm bảo cung cấp đầy đủ cho cây khi đậu trái và phát triển trái.

Để giúp bà con kiểm tra độ mặn của nguồn nước tưới có phù hợp với loại cây trồng của mình hay không? Công ty Tin Cậy xin giới thiệu đến Quý bà con sản phẩm chuyên dụng; đó là bút đo độ mặn EC170

Trọn bộ bút đo độ mặn nước Extech EC170
Trọn bộ bút đo độ mặn nước Extech EC170

Tham khảo sản phẩm: Bút đo độ mặn nước EC170 – Extech

Đặc điểm nổi trội:

  • Thang đo độ mặn thấp: 0-10.00ppt (phù hợp cho nước bị nhiễm mặn, nước tưới cây)
  • Độ phân giải 0.01 ppt
  • Độ chính xác +/-2 phần nghìn trên toàn thang đo.
sử dụng Bút đo độ mặn nước Extech EC170
Sử dụng Bút đo độ mặn nước Extech EC170

Tham khảo sản phẩm: Bút đo độ mặn nước EC170 – Extech

Khả năng chịu mặn của một số loại cây được thể hiện qua bảng sau:

STTCây trồngNgưỡng chịu mặn
EC (dS/m)Nồng độ muối tan (‰)
1Bắp1,71,088
2Đậu phộng3,22,048
3Lúa3,01,92
4Đậu nành5,03,2
5Củ cải đường7,04,48
6Mía1,71,088
7Cải bắp1,81,152
8Cà rốt1,00,64
9Đậu đũa4,93,136
10Dưa leo2,51,6
11Cà tím1,10,704
12Tỏi3,92,496
13Bí xanh4,93,136
14Khoai lang1,50,96
15Cà chua2,51,6
16Nho1,50,96
17Bưởi1,20,768
18Ổi4,73,008
19Cam1,30,832
(Nguồn: FAO: Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc, 2012)

Mọi thắc mắc về “Kiểm tra độ mặn nước tưới cây bằng bút đo EC170”, xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 882 247 – 0358 867 306 – 0932 063 123 – 0909 307 123 – 0903 908 671

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy

Facebook: Tin Cậy Group | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo