Hung Thần Của Tuyến Trùng: Nấm Peacilomyces Lilacinus
Tuyến trùng là sinh vật gây hại trên diện rộng cho khá nhiều giống cây trồng như: hồ tiêu, sầu riêng, cà phê, cây có múi, các loại rau màu, cây hoa,…Có hơn 20 loài trong hàng ngàn loài tuyến trùng trong đất có thể gây hại cho cây trồng. Các loại tuyến trùng gây hại mạnh như: Meloidogyne incognita và Radopholus silmilis.
Ngoài việc gây hại trực tiếp cho bộ rễ, tuyến trùng còn tạo điều kiện hoặc liên kết với một số nấm Pythium, Fusarium, Phytopthora,…gây nên các bệnh hại nguy hiểm cho cây trồng như: vàng lá thối rễ, lở cổ rễ, xoăn đọt, héo xanh (héo giả trên cây rau màu), lá còi cọc cây kém phát triển.
Nấm Paecilomyces lilacinus
Đa số người dân đều chọn giải pháp phòng trừ bằng các loại thuốc hóa học như Carbosulfan (Marshal), Abamectin (Tervigo), Ethoprophos (Vimoca),…tuy có hiệu quả nhanh nhưng các loại thuốc này gây ra tác động xấu đến môi trường, vật nuôi và các vi sinh vật có lợi trong đất.
Hiện nay, đã có nhiều nghiên cứu sử dụng các tác nhân sinh học để phòng trừ tuyến trùng như sử dụng các loại nấm, xạ khuẩn đối kháng với tuyến trùng gây hại. Nấm Paecilomyces sp. được xem là một trong những nấm diệt tuyến trùng có hiệu quả cao nhất. Chủng nấm Peacilomyces lilacinus có khả năng ký sinh, tiêu diệt tuyến trùng và trứng của chúng.
Loài này có thể phát triển ở một phạm vi nhiệt độ rộng – từ 8 đến 38°C (46 đến 100 °F) đối với một vài chủng, sẽ sinh trưởng tối ưu trong khoảng 26 đến 30°C (79 đến 86°F). Nó cũng có khả năng chịu pH rộng và có thể phát triển trên nhiều loại chất nền.
Nấm Paecilomyces là nhóm nấm ký sinh côn trùng có phổ ký chủ rộng và hiện diện phổ biến trong tự nhiên cả ở vùng nhiệt đới và ôn đới. Ký chủ của nấm bao gồm hơn 25 họ côn trùng và nhiều loại ve sầu khác, còn đối với ký chủ là tuyến trùng thì thường phân lập được chủng nấm Paecilomyces lilacinus, một loài có trong đất và thảm thực vật.
Cơ chế tác động lên tuyến trùng
Cơ thể tuyến trùng được bao bọc bằng lớp vỏ cutin và vỏ trứng được cấu tạo bởi ba lớp riêng biệt: lớp vitelline bên ngoài, lớp chitin và lớp lipoprotein bên trong. Nấm Paecilomyces lilacinus có khả năng sản xuất các loại enzyme để phân hủy lớp vỏ và vỏ trứng của chúng.
Hai enzyme quan trọng cho quá trình xâm nhiễm của nấm là chitinase và protease. Chúng sẽ tiếp xúc và phá hủy lớp vỏ của trứng tuyến trùng làm cho trứng không thể nở được.
Đối với tuyến trùng các bào tử nấm sẽ bám vào phá hủy lớp vỏ và xâm nhiễm vào bằng các enzyme được tiết ra, sau đó sử dụng chất dinh dưỡng có trong ký chủ để hình thành sợi nấm, nấm sẽ phát triển và dần phá hủy bên trong làm cho tuyến trùng bị biến dạng hoàn toàn rồi chết đi.
Các sợi nấm sẽ đâm sâu vào tuyến trùng thông qua các lỗ miệng, hậu môn, tuyến sinh dục và hoạt động như một ”ký sinh trùng” trên cơ thể của tuyến trùng. Do cơ chế như trên nên thời gian để tiêu diệt tuyến trùng cũng kéo dài, chúng ta nên sử dụng trước để phòng ngừa.
Khả năng bị ức chế
Trong quá trình canh tác các loại thuốc có nguồn gốc hóa học được sử dụng khá phổ biến. Nấm Paecilomyces lilacinus bị ức chế hoàn toàn bởi 4 loại thuốc trừ bệnh là Haxaconazol, Carbendazim, Mancozeb, Propineb, còn Nano đồng thì tỷ lệ ức chế khoảng 3,95%. Các loại thuốc trừ sâu như: Thiamethoxam, Dinotefuran, Abamectin, Cypermethrin không ảnh hưởng đến sự phát triển của nấm.
Sử dụng kết hợp với Trichoderma
Trichoderma là nấm đối kháng có trong đất và đang được sử dụng rộng rãi để phòng trừ bệnh lở cổ rễ, thối rễ. Kết quả nuôi cấy cho thấy tỷ lệ ức chế của nấm Trichoderma harzianum tới nấm Paecilomyces lilacinus là 24,33% và ngược lại là 32,93% (đối kháng yếu).
Khi soi dưới kính hiển vi thì không thấy có sự giao thoa sợi nấm của 2 loại nấm trên. Như vậy, sự ức chế xảy ra chỉ do cạnh tranh dinh dưỡng và không gian sống, khi sử dụng chế phẩm Paecilomyces lilacinus có thể kết hợp sử dụng.
Do đó, khi dùng cả hai loại nấm này chúng ta nên sử dụng trên nền đất đã bón phân chuồng, phân hữu cơ sẵn để tạo môi trường thuận lợi cho hai nấm này sinh trưởng không cạnh tranh nhau.
Sản phẩm chứa nấm Peacilomyces lilacinus
EMZ – FUSA là dòng phân bón hữu cơ vi sinh được nhập khẩu từ Mỹ hãng FUSA bao gồm các thành phần:
- Rhizobium sp. (vi khuẩn cố định đạm): 1×106 CFU/ml
- Aerobic bacteria (vi khuẩn hiếu khí): 1×106 CFU/ml
- Anaerobic bacteria (vi khuẩn kỵ khí): 1×106 CFU/ml
- Thành phần hữu cơ: ≥ 15%, pH = 6 và tỉ trọng riêng: 1 – 1.05 g/ml
- Dung dịch màu nâu.
Tham khảo chi tiết sản phẩm: Phân bón vi sinh EMZ-Fusa
Với sản phẩm cải tiến có thêm nấm Peacilomyces lilacinus nên sẽ hỗ trợ phòng trừ tuyến trùng cho các loại cây trồng như: cây công nghiệp (hồ tiêu, cà phê…), cây ăn quả (sầu riêng, bưởi, mít…), cây rau màu (bầu bí, dưa leo, cà chua, cải,..) đến cây cảnh, cây hoa. Khi dùng EMZ – FUSA kết hợp với sử dụng phân hữu cơ, phân chuồng sẽ giúp cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng, cố định đạm, cải tạo đất và ngăn tuyến trùng gây hại cho cây trồng.
Lưu ý
- Dù là dùng sản phẩm vi sinh hay nấm đối kháng nào thì chúng ta cũng nên sử dụng trên nền đất có sẵn phân chuồng, phân hữu cơ, giá thể hữu cơ,…tránh dùng trên đất trơ trọi sẽ giảm hiệu quả của những loài trên.
- Trước khi sử dụng kết hợp nhiều loài chúng ta nên tìm hiểu xem chúng có triệt tiêu nhau không để tránh giảm hiệu quả khi dùng thiên địch.
Tham khảo các sản phẩm hỗ trợ nông nghiệp sạch:
- Đạm cá nước ngọt – Phân cá hữu cơ cho nông nghiệp
- Phân đậu nành – Đạm hữu cơ thuỷ phân từ đậu nành
- Phân Humic hữu cơ 95% Acid Powder
- Phân bón sinh học WEHG – 100% thảo mộc thiên nhiên
- Máy đo pH và độ ẩm đất DM15
- Máy đo EC trong đất HI98331
- Chế phẩm sinh học Em Gốc (EM1)
- Chế phẩm sinh học Em AG (Em gốc) chuyên dùng ủ phân
- Men ủ phân cá Protease, giảm mùi hôi khi ủ phân cá
- Chế phẩm vi sinh Trichoderma
Trên đây là những thông tin về nấm Peacilomyces lilacinus chuyên phòng trừ tuyến trùng cũng như cách sử dụng nấm này hiệu quả. Chúc Quý bà con có vụ mùa như ý và hẹn gặp lại ở những chia sẻ hữu ích tiếp theo.
Tác giả: Minh Cường
Mọi thắc mắc về ” Nấm Peacilomyces Lilacinus – Hung Thần Của Tuyến Trùng”, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY
Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 882 247 – 0358 867 306 – 0932 063 123 – 0909 307 123 – 0903 908 671
Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com
Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com
Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy
Facebook: Tin Cậy Group | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ
Bài viết liên quan
Cách Xử Lý Ra Hoa Vườn Anh Thiết
Cách Xử Lý Ra Hoa Vườn Anh Thiết Anh Thiết – một nhân vật làm [...]
Th11
Phục Hồi Vườn Sầu Riêng Sau Thu Hoạch Nghịch Vụ
Phục Hồi Vườn Sầu Riêng Sau Thu Hoạch Nghịch Vụ Tình hình sầu riêng nghịch [...]
Th11
Bệnh Chết Đứng Trên Cây Sầu Riêng
Bệnh “Chết Đứng” Trên Cây Sầu Riêng Hiện nay nhiều nhà vườn đang gặp tình [...]
Th10
Hồi Sinh 3ha Sầu Riêng Tơ Từ Vùng Đất Chết
Hồi Sinh 3ha Sầu Riêng Tơ Từ Vùng Đất “Chết”– Đắk R’lấp, Đăk Nông Vườn [...]
Th10
Mọt Đục Cành – Thủ Phạm Hoành Hành Gây Hại Nhiều Vườn Sầu Riêng
Mọt Đục Cành – Thủ Phạm Hoành Hành Gây Hại Nhiều Vườn Sầu Riêng Vườn [...]
Th10
Phục Hồi Thành Công Ngộ Độc Paclo Ở Các Vườn Sầu Riêng Miền Tây
Phục Hồi Thành Công Ngộ Độc Paclo Ở Các Vườn Sầu Riêng Miền Tây Paclo [...]
Th10