Đuổi Mặn Hạ Phèn – Cuộc Chiến Lâu Dài Của Nhà Nông

Theo dự báo về nguồn nước và hạn hán xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long mùa khô 2021 – 2022 của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia thì lượng nước từ thượng nguồn sông Mekong về Đồng bằng sống Cửu Long thiếu khoảng 5 – 10% so với trung bình nhiều năm.

Xâm nhập mặn khả năng đến sớm và cao hơn mức trung bình nhưng ít nghiêm trọng như mùa khô 2019 – 2020. Tuy vậy, bà con nên chuẩn bị kiến thức cơ bản nhất để đuổi mặn hạ phèn. Thế mới nói đây quả thật là “cuộc chiến” lâu dài của nhà nông. Việc phèn mặn xậm nhập kèm theo sự thay đổi cấu trúc đất sau thời gian dài thâm canh khai thác năng suất trái mà quên đi việc cải tạo đất.

Hậu quả dẫn đến hàng loạt vườn cây ăn trái ở ĐBSCL suy kiệt trên diện rộng với các biểu hiện như: Cây bị tổn thương bộ rễ, lá vàng héo dần dần rồi chết. Nhà vườn cũng đã áp dụng nhiều biện pháp cứu vườn, tuy nhiên sức khỏe cây trồng vẫn chưa cải thiện tốt.

Đuổi mặn hạ phèn - Cuộc chiến lâu dài của nhà nông
Đuổi mặn hạ phèn – Cuộc chiến lâu dài của nhà nông

Theo PGS.TS Trần Kim Tính trường ĐH Cần Thơ thì khoảng 90 – 95% đất của ĐBSCL có độ pH tuột xuống 1 – 2 đơn vị. Nghĩa là đất phù sa bồi hằng năm có pH khoảng 7 nhưng tới thời điểm này thì pH ở những ruộng lúa giao động từ 4,5 – 5, 5. Nếu pH khoảng 6 – 7 thì khi bón 1 bao phân vào đất thì cây sẽ hấp thu 90%, ngược lại thì cây chỉ lấy được 30 – 40%. Vì vậy, độ chua của đất là yếu tố cực kì nguy hiểm.

Vậy có cách nào ứng phó và phù hợp với điều kiện hiện có của nhà nông không?

Thưa bà con là có. Chắc hẳn bà con đã thử qua, rất quen thuộc nhưng nhiều bà con vẫn chưa dùng đúng cách. Đó là vôi – nguyên liệu thân quen để đánh đuổi phèn mặn.

Vôi cục (vôi bung) xử lý phèn mặn hiệu quả - Nguồn internet
Vôi cục (vôi bung) xử lý phèn mặn hiệu quả – Nguồn internet

Câu chuyện muôn thuở rằng: Khi thành lập vườn thì bà con nhận biết phèn khi thấy nước trong mương có ván sắt đóng trên mặt, không biết cách xử lý cứ bón phân bình thường. Lâu dần thấy cây bị cháy lá, rụng lá, phát triển còi cọc, chết. Đã dùng vôi để xử lý nhưng pH vườn vẫn ở mức 3 chấm.

Tại sao như vậy? Vì nhiều bà con hay sử dụng vôi bột để rải cho tiện, chỉ tưới nước vườn 1 lần ngày sau không tưới lại, nếu gặp nắng thì càng làm khô đất, rễ cây thì bị cháy phần chóp rễ.

Vậy nên sử dụng loại vôi nào thì tối ưu và hiệu quả nhất? Cách làm ra sao?

Theo tìm hiểu của Trang thì bà con nên mua vôi đá (vôi bung) ngâm vào nước khi nó đã sôi và lắng xuống thì lấy 1L nước vôi pha thêm 10L nước rồi tưới xung quanh vườn. Tuy nhiên cặn vôi vẫn còn, chưa tan hết thì tiếp tục cho thêm nước vào, tầm 6 – 7 lần nước như thế.

Có thể lấy cặn vôi đổ xuống mương cũng được. Tưới vôi khi đất khô sẽ hiệu quả hơn vì dễ ngấm nhanh vào đất. Rễ sầu riêng khi tưới nước vôi không bị ảnh hưởng nhưng khi rải trực tiếp sẽ tổn thương rễ sâu sắc. Tưới vôi liên tục đến khi đo pH được nâng lên ổn định thì ngưng tưới.

Tưới vôi khoảng bao lâu thì đo lại pH? Cách kiểm tra pH như thế nào là chính xác?

Thưa rằng: Tưới đẫm vôi cỡ 2 – 3 lần rồi để cho đất khô thì kiểm tra pH lại.

Cách kiểm tra pH bằng giấy quỳ hoặc bằng những thiết bị đo hiện đại như DM15, HI98331,…bằng cách: Lấy 1 phần đất hòa vào 5 phần nước, ngâm thành bùn lắng rồi lấy nước trong đem đo, EC = 2 – 3 mS/cm là đạt, nên lấy đất tầng mặt và tầng nào rễ phát triển.

Ngoài việc nâng pH bằng vôi để giải quyết phèn mặn thì việc cải tạo đất có quan trọng không?

Vấn đề cải tạo đất cần được quan tâm hàng đầu. Bà con nên để cỏ vườn để giữ đất và bón bổ sung phân chuồng: Phân heo, gà, bò, dê, phân đạm cá, phân humic và các dòng phân sinh học, vi sinh khác để cải thiện độ phì nhiêu, tơi xốp đất một cách hiệu quả, bền vững nhất.

Một điều cực vui là những khách hàng của Tin Cậy họ đang dần chuyển hướng sang hữu cơ vi sinh từ việc sử dụng các sản phẩm của chúng tôi như dòng phân đạm cá, humic, phân sinh học wehg, ủ EM thứ cấp từ EM1 để tưới vườn, kết hợp để cỏ và bón nhiều các loại phân hữu cơ khác, giảm thiểu tối đa lượng phân hóa học.

Đuổi mặn hạ phèn - Cuộc chiến lâu dài của nhà nông
Đuổi mặn hạ phèn – Cuộc chiến lâu dài của nhà nông
Vườn thanh long – Cà phê – Bưởi – Sầu riêng của khách hàng Tin Cậy chuyển hướng canh tác hữu cơ bền vững
Đuổi mặn hạ phèn - Cuộc chiến lâu dài của nhà nông
Đuổi mặn hạ phèn – Cuộc chiến lâu dài của nhà nông

Vườn Nhãn – Tiêu – Chanh – Cây kiểng (hoa hồng) đều được sử dụng dòng phân hữu cơ sinh học an toàn và thân thiện với môi trường

Tham khảo các sản phẩm hỗ trợ nông nghiệp sạch:

Qua bài viết này của Trang phần nào cũng giúp bà con có thêm những thông tin thật hữu ích. Trang chúc quý bà con nhiều sức khỏe và thành công trên con đường nông nghiệp bền vững vì trong tương lai nông sản Việt không chỉ có tại Việt Nam mà phải vươn tầm thế giới, hướng tới sứ mệnh lớn lao: Ở đâu có con người, ở đó có nông sản Việt.

Tác giả: Huyền Trang

Mọi thông tin về “Đuổi mặn hạ phèn – Cuộc chiến lâu dài của nhà nông”, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 882 247 – 0358 867 306 – 0932 063 123 – 0909 307 123 – 0903 908 671

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy

Facebook: Tin Cậy Group | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo