Cây trồng bám rễ vào đất. Không có đất cây… chết chắc. Thế nhưng, nếu không kể phần nước “uống” thì cây chỉ lấy khoảng 5% chất dinh dưỡng từ đất để “ăn”. 95% chất dinh dưỡng còn lại thì “nhà máy cây” tự sản xuất (quang hợp) và tự tiêu thụ. Đất chỉ đóng vai trò như cái kho lưu giữ các chất dinh dưỡng để cây dùng từ từ.
Nếu có cách để dự trữ và biến các chất dinh dưỡng thành dung dịch lỏng để cây trực tiếp hấp thụ thì cái “kho đất” không còn cần thiết nữa. Khi đó ta hoàn toàn có thể trồng cây không cần đất. Công nghệ này gọi là hydroponics.
Hydroponics là kỹ thuật trồng thực vật trong dung dịch dinh dưỡng. Thường được định nghĩa như là “trồng cây trong nước” hoặc “trồng cây không cần đất”.
Bí quyết của kỹ thuật này là cung cấp đủ và đúng lúc cho cây trồng các nguyên tố khoáng cần thiết. Cung cấp đầy đủ thức ăn; bảo đảm đủ ánh sáng; CO2 cho quá trình quang hợp; O2 cho quá trình hô hấp. Cây trồng có thể phát triển khỏe mạnh theo ý muốn của người trồng.
Trong thủy canh, tất cả các chất cần thiết cung cấp cho cây đều được sử dụng dưới dạng các muối khoáng vô cơ hòa tan trong dung môi là nước. Sự thành công hay thất bại của việc trồng rau thủy canh đều phụ thuộc vào việc xử lý chất dinh dưỡng. Thông qua giá trị pH, độ dẫn điện EC và tổng chất rắn hòa tan TDS trong dung dịch thủy canh.
Trong thời gian sinh trưởng và phát triển của cây. Cây sẽ sử dụng các chất dinh dưỡng theo nhu cầu đòi hỏi của chúng.
Đối với loại cây có thời gian sinh trưởng tương đối dài thì việc bổ sung dung dịch dinh dưỡng là rất cần thiết.
Trong nghiên cứu người ta có thể dựa vào giá trị của độ dẫn điện (EC), tổng lượng chất rắn hòa tan (TDS) của các máy đo. Để điều chỉnh bổ sung chất dinh dưỡng vào môi trường trồng thủy canh.
Độ dẫn điện (EC) để chỉ tính chất của một môi trường có thể truyền tải được dòng điện. Độ dẫn điện của một dung dịch là khả năng dẫn điện của dung dịch này được đo bằng những điện cực có diện tích bề mặt là 1cm2 ở khoảng cách 1cm, đơn vị tính là mS/cm. Hầu hết các dung dịch dinh dưỡng có giá trị EC nhỏ hơn 4 mS/cm, nếu lớn hơn sẽ gây hại cho cây trồng.
Tổng khối lượng chất rắn hòa tan được đo bằng những máy đo TDS theo đơn vị ppm.
Chỉ số EC cũng như TDS chỉ diễn tả tổng nồng độ ion hòa tan trong dung dịch. Chứ không thể hiện được nồng độ của từng thành phần riêng biệt.
Trong suốt quá trình tăng trưởng cây hấp thụ khoáng chất mà chúng cần. Do vậy việc duy trì giá trị EC và TDS ở một mức ổn định là rất quan trọng.
Nếu dung dịch có chỉ số EC (hoặc TDS) cao thì hấp thu nước của cây diễn ra nhanh hơn sự hấp thu khoáng. Hậu quả là nồng độ các chất dinh dưỡng rất cao và gây ngộ độc cho cây. Khi đó ta cần bổ sung thêm nước vào môi trường. Ngược lại, nếu chỉ số EC (hoặc TDS) thấp thì cây hấp thu chất khoáng nhanh hơn hấp thu nước. Khi đó chúng ta phải bổ sung thêm chất khoáng vào dung dịch.
Một số giới hạn EC và TDS đối với một số loại cây trồng.
Cây trồng | EC (mS/cm) | TDS (ppm) |
Cầm chướng | 2,4 – 5,0 | 1400 – 2450 |
Địa lan | 0,6 – 1,5 | 420 – 560 |
Hoa hồng | 1,5 – 2,4 | 1050 – 1750 |
Cà chua | 2,4 – 5,0 | 1400 – 3500 |
Xà lách | 0,6 – 1,5 | 280 – 1260 |
Xà lách xong | 1,5 – 2,4 | 280 – 1260 |
Cây chuối | 2,4 – 5,0 | 1260 – 1540 |
Cây dứa | 2,4 – 5,0 | 1400 – 1680 |
Dâu tây | 1,5 – 2,4 | 1260 – 1540 |
Ớt | 1,5 – 2,4 | 1260 – 1540 |
Qua tìm hiểu những đặc điểm cơ bản trong trồng rau thủy canh. Việc trang bị những thiết bị xác định nhanh giá trị pH, EC, TDS là rất cần thiết. Giúp xác định nồng độ dung dịch một cách chính xác, tránh tình trạng dung dịch pha quá loãng không đủ đáp ứng dinh dưỡng cho cây. Hoặc hàm lượng dinh dưỡng quá đặc gây lãng phí và làm cây bị ngộ độc và điều chỉnh pH kịp thời.
Công ty CP ĐT TM DV Tin Cậy xin gửi đến quý khách hàng những thiết bị chuyên dụng trong rau thủy canh như sau:
Mọi thông tin cần trao đổi cũng như cần tư vấn khi mua sản phẩm Quý khách vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY
Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, Khu Đô Thị Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, Q.Thủ Đức, Tp.HCM
Điện thoại: (028) 2253 3535 – 090 288 2247 – 0909 307 123 – 0903 908 671
Email: ngoctram@tincay.com; kinhdoanh@tincay.com ; tincay@tincay.com
Bài viết liên quan
Tại Sao Nên Kiểm Tra Độ Dẫn Điện EC Đất?
Tại Sao Nên Kiểm Tra Độ Dẫn Điện EC Đất? EC đất là gì? Chỉ [...]
Th12
Cứu Tinh Diệt Mọt Đục Cành Sầu Riêng Vườn Chú 7
Cứu Tinh Diệt Mọt Đục Cành Sầu Riêng Vườn Chú 7 Mọt đục cành đã [...]
Th12
Phun Tạo Mầm Lần 3 Vườn Anh Thuộc Có Gì Khác Biệt?
Phun Tạo Mầm Lần 3 Vườn Anh Thuộc Có Gì Khác Biệt? Tất bật chuẩn [...]
Th12
Kết Quả Bất Ngờ Khi Chuyển Đổi Từ Cao Su Sang Sầu Riêng
Kết Quả Bất Ngờ Khi Chuyển Đổi Từ Cao Su Sang Sầu Riêng Đến với [...]
Th11
Nguyên Nhân Sầu Riêng Chậm Lớn – Giải Pháp Khắc Phục
Nguyên Nhân Sầu Riêng Chậm Lớn – Giải Pháp Khắc Phục Sầu riêng là “Vua [...]
Tương Quan Kích Thích Giữa Rễ – Thân – Lá Sầu Riêng
Tương Quan Kích Thích Giữa Rễ – Thân – Lá Sầu Riêng Cây sầu riêng [...]
Th11