Cứu Tinh Diệt Mọt Đục Cành Sầu Riêng Vườn Chú 7

Mọt đục cành đã trở thành nỗi ám ảnh của nhiều nhà vườn trồng sầu riêng trong suốt thời gian vừa qua. Vườn sầu riêng của chú 7 tại Đạ Huoai cũng đã hứng chịu loại sinh vật gây hại “cứng đầu” này.

Hiện trạng vườn chú 7

Vườn chú 7 với số lượng 700 cây sầu riêng Monthong được 4,5 năm đã thu trái bói trong năm vừa qua với sản lượng hơn 20 tấn cho tổng số 210 cây doanh thu lên đến 1,1 tỉ đồng. Ước tính giá trị của một cây sầu riêng mang lại khoảng 5 triệu đồng/vụ, vậy mà đợt vừa rồi bùng phát mạnh dịch mọt đục cành sầu riêng, vườn sầu riêng của chú 7 cũng không là ngoại lệ.

Sau khi được phát hiện dấu vết đục cành ở gần gốc, chú 7 đã dùng nhiều loại thuốc để phun xịt và quét lên thân cây, tuy nhiên tất cả điều là vô ích, cây vẫn vàng lá và chết, kết cục là bị đốn hạ.

Cây sầu riêng đầu tiên bị mọt đục cành tấn công tại vườn chú 7
Cây sầu riêng đầu tiên bị mọt đục cành tấn công tại vườn chú 7

Cây sầu riêng đầu tiên bị tấn công và chưa tiêu diệt được triệt để sẽ kéo theo cây thứ 2, cây thứ 3 và còn nhiều cây nữa cũng nhiễm mọt đục cành.

Sau khi gây hại được cây đầu tiên mọt tại vườn chú 7 đã di chuyển sang cây thứ 2 và tấn công từ ngọn xuống, chú 7 phát hiện kịp thời nên đã cho đốn hạ phần ngọn để chặn mọt tấn công xuống gốc, làm vậy đôi khi có thể giữ được cây.

Cây sầu riêng thứ 2 bị mọt tấn công ngọn
Cây sầu riêng thứ 2 bị mọt tấn công ngọn

Chưa dừng lại ở đó, mọt tiếp tục di chuyển sang cây sầu riêng thứ 3 ở gần đó và tốc độ gây hại ngày càng nhanh, mạnh hơn khi số lượng sinh sản ngày một tăng. Vậy mọt đục cành là sinh vật gì mà lại có mức độ gây hại nặng như thế?

Mọt đục cành

Mọt đục cành thuộc bộ cánh cứng, chúng gây hại ở tất cả các giai đoạn, tấn công vào những cành và cây đã hóa gỗ, không tấn công vị trí non.

Theo nghiên cứu của Bành Ngọc Nghĩa năm 2012 có 5 loài mọt gây hại tại huyện Cai Lậy, trong đó có 2 loài gây hại phổ biến nhất là Xyleborus similisXyleborus fornicates. Chúng đục trực tiếp vào thân và nhánh của cây sầu riêng tạo nên những lỗ đục có đường kính khoảng 2mm với hướng đục song song hoặc vuông góc với tầng sinh gỗ, đường đục có thể là đường đơn hoặc có phân nhánh.

Chúng ta nhận biết mọt đã tấn công chỉ khi thấy các vết đục li ti và những vết đùn mạt gỗ phía ngoài vỏ cây. Số cây bị mọt đục cành có tương quan chặt với bệnh xì mủ, cây bị mọt tạo vết thương hở khi thời tiết ẩm dễ tạo điều kiện cho nấm gây hại tấn công vào.

Các đường đục của mọt làm cắt đứt nhiều mạch dẫn nước và dinh dưỡng nuôi cây, gây hiện tượng vàng lá, khô cành và chết cành, vị trí đục ngấm nước mưa sẽ hóa nâu và dễ dàng tạo điều kiện cho nấm bệnh tấn công.

Mọt đục cành trên cây sầu riêng
Mọt đục cành trên cây sầu riêng

Cứu tinh diệt mọt

Sau khi xem xét tình hình mọt tại vườn, tôi đã đề xuất chú 7 sử dụng sản phẩm PERME UK 50 EC với thành phần hoạt chất là permethrin 50% với tính chất Tiếp xúc – Xông hơi – Thấm sâu – Vị độc là khắc tinh của mọt, bọ trĩ, muỗi và một số loại côn trùng gây hại khác.

Liều dùng:

Phun phòng ngừa: Pha 50ml dung dịch PERME UK 50 EC + 10-15 lít nước sạch

Phun tiêu diệt: Pha 250ml dung dịch PERME UK 50 EC + 10-15 lít nước sạch

Dung dịch ban đầu có màu vàng nhạt, khi cho vào nước có màu trắng đục như sữa, khuấy đều dung dịch và sử dụng. Dùng để phun xịt phòng ngừa và tiêu diệt mọt đục cành hoạt chất phát huy tốt nhất khi phun vào chiều mát.

Thuốc có thể pha chung với thuốc sâu rầy khác, nhưng lưu ý không pha chung với thuốc khác có tính kiềm.

Perme UK 50 EC – Khắc tinh của mọt đục cành
Perme UK 50 EC – Khắc tinh của mọt đục cành

Phòng ngừa mọt đục cành:

  • Cung cấp dinh dưỡng cân đối làm tăng sức chống chịu cho cây trước sâu bệnh.
  • Thăm vườn thường xuyên để phát hiện những vết đục đầu tiên để ngăn chặn kịp thời.
  • Khi xuất hiện lỗ nhỏ trên cành, mạt cưa và vùng bị đục sẽ có màu nâu đen thì bà con nên phun xịt hoặc cưa bỏ và tiêu hủy nhanh chóng.
  • Sử dụng các loại thuốc có tính lưu dẫn, các chế phẩm sinh học tấn công vào giai đoạn ấu trùng.

Chủ động phòng ngừa dịch hại là cách tốt nhất để bảo vệ cây trồng, đảm bảo năng suất và lợi nhuận cao nhất. Các thời điểm chuyển giao giữa mùa mưa – mùa nắng và giữa mùa nắng – mùa mưa chính là thời điểm nhạy cảm nên cây trồng cần được phòng ngừa tổng quát về sâu bệnh hại.

Vừa rồi là phần chia sẻ của tôi về mọt đục cành gây hại trên cây sầu riêng, tôi hy vọng với những lưu ý này sẽ có thể giúp ích được cho quý cô/chú anh/chị trong quá trình chăm sóc cây trồng. Cảm ơn quý bà con đã theo dõi và hẹn gặp lại quý bà con ở các bài viết sau.

Chúc quý bà con thật nhiều sức khỏe và vụ mùa bội thu!

Tác giả: Thiên Nhiên

Mọi thắc mắc về bài viết “Cứu tinh diệt mọt đục cành sầu riêng vườn chú 7”, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 885 547 – 0902 882 249 – 0932 063 123 – 0902 882 247 – 0909 307 123

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy

Facebook: Công Ty Tin Cậy  | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo