Công Dụng Của Lân, MKP, Paclo Và Kali Đối Với Làm Bông Sầu Riêng

Cây sầu riêng ngoài vấn đề mùa vụ để ra trái thì người nông dân còn có thể sử dụng các chất hoá học như Lân, MKP, Paclo, Kali liều cao, … kết hợp nhiều công thức để kích ra hoa theo ý muốn. Vậy những chất trên có công dụng như thế nào đối với ra hoa cây sầu riêng? Cùng Tin Cậy tìm hiểu ngay dưới đây!

1. Lân

Lân là yếu tố chính quyết định sự ra hoa, đậu quả và quá trình chín của quả và hạt, giúp hoa, quả to, hạt thì chắc.

Tác dụng của phân Lân (P) có trong thành phần Protit tạo nên nhân tế bào, vì vậy nó là chất không thể thiếu cho sự sống của cây. Lân rất cần cho sự hình thành nên các bộ phận mới ra mầm non (tham gia tích cực trong quá trình kiến tạo nên hoạt chất hình thành mầm hoa, đẻ nhánh, phân cành, ra hoa, đậu quả và phát triển bộ rễ.

Vì vậy ở cây sầu riêng Lân sẽ được dùng khi cơi đọt làm bông (cơi 2 hoặc 3) đã lụa, bón lân trước khi phun tạo mầm hoa 15 – 20 ngày giúp lá nhanh già, thúc đẩy phân hoá mầm hoa.

Thúc lá nhanh già để làm bông - Công dụng của lân, mkp, paclo và kali đối với làm bông sầu riêng
Thúc lá nhanh già để làm bông – Công dụng của lân, mkp, paclo và kali đối với làm bông sầu riêng

2. MKP

Phân bón MKP có chứa 2 dưỡng chất chính là P2O5: 52% và  K2O:   34% ở dạng hòa tan hoàn toàn nên thường được dùng làm phân bón lá hoặc hòa vào hệ thống tưới nhỏ giọt.

Phân MKP không chứa chất đạm nên dễ dàng điều chỉnh lượng đạm bón theo nhu cầu của cây trồng. Thúc đẩy phân hóa mầm hoa, ra hoa nhiều tập trung.

Phân MKP cũng không chứa clorua, natri và các nguyên tố bất lợi khác, nên rất thích hợp với cây trồng nhạy cảm với clorua như: Cafe, sầu riêng, khoai tây, hạnh nhân, quả óc chó và cam quýt,

Sử dụng MKP để làm già lá sầu riêng trước khi xử lý ra hoa 10 – 15 ngày để kích thích mạnh ra hoa, ngoài ra MKP còn được dùng để “đốt đọt” sầu riêng khi cây mang trái non mà đi đọt mạnh, tuy nhiêu liều cao MKP sẽ gây cháy lá cực mạnh làm giảm sức khoẻ cây trồng nhanh chóng dẫn đến việc khó phục hồi sau này.

Lân và Kali cao để tạo mầm hoa sau này
Lân và Kali cao để tạo mầm hoa sau này

3. Paclobutrazol

Paclobutrazol là hợp chất hóa học bao gồm một vòng triazole và một vòng benzen-chloro liên kết với một mạch cacbon mở, dùng để điều hòa sinh trưởng ở thực vật bằng cách ức chế sự tổng hợp Gibberellin.

Việc ức chế tổng hợp Gibberellin (một dòng nhân tạo hay sử dụng phun cây là GA3) sẽ làm ngưng quá trình sinh trưởng cây trồng, từ đó nhờ việc tạo môi trường lân và kali cao nên thúc đẩy quá trình ra hoa, tạo quả trên cây trồng đặc biệt ở cành nhánh sầu riêng (cần ra hoa chỗ nào sẽ phun chỗ đó để kích thích mạnh).

Hiện nay, Paclobutrazol được sử dụng rộng rãi một cách quá mức tại các nhà vườn, làm cho đất trồng bị tồn dư một lượng Paclobutrazol khá lớn. Ngoài ra, việc lạm dụng Paclobutrazol trong thời gian dài dẫn đến tình trạng cây chậm phát triển, trở nên còi cọc và sức chống chịu kém.

Paclobutrazol có thời gian bán hủy (phân huỷ một nửa lượng sử dụng) từ 43 đến 618 ngày (trung bình 182 ngày) trong đất ở điều kiện hiếu khí. Thời gian bán hủy thực tế phụ thuộc vào các điều kiện vật lý và sinh học, bao gồm nhiệt độ xung quanh, độ chặt của đất và thành phần vi sinh vật đất.

Trong nước bề mặt (nước mặt hoặc đất mặt), thời gian bán phân hủy của Paclobutrazol là 164 ngày. Do đó, Paclobutrazol thể hiện tính ổn định hóa học cao và sự phân hủy của nó phần lớn không bị ảnh hưởng bởi các điều kiện axit, bazơ hoặc trung tính.

Do đó nếu không thật sự quá cần thiết nông dân nên sử dụng những biện pháp khác để kích thích cây sầu riêng ra hoa, như Kali cao ở mục dưới đây.

4. KNO3

Kali nitrat (KNO3) là loại phân bón duy nhất cung cấp toàn bộ là dinh dưỡng dạng đa lượng, gần như cao nhất trong thành phần của bất kỳ các công thức nào khác. Bao gồm Kali ở dạng Cation (K+) và anion nitrat (NO3), với tỷ lệ N – P – K là 13 – 0 – 46.

Về cơ bản KNO3 không độc hại mà có lợi cho cây trồng, giúp cây tăng sức đề kháng, hỗ trợ cây khỏe mạnh hơn. Giảm thiểu sự hấp thu Cl và chống lại tác động có hại của Clorua (rất hữu ích trên cây sầu riêng vì Clorua gây sượng trái). Tăng cường khả năng chịu hạn của cây trồng.

Kết hợp phun cùng với Lân gọi là các lần phun tạo mầm, từ 2 – 3 lần sau lần phun đầu tiên, cách nhau 7  – 10 ngày (có thể xen giữa lần 2 và 3 một đợt paclobutrazol nếu làm nghịch vụ hoặc thời tiết khó ra hoa).

Phun tạo mầm bằng Lân và Kali (xen kẽ Paclobutrazol) kết hợp đậy bạt để kích bông nghịch vụ tại miền Tây
Phun tạo mầm bằng Lân và Kali (xen kẽ Paclobutrazol) kết hợp đậy bạt để kích bông nghịch vụ tại miền Tây

Như vậy, có nhiều chất hoá học để nông dân có thể kích thích ra hoa sầu riêng đồng loạt (thuận vụ hoặc nghịch vụ) từ phân bón như MKP, Lân, Kali đến chất điều hoà như Paclobutrazol nhưng cũng cần phối hợp hợp lý và liều lượng thích hợp.

Tham khảo các sản phẩm hỗ trợ nông nghiệp sạch:

Nếu quá lạm dụng sẽ dẫn đến suy cây, ô nhiễm môi trường cũng như tồn dư chất gây hại cho sức khoẻ người sử dụng. Chúc nhà vườn có vụ mùa như ý!

Tác giả: Minh Cường

Mọi thắc mắc về “Công dụng của lân, MKP, Paclo và kali đối với làm bông sầu riêng”, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 882 247 – 0902 882 249 – 0358 867 306 – 0909 307 123 – 0903 908 671

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy

Facebook: Tin Cậy Group | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo