Con Vạc Sành Gây Hại Gì?

Trên cây sầu riêng có rất nhiều loại côn trùng gây hại và gây hại ở nhiều mức độ khác nhau, như bọ cánh cứng và rầy phấn trắng thì “chén sạch” toàn bộ lá non, mọt đục cành thì đục hư thân và cành của cây… cho đến loài vạc sành cũng trở thành kẻ gây hại nếu không kịp thời phát hiện.

Một số loại côn trùng gây hại trên cây sầu riêng
Một số loại côn trùng gây hại trên cây sầu riêng

Trong vườn sầu riêng của chú Quang tại Chư Sê, Gia Lai, tôi có bắt gặp nhiều vết nứt lạ đã liền da nhưng không giống với vết xì mủ đã lành. Theo như chia sẻ của chú thì: khi chú thăm vườn vào ban đêm đã vô tình phát hiện có loài Chấu sành (Vạc sành) đang đẻ trứng trên thân và cành của cây sầu riêng tạo thành một vệt nứt dài và sâu, khi chú khoét vết nứt đó ra thì phát hiện có rất nhiều trứng được giấu sâu bên trong.

Những vết nứt này nếu không kịp thời nhận biết và loại trừ thì sẽ bị những loài côn trùng khác tấn công hoặc bị nhiễm nấm bệnh gây chảy mủ hay khô cành.

Con vạc sành
Con vạc sành

Chú Quang chia sẻ thêm: Khi nhận thấy những vết nứt này chú sẽ dùng mũi dao nhọn để cạo hết trứng của chấu Sành và bôi thêm hỗn hợp thuốc sâu, thuốc phòng nấm bệnh vào keo liền sẹo để diệt trừ những trứng còn xót lại và phòng ngừa cả nấm bệnh xâm nhập.

Dấu vết còn lại sau khi loại bỏ phần gây hại từ chấu sành

Với những vết thương hở trên cây như vậy mọi người có thể sử dụng phân sinh học WEHG để bôi lên vết thương, phân sinh học WEHG sẽ giúp kháng lại nấm bệnh và một công dụng tuyệt vời nữa là phần da đã mất sẽ được hình thành lại sau một thời gian sử dụng, điều mà keo liền sẹo chưa đáp ứng được. Ngoài ra phân sinh học còn rất an toàn cho người sử dụng, tránh được tác hại do thuốc hóa học đem lại.

Vạc sành thuộc họ Muỗm, có ngoại hình gần giống như châu chấu, đặc điểm nhận dạng là râu của vạc sành dài hơn râu của châu chấu và có bộ cánh to, khá tròn hơn so với cặp cánh thuông dài của châu chấu.

Tuy mức độ gây hại của vạc sành không trở thành dịch nhưng mọi người cũng cần chú ý các vết nứt bất thường trên cây để nhanh chống loại trừ tránh tạo điều kiện cho nấm bệnh hay các loài ký sinh khác tấn công vào cây sầu riêng làm giảm sức đề kháng của cây.

Vừa rồi là phần chia sẻ của tôi về tác hại của vạc sành trên cây sầu riêng mà tôi đã ghi nhận được từ thực tế vườn của chú Quang tại Chư Sê, Gia Lai. Tôi hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho quý bà con. Cảm ơn quý bà con đã theo dõi và hẹn gặp lại quý bà con ở các bài viết sau.

Chúc quý bà con thật nhiều sức khỏe và vụ mùa bội thu !

Tác giả: Thiên Nhiên

Mọi thắc mắc về bài viết “Con vạc sành gây hại gì?”, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 885 547 – 0902 882 249 – 0932 063 123  – 0902 882 247 – 0909 307 123

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy

Facebook: Công Ty Tin Cậy  | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo