Chủ Động Phòng Chống Hạn Mặn Tại Các Tỉnh Miền Tây
Với dự báo xâm nhập mặn xuất hiện sớm và sâu hơn trung bình nhiều năm, các địa phương vùng ĐBSCL linh hoạt nhiều giải pháp công trình và phi công trình chống mặn.
“Do nguồn nước về ĐBSCL vào mùa khô 2023 – 2024 thuộc nhóm năm ít nước, kết hợp với ảnh hưởng của El Nino nên khả năng mặn xâm nhập trong mùa khô 2024 ở mức cao hơn trung bình nhiều năm.
Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam cũng dự báo mặn có thể xuất hiện sớm và sâu hơn trung bình nhiều năm. Theo đó, mặn có thể ảnh hưởng đến vùng cây ăn trái cách biển từ 30 – 45km trong tháng 1.
Từ tháng 2 – 3, mặn tăng cao, các vùng sản xuất cách biển từ 50 – 65km khả năng lấy nước tưới bị hạn chế. Do đó, các địa phương vùng ĐBSCL cần vận hành hợp lý các công trình kiểm soát mặn để lấy nước tích trữ phục vụ sản xuất.” – Trích báo nông nghiệp.
Đập tạm ngăn mặn T3 – Hòa Điền được xây dựng trên kênh Rạch Giá – Hà Tiên theo lệnh xây dựng công trình khẩn cấp của UBND tỉnh Kiên Giang. Nguồn ảnh: Nông Nghiệp Việt Nam
Để chủ động nguồn nước tưới cho cây trồng, trước đó ngành nông nghiệp các tỉnh miền tây đã tuyên truyền, khuyến cáo bà con chủ động tích trữ nước trong mương, vườn, làm túi trữ ngọt hoặc thông qua hệ thống tưới tiết kiệm để đảm bảo đủ nguồn nước.
Theo khuyến cáo của ngành chức năng, bên cạnh thực hiện các giải pháp công trình là đắp các đập tạm, nhiều giải pháp phi công trình cũng được nông dân cù lao đẩy mạnh ứng dụng như nạo vét kênh mương, đào ao, lót bạt tích trữ nước ngọt, không để cây mang trái vào mùa khô hạn, dùng cỏ khô che phủ gốc cây để giảm thất thoát hơi nước…, nhất là chú trọng tiết kiệm nước tưới tiêu.
Các hạng mục xây dựng, khép kín hệ thống thủy lợi trên địa bàn tỉnh Cà Mau đang được đẩy mạnh triển khai. Nguồn ảnh: Nông Nghiệp Việt Nam
Ngành nông nghiệp địa phương cũng khuyến cáo bà con nông dân theo dõi, cập nhật các thông tin, dự báo về diễn biến hạn, xâm nhập mặn để có biện pháp ứng phó kịp thời. Bên cạnh đó, giữ vệ sinh nguồn nước, không xả rác và nước nhiễm bẩn vào nguồn cung cấp nước nhằm hạn chế tình trạng ô nhiễm nguồn nước trong mùa khô.
Ngoài ra, cần tập trung giải phóng các chướng ngại vật lòng kênh, khai thông dòng chảy trên các tuyến kênh trục, kênh cấp 1, cấp 2, cấp 3; thường xuyên tổ chức trục vớt, trục đẩy lục bình, duy trì thông thoáng lòng kênh, rạch.
Theo dõi độ mặn để lấy nước ngọt phải kiểm tra độ mặn trước khi lấy nước để tưới cho cây phù hợp với khả năng chịu mặn của từng loại cây trồng. Đồng thời, chọn thời điểm thích hợp để lấy nước ngọt theo khuyến cáo, không để mương vườn bị khô kiệt, không cho phèn có điều kiện hoạt động ảnh hưởng đến cây trồng
Giải pháp kiểm tra độ mặn nước tưới cây, Công Ty Tin Cậy xin giới thiệu đến bà con bút đo độ mặn chuyên dụng EC170
- Thang đo mặn thấp: 0-10.00ppt (phù hợp cho nước bị nhiễm mặn, nước tưới cây); độ phân giải 0.01 ppt, độ chính xác +/-2 phần nghìn trên toàn thang đo.
- Thang đo mặn cao: 10.1 – 70.0 ppt (phù hợp để kiểm tra nước nuôi tôm, và nước biển); độ phân giải 0.1 ppt, độ chính xác +/-2 phần nghìn trên toàn thang đo.
- Khoảng đo nhiệt độ: 0-50 độ C
Ngoài ra, loại bút thông dụng thứ hai không thể không kể đến đó là Bút đo độ mặn HI98139 của Hanna, Máy đo độ mặn từ 0.0 to 70.0 ppt (g/L), Máy đo được chia làm 3 thang đo là thấp, cao và tự động, Thiết kế dạng bỏ túi, nhỏ gọn
Để phòng chống hạn mặn kịp thời, bà con nên dự trữ sẵn dụng cụ để đo độ mặn, đảm bảo chính xác để có thể theo dõi sự thay đổi của nước và tưới cây cho phù hợp với từng loại cây trồng
Tác giả: Bảo Trân
Mọi thắc mắc về bài viết “Chủ động phòng chống hạn mặn tại các tỉnh miền Tây”, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY
Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0932 063 123 – 0902 671 281 – 0903 908 671
Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com
Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com
Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy
Facebook: Công Ty Tin Cậy | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ
Bài viết liên quan
Máy Cắt Cỏ – Công Cụ Đắc Lực Của Mọi Nhà Vườn
Máy Cắt Cỏ – Công Cụ Đắc Lực Của Mọi Nhà Vườn Với sự phát [...]
Th8
Tầm Quan Trọng Của Phân Hữu Cơ Trong Chăm Sóc Cây Sầu Riêng
Tầm Quan Trọng Của Phân Hữu Cơ Trong Chăm Sóc Cây Sầu Riêng Nhu cầu [...]
Th8
Các Bước Phục Hồi Vườn Của Anh Kha Ở Phong Điền
Các Bước Phục Hồi Vườn Của Anh Kha Ở Phong Điền Sau thu hoạch được [...]
Th8
6 Hoạt Chất Phổ Biến Nhất Để Phòng Trị Bệnh Trên Sầu Riêng
6 Hoạt Chất Phổ Biến Nhất Để Phòng Trị Bệnh Trên Sầu Riêng Mùa mưa [...]
Th7
Mancozeb Xanh Và Mancozeb Vàng Có Gì Khác Biệt?
Mancozeb Xanh Và Mancozeb Vàng Có Gì Khác Biệt? Hoạt chất Mancozeb là thuốc trị [...]
Th7
Quả Sầu Riêng Nhiễm Kim Loại Nặng – Cadimi
Quả Sầu Riêng Nhiễm Kim Loại Nặng – Cadimi Từ đầu năm 2024 cho tới [...]
Th7