Chế Phẩm EM – “Thần Kì” Những Vi Sinh Vật “Nhỏ Nhưng Có Võ”
Từ rất lâu đời, con người chúng ta đã để tâm đến việc lên men sữa để sản xuất sữa chua, cho men vào bột nhào, rau muối chua, phô mai, tương,…Thế mới thấy ông bà ta đã có kiến thức và biết tận dụng những gì của tạo hóa ban tặng vào thực tế đời sống để phục vụ cho chính mình.
Đồng thời không ngừng nghiên cứu để phát hiện ra những cấu trúc tinh thể mới, siêu vi sinh vật lạ,…nhằm khai thác tối ưu ứng dụng của chúng vào đời sống, thúc đẩy xã hội ngày càng văn minh hiện đại hơn.
Nhờ những phát hiện tuyệt vời và các mối quan hệ của các vi sinh vật có lợi tham gia vào quá trình lên men. Từ đó đã đẩy mạnh nghiên cứu về vi sinh vật ứng dụng rộng rãi trong hầu hết các lĩnh vực thực tiễn, gọi là chế phẩm sinh học EM.
Trên thị trường hiện nay đã có nhiều sản phẩm EM dạng bột và nước, chúng có những cái tên khác nhau nên bà con thường không biết phải dùng loại nào mới chuẩn EM gốc, nhưng thực chất chúng đều chứa trong đó những dòng siêu vi sinh vật có lợi. Cái tên khác được hiểu là xuất xứ từ đâu, cũng giống như mỗi người có tên gọi riêng do ba má đặt vậy.
Và tôi hay nhiều bà con cũng đã tò mò và thắc mắc rằng trong chế phẩm EM dạng nước có màu trà đó chứa cái gì? Nghe đâu chứa các chủng vi sinh vật gì đấy nhưng chúng là con gì? Tên gì? Vai trò như thế nào? Chức năng tương hỗ ra sao?..v.v….
Nhờ vậy mà tôi đã tìm hiểu và đưa ra một số thông tin cần thiết để bà con được tường tận hơn. Nếu bà con có những góp ý gì qua bài viết này xin hãy để lại bình luận phía dưới nhé.
Tham khảo các sản phẩm hỗ trợ nông nghiệp sạch:
- Đạm cá nước ngọt – Phân cá hữu cơ cho nông nghiệp
- Phân đậu nành – Đạm hữu cơ thuỷ phân từ đậu nành
- Phân Humic hữu cơ 95% Acid Powder
- Phân bón sinh học WEHG – 100% thảo mộc thiên nhiên
- Máy đo pH và độ ẩm đất DM15
- Máy đo EC trong đất HI98331
- Chế phẩm sinh học Em Gốc (EM1)
- Chế phẩm sinh học Em AG (Em gốc) chuyên dùng ủ phân
- Chế phẩm vi sinh cho chăn nuôi EM Ani
- Chế phẩm Trichoderma (Bio-TC)
Những chủng vi sinh vật hữu hiệu phổ biến có trong chế phẩm EM
Trong chế phẩm EM chứa hơn 80 loài vi sinh vật cả hiếu khí và kỵ khí thuộc 10 chi khác nhau. Tất nhiên là tôi không thể nào biết hết được 80 loài vi sinh vật này nhưng tôi sẽ nêu ra những chủng vi sinh phổ biến nhất cũng như chức năng chính của chúng.
Như vậy, trong chế phẩm EM chứa các nhóm vi khuẩn quang hợp, vi khuẩn cố định đạm, vi khuẩn lactic, xạ khuẩn, nấm men, nấm mốc,…Chúng đều là những vi sinh vật có lợi hết, “lương thiện” luôn giúp đỡ nhau để cùng phát triển.
Trọng trách được giao phó của các “anh hùng siêu tý hon”
Thứ 1: Nhóm vi khuẩn quang hợp
Chúng chiếm phần đông nhất trong chế phẩm EM và giữ nhiệm vụ quan trọng trong quá trình hoạt động. Thuộc nhóm vi khuẩn tự dưỡng quang năng có khả năng sử dụng năng lượng mặt trời chuyển hóa thành năng lượng hóa học giúp đồng hóa CO2 trong không khí tạo nên chất hữu cơ.
Không giống như cây xanh mang sắc tố quang hợp Clorofil mà ở vi khuẩn quang hợp sẽ mang những sắc tố quang hợp Bacteriochlorofil a, b, c, e, g,…khác nhau để hấp thụ phổ ánh sáng riêng.
Nhiệm vụ là gì?
- Tổng hợp các acid amin, hormon sinh trưởng, đường và các chất hoạt động sinh học khác.
- Thúc đẩy tiến trình sinh trưởng và phát triển ở cây trồng.
- Tạo ra các sản phẩm trao đổi chất là thức ăn hỗ trợ quá trình phát triển mật độ các vi sinh vật có lợi khác.
- Phân giải tốt chất độc hại như các vật liệu hữu cơ, hydrogen sulfide, axit nitrous, amoniac,…
- Tham gia tăng cường khả năng cố định Nito cùng với vi khuẩn cố định đạm cộng sinh trong rễ cây họ đậu.
Thứ 2: Nhóm vi khuẩn Lactic
Thuộc loại vi khuẩn Gram (+) không bào tử, đa phần không di động, có hình thái khác nhau. Chúng có thể vừa lên men kỵ khí bắt buộc, vừa sinh trưởng được trong môi trường có oxi.
Những ứng dụng rộng rãi của vi khuẩn lactic để chế biến thức ăn chua, ủ chua thức ăn chăn nuôi, sản xuất axit lactic thông qua quá trình phân giải đường, hydrat carbon với sự tích lũy axit lactic trong môi trường.
Mục đích đưa nhóm vi khuẩn này vào chế phẩm EM nhằm chuyển hóa thức ăn khó tiêu thành dễ tiêu cũng giống khi chúng ta ăn không tiêu, đường ruột bị yếu có thể ăn sữa chua để giải quyết tình trạng này.
Chúng có thêm những nhiệm vụ gì khác?
- “Chiến binh” tiêu diệt các vi sinh vật có hại nhờ axit lactic là chất khử trùng mạnh, đồng thời tăng sự phân hủy các chất hữu cơ tránh gây hiện tượng ngộ độc hữu cơ ở cây trồng.
- Thúc đẩy sự phân cắt các hợp chất hữu cơ như xenluloza sau đó lên men nhưng sẽ không gây ảnh hưởng đến các chất hữu cơ không phân hủy khác.
- Triệt tiêu loài gây hại – chi nấm Fusarium, tác nhân gây bệnh héo rũ trên cây trồng.
Thứ 3: Nhóm nấm men
Có cấu trúc đơn bào, thuộc giới vi nấm, đa dạng hình thái khác nhau, kích thước cũng thay đổi tùy vào giống, từng loài.
Ứng dụng tiên phong là gì?
- Được sử dụng rộng rãi trong sản xuất rượu, bia, cồn, glyxerin và điều chế một số hóa chất khác.
- Tham gia vào các quá trình chuyển hóa vật chất, phân hủy các chất hữu cơ trong đất.
- Tổng hợp các chất kháng sinh có lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cây. Đồng thời các hoạt chất sinh học như hocmon và enzym được tạo ra thúc đẩy tế bào hoạt động và phân nhánh rễ cây.
- Mang lại nguồn thức ăn cho các vi sinh vật hữu hiệu khác như vi khuẩn lactic và xạ khuẩn.
- Nấm men sinh sản nhanh chóng, sinh khối lại giàu protein và nhiều loại vitamin. Vì thế mà chúng được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp sản xuất thứa ăn bổ sung cho người và gia súc.
Thứ 4: Nhóm xạ khuẩn
Là một nhóm vi khuẩn Gram (+), trong chu trình sống có hình thành hệ sợi không có vách ngăn, có thể hình thành bào tử riêng lẻ hoặc chuỗi. Phân bố rộng rãi trong tự nhiên: trong đất, nước, cả trong cơ chất hữu cơ. Đây là sinh vật trung gian giữa nấm và vi khuẩn nên có những đặc điểm vừa giống vi khuẩn vừa giống nấm.
Vai trò quan trọng không kém “đàn anh đàn chị”:
- Xạ khuẩn có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và tạo độ phì nhiêu của đất.
- Tham gia tích cực vào các quá trình chuyển hóa và phân giải nhiều hợp chất hữu cơ phức tạp (xenluloza, kitin, lignin,…).
- Đặc điểm quan trọng nhất của xạ khuẩn thuộc giống Actinomyces là khả năng hình thành chất kháng sinh. Đồng thời cũng sản sinh ra các vitamin nhóm B (B1, B2, B6, B12), một số axit hữu cơ như axit lactic, axit axetic và nhiều các axit amin như axit glutamic, methionin, tryptophan, lizin,…
Thứ 5: Nhóm nấm mốc
Thuộc giới vi nấm có cấu trúc đa bào, hình thái dạng sợi phân nhánh hoặc không phân nhánh. Nấm mốc là tên chung để chỉ tất cả các nhóm nấm không phải là nấm men cũng không phải là các nấm lớn có mũ nấm như nấm rơm, nấm gỗ.
“Làm việc cần lao” chỉ để:
- Góp phần quan trọng việc đảm bảo các vòng tuần hoàn vật chất trong tự nhiên, phân giải mạnh mẽ các hợp chất hữu cơ phức tạp.
- Dùng trong sản xuất các chế phẩm enzym: proteaza, amylaza,…
- Tích lũy vitamin, các chất sinh trưởng và nhiều loại ancaloit có giá trị chữa bệnh. Tiết ra các kháng sinh có giá trị như: penixilin, fuzidin, fumagilin, tripaxidin,…
Đây là các nhóm vi sinh vật điển hình lợi ích có mặt trong chế phẩm EM. Tất nhiên là chúng cũng có những họ hàng “xấu tính” hay gây hại cho người và động vật, cả trên thực vật. Như vậy, qua bài viết này tôi đã giải quyết phần nào những thắc mắc của bà con. Bà con nhớ đón đọc những bài viết thú vị sắp tới nhé.
Tác giả: Huyền Trang
Mọi thông tin về “Chế phẩm EM – “thần kì” những vi sinh vật “nhỏ nhưng có võ”, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY
Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 882 247 – 0358 867 306 – 0932 063 123 – 0909 307 123 – 0903 908 671
Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com
Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com
Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy
Facebook: Tin Cậy Group | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ
Bài viết liên quan
Máy Cắt Cỏ – Công Cụ Đắc Lực Của Mọi Nhà Vườn
Máy Cắt Cỏ – Công Cụ Đắc Lực Của Mọi Nhà Vườn Với sự phát [...]
Th8
Tầm Quan Trọng Của Phân Hữu Cơ Trong Chăm Sóc Cây Sầu Riêng
Tầm Quan Trọng Của Phân Hữu Cơ Trong Chăm Sóc Cây Sầu Riêng Nhu cầu [...]
Th8
Các Bước Phục Hồi Vườn Của Anh Kha Ở Phong Điền
Các Bước Phục Hồi Vườn Của Anh Kha Ở Phong Điền Sau thu hoạch được [...]
Th8
6 Hoạt Chất Phổ Biến Nhất Để Phòng Trị Bệnh Trên Sầu Riêng
6 Hoạt Chất Phổ Biến Nhất Để Phòng Trị Bệnh Trên Sầu Riêng Mùa mưa [...]
Th7
Mancozeb Xanh Và Mancozeb Vàng Có Gì Khác Biệt?
Mancozeb Xanh Và Mancozeb Vàng Có Gì Khác Biệt? Hoạt chất Mancozeb là thuốc trị [...]
Th7
Quả Sầu Riêng Nhiễm Kim Loại Nặng – Cadimi
Quả Sầu Riêng Nhiễm Kim Loại Nặng – Cadimi Từ đầu năm 2024 cho tới [...]
Th7