Cháy Lá, Chết Ngọn Trên Cây Sầu Riêng

Người trồng sầu riêng nào cũng biết rõ rằng bộ lá cây sầu riêng quan trọng như thế nào đối với cây, giữ được lá là cây khỏe mạnh, có đề kháng tốt và đủ lực làm trái. Thể nhưng bộ lá luôn là đối tượng dễ thu hút sâu bệnh tấn công, trong số đó có cháy lá, chết ngọn gây hại rất nhiều trên đối tượng sầu riêng, năm 2017 tại Cai Lậy, Tiền Giang có 1.400ha trồng sầu riêng thì có 87ha bị nhiễm Rhizoctonia sp. gây cháy lá, chết ngọn, chiếm tỉ lệ 2-3% trong tổng số.

Biển hiện của cháy lá sầu riêng

Nấm Rhizoctonia sp. là tác nhân gây bệnh cháy lá chết ngọn ở sầu riêng. Đây là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm, gây hại đối với cả sầu riêng con và sầu riêng ở giai đoạn kinh doanh. Đặc biệt ở những vườn ươm, vườn sầu riêng mới xuống giống, nó có thể gây thiệt hại đến 50% vườn.

Biểu hiệu của cháy lá trên cây sầu riêng

Bệnh cháy lá chết ngọn sầu riêng phát sinh trên cả lá già, lá non và đọt non. Vết bệnh ban đầu sẽ như vết bỏng nước trên phiến lá, sau đó lan rộng dần và chuyển màu nâu, rồi cháy khô. Vết bệnh cũng có thể xuất phát từ chóp lá và rìa lá (mép lá). Các sợi nấm có màu vàng nhạt xuất hiện trên mô bệnh và dễ lan dần ra các lá lân cận.

Trong điều kiện độ ẩm cao như vào mùa mưa hay vườn có cỏ rậm rạp, nấm lây lan rất nhanh. Nấm tồn tại trên lá bị nhiễm bệnh và có thể lưu tồn trong đất. Cây nhiễm bệnh làm lá non bị khô và rụng trụi đọt (gọi là hiện tượng chổi chà), chết ngọn, cành và nhánh nhỏ, ảnh hưởng rất lớn đến năng suất.

Biểu hiện của các cây sầu riêng bị chết ngọn

Bệnh nặng làm khô trắng tất cả lá trên cây làm mất khả năng quang hợp, yếu sức và suy cây rất khó hồi phục. Đặc biệt bệnh thường phát sinh và phát triển mạnh ở những vườn ít chăm sóc, mật độ trồng dày, bón phân mất cân đối, thừa đạm và bón thiếu phân trung vi lượng, những vườn không cắt tỉa cành bệnh, các cành không hiệu quả, để tán cây quá rậm rạp, bị thiếu ánh nắng, vườn không thông thoáng,… cũng thường bị bệnh nhiều hơn.

Biện pháp phòng trừ

Cần phối hợp tất cả các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp trong vườn từ biện pháp canh tác, biện pháp thủ công, biện pháp sinh học cho tới biện pháp hóa học.

  • Chọn đất có tầng canh tác sâu, không quá nhiều sét, khả năng thoát nước tốt, không bị ngập úng, và đảm bảo nguồn nước tưới đủ cho cây trong mùa nắng.
  • Cần canh chỉnh pH đất thích hợp từ 5.5-6.5, định kỳ bón vôi cho cây sầu riêng giúp nâng pH để ức chế vi sinh vật gây hại ở trong đất.
  • Lựa chọn nơi cung cấp cây giống uy tín và chất lượng; chọn cây giống khỏe, không nhiễm mầm bệnh, có khả năng chống chịu sâu bệnh hại.
  • Cần trồng trên mô, liếp cao:
    • Vùng đất thấp: đào mương, rãnh lên liếp để tăng độ dày tầng canh tác, tạo nơi chứa nước vào mùa nắng và thoát nước tốt vào mùa mưa.
    • Vùng đất cao: lên mô thấp, đường kính mô từ 70-80 cm, cao 30-40 cm.
  • Không trồng quá dày, cần cắt tỉa cành vô hiệu, các cành của cây con gần mặt đất vào đầu mùa mưa để cây có đủ ánh sáng và tăng độ thông thoáng.
  • Có kế hoạch vệ sinh vườn, dọn sạch tàn dư bệnh hại, quản lý cỏ quanh vườn và đem tiêu hủy.
  • Cần bón phân cân đối và hợp lý giữa đạm, lân và kali, đặc biệt không bón quá nhiều phân đạm.
  • Kết hợp sử dụng phân bón hữu cơ, phân chuồng đã ủ hoai, Bón thêm nấm đối kháng Trichoderma cho cây sầu riêng vào mùa mưa.

Nấm đối kháng Trichoderma

*Lưu ý một điều là không nên bón vôi và phân hữu cơ cùng một thời điểm, vì vôi sẽ làm giảm số lượng vi sinh vật có lợi trong phân.

  • Thăm vườn thường xuyên, nhất là giai đoạn thời tiết phù hợp cho bệnh phát sinh phát triển thì chủ động phòng ngừa trước bằng cách hạn chế dùng phân đạm, tăng cường phân kali. Khi thấy bệnh chớm xuất hiện trên vườn thì ngừng sử dụng phân đạm và phun lên lá hoặc có thể tưới lên đất các loại thuốc bảo vệ thực vật có hoạt chất như Validamycin, Streptomyces lydicus WYEC 108, Propineb, Phosphorous acid,… phun Copper oxychloride nồng độ 0.25%. 15 ngày/lần có thể rút ngắn chu kỳ phun nếu bệnh vẫn còn cao.
  • Khi cây đã chết ngọn quá nhiều, cần tiến hành cưa ngọn để cây bung chồi mới hoàn chỉnh, tránh tình trạng ngọn mới không bung được chồi, phải chen chút mọc dưới cành khô gây kém hiệu quả.

Bộ lá rất quan trọng đối với quá trình tổng hợp chất dinh dưỡng cho cây vì thế cần chăm sóc và bảo vệ ngay từ đầu, vừa rồi là phần chia sẻ của tôi về cháy lá và chết ngọn trên cây sầu riêng, tôi hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho quý bà con. Cảm ơn quý bà con đã theo dõi và hẹn gặp lại quý bà con ở các bài viết sau.

Chúc quý bà con thật nhiều sức khỏe và vụ mùa bội thu!

Tác giả: Thiên Nhiên

Mọi thắc mắc về bài viết “Cháy lá, chết ngọn trên cây sầu riêng”, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0932 063 123 – 0902 882 249  – 0909 307 123 –  0903  908  671

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy

Facebook: Công Ty Tin Cậy  | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo