Chăm Sóc Sầu Riêng Giai Đoạn Xổ Nhụy

Trong quá trình làm trái cho cây sầu riêng thì giai đoạn xổ nhụy là giai đoạn rất quan trọng vì nó quyết định đến số lượng trái trên cây, năng suất của mùa vụ. Trong thời gian 7-10 ngày bông sầu riêng xổ nhụy, bà con cần phải có những biện pháp chăm sóc hợp lý để cây đậu nhiều quả nhất, tránh rụng trái hay sâu bệnh.

Chăm sóc sầu riêng giai đoạn xổ nhụy
Chăm sóc sầu riêng giai đoạn xổ nhụy

1. Tưới nước

  • Từ lúc mắc cua đến lúc xả nhụy và sau xả nhụy thì cách 1 ngày tưới 1 ngày. Bà con không nên bỏ khô cây, không tưới, nếu vườn gặp mưa thì cây sẽ bị sốc nước làm rụng bông hết.
  • Nếu cây lớn, béc tưới lớn thì tưới mỗi ngày nửa tiếng. Bà con nên tưới đủ nước, không nên tưới ít quá, đến khi gặp mưa lớn làm cây bị sốc nước và làm rụng bông.
  • Lúc giai đoạn mắc cua bà con nên dìu đọt cho cây, để khi cây xổ nhụy xong thì lá cũng lụa đều thì chúng ta có thể tưới nước đều cho cây.
Chăm sóc sầu riêng giai đoạn xổ nhụy
Chăm sóc sầu riêng giai đoạn xổ nhụy
  • Nhưng nếu giai đoạn cây đang xổ nhụy mà cây ra đọt thì chúng ta phải hãm nước và chặn đọt nhanh bằng MKP và pha liều cao hơn để chặn đọt nhanh, tránh để nó phát triển cạnh tranh dinh dưỡng làm rụng bông.
  • Để giảm tình trạng này, Tin Cậy cũng xin nhắc bà con, ở giai đoạn cây mắc cua chúng ta cần tiến hành kéo đọt cho cây. Mắc cua ra khoảng 5 cm thì chúng ta nên tưới nước và bón phân Đạm cá + Humic để cây đi đọt. Như vậy thì khi đến giai đoạn xổ nhụy, lá sẽ chuyển sang lụa không cạnh tranh dinh dưỡng với bông.
  • Nếu ở giai đoạn cây mắc cua mà bà con không có tưới nước thì đến giai đoạn này chúng ta vẫn có thể nháp nước cho cây làm quen từ từ. Ví dụ: hôm nay mở béc tưới 10 phút, ngày mai tưới 15 phút, ngày mốt tưới 20 phút… Tuyệt đối không nên tưới liền cho cây một khối lượng nước lớn từ 30 đến 60 phút liền, sẽ làm cây bị sốc nước và rụng bông như lúc gặp mưa lớn.
  • Cách tưới nước là tưới toàn bộ từ trong gốc ra xung quanh tán cây.
Bông sầu riêng bị tháo khớp và rụng do gặp mưa lớn
Bông sầu riêng bị tháo khớp và rụng do gặp mưa lớn

2. Phun thuốc ngừa sâu bệnh

  • Thông thường, bông đang xổ nhụy bà con không nên phun xịt thuốc lên bông. Nếu bị tình trạng sâu bệnh tấn công nặng quá thì chúng ta cũng chỉ nên dùng các dòng thuốc sinh học để phun tạm thời.
  • Để hạn chế tình trạng trên thì trong suốt thời gian ra bông và nuôi trái của cây, bà con cần chú ý quan sát và phun thuốc phòng ngừa sâu bệnh cho cây, nhất là 3 đối tượng gây hại chính sau đây:
    • Rệp sáp
    • Sâu đục trái
    • Nhện đỏ

=> Đây là 3 đối tượng gây hại rất mạnh. Nếu không có biện pháp ngăn ngừa kịp thời thì sâu bệnh từ bông sẽ phát triển trên trái sau này; làm hư trái, mất giá trị, bán không được giá.

  • Đối với rệp sáp bà con phải phòng ngừa trong suốt quá trình làm trái. Từ lúc mắc cua nhú được 5-10cm thì phải liên tục phun thuốc trừ sâu sinh học để phòng ngừa rệp sáp, cách 10 ngày phun 1 lần.
Rệp sáp gây hại trên bông sầu riêng
Rệp sáp gây hại trên bông sầu riêng
  • Nên sử dụng thuốc sinh học, độc tính nhẹ, để không làm nóng bông và phun vào lúc sáng sớm.
  • Ngoài ra, khi cây ra mắc cua thì bà con nên phun xịt Canxi – Bo bổ sung cho bông, khoảng 3 cữ cách nhau 10 ngày, để dai cuống, chống rụng. Khi xả nhụy thì không cần xịt nữa.

3. Bón phân

  • Trước đây, bà con thường lo lắng, sau khi xổ nhụy mà bón phân thì cây sẽ đi đọt làm rụng trái non. Nhưng thực tế không phải như vậy, không bón phân thì càng làm cây thiếu dinh dưỡng, suy yếu nên mới làm rụng trái non nhiều hơn.
  • Nếu bà con làm đúng quy trình điều khiển cây đi đọt như Tin Cậy đã nhắc ở phần tưới nước cho cây, đến cây xổ nhụy thì lá đã lụa sẽ không cạnh tranh dinh dưỡng với trái non. Trái bị rụng lúc này chỉ là do quá trình rụng sinh lý, sẽ không đáng kể.
  • Sau khi xổ nhụy khoảng 15 ngày, thì bà con có thể tiến hành bón phân Đạm cá hoặc NPK…để nuôi trái sầu riêng.
15 ngày sau khi xổ nhụy thì bón đạm cá để nuôi trái sầu riêng
15 ngày sau khi xổ nhụy thì bón đạm cá để nuôi trái sầu riêng

4. Công việc khác

  • Để cây đậu trái nhiều hơn, trái được tròn đẹp, không bị méo mó, vào thời điểm bông xổ nhụy bà con có thể dùng chổi mềm hoặc cọ nhỏ để quét phấn hoa, giúp cây thụ phấn tốt hơn.
  • Giai đoạn này, bà con cũng nên tiến hành cột cành để tránh sau này cây mang trái nặng làm tét cành. Đối với cành dài và yếu nên chú ý cột 2 dây giữ phần ngọn và phần giữa.
  • Nếu cây đang xổ nhụy mà gặp mưa sẽ làm bông không đậu được nhiều trái, trái không tròn đều, thiếu hộc. Sau khi mưa xong, bà con nên tiến hành các biện pháp như: cào lá rụng, xới nhẹ đất quanh gốc cây để nước thoát đi nhanh; phun xịt các loại thuốc rửa bông, phòng ngừa nấm bệnh…
Chăm sóc sầu riêng giai đoạn xổ nhụy
Chăm sóc sầu riêng giai đoạn xổ nhụy

Tham khảo các sản phẩm hỗ trợ nông nghiệp sạch:

Video thực tế sầu riêng xổ nhụy tại vườn của Anh Thiết ở Lâm Đồng

Mong rằng với những chia sẻ về cách chăm sóc sầu riêng trong giai đoạn xổ nhụy mà Tin Cậy vừa chia sẻ sẽ giúp ích được cho bà con mình trong quá trình làm trái sầu riêng.

Các giai đoạn tiếp theo trong quá trình làm trái sầu riêng, Tin Cậy sẽ tiếp tục cập nhật trong các bài viết tới. Chúc bà con có một vụ mùa bội thu, trúng mùa được giá. Xin chào và hẹn gặp lại!

Tác giả: Mỹ Linh

Mọi thắc mắc về “Chăm sóc sầu riêng giai đoạn xổ nhụy”, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 882 247 – 0358 867 306 – 0932 063 123 – 0909 307 123 – 0903 908 671

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy

Facebook: Tin Cậy Group | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo