Chăm Sóc Cây Sầu Riêng Ra Mắt Cua Trong Giai Đoạn Ra Hoa
Sầu riêng từ lâu đã được xem là cây “vua” khi được trở thành cây của rất nhiều nhà vườn ưu ái, chăm sóc. Để có thể thu hái được nhiều giá trị cao từ cây cây sầu riêng mang đến, nhiều nhà vườn đã đã bỏ ra rất nhiều công sức.
Trong quá trình chăm sóc cây sầu riêng, việc xử lí ra hoa luôn là vấn đề được chú ý nhất. Vậy làm sao để cây cho hoa đúng thời điểm, đậu hoa cao và chất lượng trái tốt ? Hãy cùng Tin Cậy tìm hiểu nhé.
5 điều cần lưu ý trong quá trình chăm sóc cây sầu riêng ra mắt cua:
1.Điều tiết nước để hoa sầu riêng ra hoa đều, tập trung
Vào giai đoạn đầu năm dương lịch là thời kỳ cây sầu riêng phân hóa mầm hoa (ra mắt cua). Giai đoạn đầu phân hóa mầm hoa, khi hoa mới hình thành chỉ là những chấm nhỏ mọc thành từng cụm ngay tại mầm ngủ của thân, cành. Nếu gặp điều kiện thời tiết không thuận lợi (mưa, dư nước), cây nhiễm sâu bệnh, thiếu dinh dưỡng thì mầm hoa có thể đi vào trạng thái ngủ, không phát triển thành hoa.
Cây sầu riêng đòi hỏi phải có thời gai khô hạn (nhiệt độ cao, độ ẩm thấp), để phân hóa mầm hoa. Vì vậy, để cây ra hoa thì việc siết nước (hãm nước) tạo điều kiện khô hạn là cần thiết.
Việc ngưng tưới nước ở khu vực Miền Đông – Tây Nguyên, hay ngưng tưới nước kết hợp với việc siết cạn nước trong mương ở khu vực Miền Tây sẽ kéo dài trong suốt quá thời gian xử lí mầm hoa đến khi cây ra mắt cua hoàn chỉnh.
2.Tưới nước nuôi hoa
Tuy nhiên, sau khi cây ra mắt cua hoàn chỉnh (sáng hoàn toàn), thì cây cần nước để tiếp tục nước để sống, phát triển và nuôi bông. Lúc này, bà con cần tưới nước để cung cấp cho cây:
- Thời điểm tưới nước: bắt đầu tưới khi mắt cua ra dài 2 – 3cm. Không nên tưới sớm khi mắt cua đang ra hay mắt chưa sáng hoàn toàn sẽ dẫn đến các tác hại sau:
- Các bông ở đầu cành phát triển mạnh (nơi không khuyến cáo để trái vì dễ bị gãy cành). Còn các mầm hoa ở vùng mang trái bị rơi vào trạng thái ngủ (đui bông) nên sẽ mất sản lượng.
- Kích thích phát triển lá trên mỗi chùm bông, dinh dưỡng tập trung nuôi lá làm hoa nhỏ lại, cuống hoa dài, yếu ớt, ảnh hưởng đến đậu trái, nuôi trái.
- Cách tưới: khi bắt đầu tưới lại bà con chỉ nên tưới sương nhẹ trên mặt đất, sau đó qua mỗi lần tưới tăng dần lượng nước. Tưới cách ngày (tùy điều kiện từng vùng). Sau đó, duy trì tưới nước bình thường trong suốt giai đoạn hoa.
3.Dinh dưỡng
Trong suốt thời gian xử lý cho cây ra mắt cua, cây bị siết nước nên rất yếu, bà con không nên làm tổn thương cây giai đoạn này, bởi tinh hoa đang dồn hết cho việc ra mắc cua – ra hoa, vì vậy sau khi nhấp nước xong cần bón phân lại ngay để cung cấp dinh dưỡng nuôi cây khỏe, mắt cua ra đều, to, mập.
Nên cho cây ra đọt cùng lúc với thời điểm ra mắt cua. Vì như thế, khi hoa xả nhụy nuôi quả non thì lá bước vào giai đoạn lá lụa, không phát triển thêm cơi đọt. Điều này tạo ra sự không cạnh tranh dinh dưỡng làm rụng quả non. Nếu cây bị ra đọt non lúc xả nhị, thì tầng rời hình thành nhanh chóng, trái rụng dữ dội.
4.Phòng trừ sâu bệnh
Giai đoạn cây đang ra mắt cua (mắt cua vẫn chưa sáng rõ) cực kì nhạy cảm, do đó tuyệt đối bà con nhà vườn không phun xịt thuốc trong giai đoạn này. Việc phun ngừa bệnh chỉ tiến hành trước khi làm bông và sau khi mắt cua đã ra hoàn toàn.
Giai đoạn này cần chú ý đến nhện đỏ, rầy bông và rệp sáp gây hại.
5.Tỉa bông sầu riêng
- Tỉa hoa nhằm loại bỏ bớt hoa mọc ở những vị trí không cần thiết, qua đó cây sẽ tập trung dinh dưỡng để nuôi dưỡng hoa còn lại tốt hơn.
- Thời điểm tỉa hoa khi chùm hoa hình thành 3-5cm. Để lại các chùm hoa nằm gần thân và trên cành chính. Không để hoa ở đầu cành, vì nếu đậu quả dễ bị gió giật gây tổn thương các cành lân cận và khó thu hoạch. Chọn các chùm hoa khỏe hướng xuống dưới (không để các chùm hoa hướng ngang hoặc mọc sai vị trí).
Tham khảo các sản phẩm hỗ trợ nông nghiệp sạch:
- Đạm cá nước ngọt – Phân cá hữu cơ cho nông nghiệp
- Phân đậu nành – Đạm hữu cơ thuỷ phân từ đậu nành
- Phân Humic hữu cơ 95% Acid Powder
- Phân bón sinh học WEHG – 100% thảo mộc thiên nhiên
- Máy đo pH và độ ẩm đất DM15
- Máy đo EC trong đất HI98331
- Chế phẩm sinh học Em Gốc (EM1)
- Chế phẩm sinh học Em AG (Em gốc) chuyên dùng ủ phân
- Chế phẩm vi sinh cho chăn nuôi EM Ani
- Chế phẩm Trichoderma (Bio-TC)
Hy vọng những chia sẽ trên, Tin Cậy đã đem đến cho bà con được những thông tin bổ ích. Cảm ơn bà con đã theo dõi bài viết, xin kính chúc quý bà con sức khỏe, vụ mùa bội thu!!
Tác giả: Bá Duy
Mọi thắc mắc về “Chăm sóc cây sầu riêng ra mắt cua trong giai đoạn ra hoa”, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY
Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 882 247 – 0358 867 306 – 0932 063 123 – 0909 307 123 – 0903 908 671
Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com
Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com
Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy
Facebook: Tin Cậy Group | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ
Bài viết liên quan
Máy Cắt Cỏ – Công Cụ Đắc Lực Của Mọi Nhà Vườn
Máy Cắt Cỏ – Công Cụ Đắc Lực Của Mọi Nhà Vườn Với sự phát [...]
Th8
Tầm Quan Trọng Của Phân Hữu Cơ Trong Chăm Sóc Cây Sầu Riêng
Tầm Quan Trọng Của Phân Hữu Cơ Trong Chăm Sóc Cây Sầu Riêng Nhu cầu [...]
Th8
Các Bước Phục Hồi Vườn Của Anh Kha Ở Phong Điền
Các Bước Phục Hồi Vườn Của Anh Kha Ở Phong Điền Sau thu hoạch được [...]
Th8
6 Hoạt Chất Phổ Biến Nhất Để Phòng Trị Bệnh Trên Sầu Riêng
6 Hoạt Chất Phổ Biến Nhất Để Phòng Trị Bệnh Trên Sầu Riêng Mùa mưa [...]
Th7
Mancozeb Xanh Và Mancozeb Vàng Có Gì Khác Biệt?
Mancozeb Xanh Và Mancozeb Vàng Có Gì Khác Biệt? Hoạt chất Mancozeb là thuốc trị [...]
Th7
Quả Sầu Riêng Nhiễm Kim Loại Nặng – Cadimi
Quả Sầu Riêng Nhiễm Kim Loại Nặng – Cadimi Từ đầu năm 2024 cho tới [...]
Th7