Cách Ủ Đạm Cá, Phân Bón Cá Cho Cây Trồng

Đạm cá – Phân bón cá (fish fertilizer) là phân được sản xuất từ nguồn nguyên liệu cá tươi (fresh fish). Đây là loại phân bón chứa khá nhiều axit amin, vitamin, khoáng chất có lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng.

Cách ủ đạm cá - phân bón cá dùng cho cây trồng
Cách ủ đạm cá – phân bón cá dùng cho cây trồng

Để giúp bà con tự sản xuất phân bón cá phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng, giảm mùi hôi thối, ít tốn thời gian. Công ty Tin Cậy xin hướng dẫn bà con “Cách ủ cá làm phân bón” như sau:

Dùng vi sinh để ủ đạm cá - phân bón cá cho cây trồng
Dùng vi sinh để ủ đạm cá – phân bón cá cho cây trồng

Cách 1: Sử dụng chế phẩm sinh học EM1 (EM gốc)

Pha chế EM2 (EM thứ cấp)

Dung dịch EM thứ cấp là chế phẩm được tạo bằng quá trình lên men kỵ khí từ EM1. Quá trình pha chế EM thứ cấp như sau:

1 lít EM1 + 1 lít Rỉ đường + 18 lít Nước → 20 lít EM2

chế phẩm sinh học EM1 (EM gốc)
chế phẩm sinh học EM1 (EM gốc)

Tham khảo các sản phẩm hỗ trợ nông nghiệp sạch:

Pha chế:

  1. Trộn đều rỉ đường với nước và EM1. Có thể thay thế rỉ đường bằng đường nâu, đường tán. 1lít Rỉ đường = 1,2kg Đường nâu.
  2. Nước sử dụng là nước sạch, nước ngầm, nước máy đã khử Clo (nước máy trước khi dùng, để ở ngoài khoảng 24h lượng khí Clo sẽ giảm).
  3. Đổ hỗn hợp vào can nhựa hoặc thùng chứa bằng nhựa có nút đậy chặt (không nên dùng chai thuỷ tinh đựng hỗn hợp trên) và bảo quản ở nhiệt độ bình thường, đặt nơi mát tránh ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp.

EM thứ cấp được sử dụng càng nhanh càng tốt. Tuy nhiên theo yêu cầu có thể bảo quản EM thứ cấp trong can nhựa kín, đặt nơi mát trong vòng 30 ngày.

Sử dụng 1 lít EM2 pha với 100 – 200 lít nước phun và tưới vào gốc cây

Ủ phân cá

  • 50 lít EM2 + 100kg Cá + Nước đổ vừa ngập Cá ——> Mở ra trộn đều rồi đậy kín lại ủ kín 7- 10 ngày.
  • Thêm 2kg vỏ đu đủ xanh (hoặc 2kg quả thơm) vào trộn đều rồi đậy kín 7- 10 ngày.
  • Thêm khoảng 25 lít EM2 (Hoặc 50 lít EM2 càng tốt) trộn đều rồi đậy kín lại, để khử mùi và bổ sung, tăng cường hoạt động vi sinh
  • Mở ra kiểm tra, trộn đều, nếu CÁ ĐÃ PHÂN RÃ hết thì có thể sử dụng được. Nếu Cá chưa phân rã hết thì đậy kín lại và tiếp tục ủ thêm khoảng 7-10 ngày cho đến khi cá đã phân rã hoàn toàn.
Men ủ phân cá Enzym Protease
Men ủ phân cá Enzym Protease

Trường hợp cá đã mua lâu:

Nếu không kịp thời gian để ủ EM2 (vì trong thời gian chờ ủ EM2, Cá có thể bị ương) thì dùng trực tiếp Chế phẩm sinh học EM1 trong thời gian chờ ủ EM2 theo tỉ lệ:

  • 3 lít EM1 + 3 lít Rỉ đường + 100kg Cá + Nước đổ vừa ngập Cá 
  • Sau 7- 10 ngày ủ kín thì mở ra kiểm tra, trộn đều rồi đậy kín lại.
  • Ủ kín 7- 10 ngày tiếp theo thì thêm 2kg vỏ đu đủ xanh (hoặc 2kg quả thơm) vào trộn đều rồi đậy kín lại
  • Đậy kín trong 10 ngày, tiếp tục thêm khoảng 50 lít EM2 trộn đều rồi đậy kín lại. Để khử mùi và tăng cường hoạt động vi sinh
  • Sau 7- 10 ngày tiến hành mở ra kiểm tra, trộn đều nếu CÁ ĐÃ PHÂN RÃ hết thì có thể sử dụng được. Nếu cá chưa phân rã hết thì đậy kín lại và tiếp tục ủ khoảng 7-10 ngày cho đến khi cá đã phân rã hoàn toàn.

Chú ý:

  • Để phân Cá có đạt hiệu quả, tốt nhất nên sử dụng EM2 và Cá tươi.
  • Cá đã xay nhuyễn thì thời gian ủ có thể được rút ngắn và hiệu quả cao hơn.
  • Nhiệt độ ủ thích hợp từ 40-45oC.

Liều lượng dùng phân cá để bón cho cây trồng:

  • 1 lít phân Cá pha với 100 lít – 300 lít nước sạch để tưới gốc
  • 1 lít phân Cá pha với 500lit – 1000 lít nước sạch để bón lá. (tùy vào loại cây trồng).

Chú ý: Phân Cá là một loại phân rất giàu đạm. Nếu dùng dư đạm quá cũng không tốt, cây sẽ đề kháng yếu đi thấy rõ, và quá trình phân hóa mầm hoa càng trở nên khó khăn hơn. Chính vì thế chỉ dùng khi cây thực sự cần từ từ nó khôi phục. Khuyến cáo một năm dùng tầm 4 – 5 lần phân Cá là được. Trời mưa dầm dùng nhiều đạm thì cây đề kháng yếu rất nguy hiểm.

Lưu ý: Khi bà con muốn sử dụng thuốc hóa học để phòng trị bệnh thì cách nhau 10 -15 ngày mới có thể phun vi sinh, vì nếu phun liên tiếp nhau sẽ làm chết vi sinh vật có lợi cho đất.

Trong quá trình sử dụng vi sinh, bà con cần bổ sung hàm lượng phân hữu cơ như phân gà, phân bò ủ hoai mục bón vào gốc để tăng độ tơi xốp, tăng hàm lượng vi sinh trong đất.

Cách 2: Sử dụng Chế phẩm sinh học chuyên dụng ủ cá

Chế phẩm sinh học EM AG chuyên dùng cho nông nghiệp
Chế phẩm sinh học EM AG chuyên dùng cho nông nghiệp – Ủ đạm cá,v.v…

Tham khảo các sản phẩm hỗ trợ nông nghiệp sạch:

Công dụng:

Giúp cá phân hủy nhanh, ít tốn thời gian, không gây mùi hôi khó chịu giúp tạo ra phân bón từ cá giàu dinh dưỡng chứa khá nhiều axit amin, vitamin, khoáng chất có lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng

Ủ với tỉ lệ: 10 lít EM AG + 10kg rỉ đường + 10 lít nước sạch ( nước giếng, nước ngầm, nước không chứa Clo). Trộn đều hỗn hợp này và ủ cho 100kg cá

Cách ủ:

Cứ 1 lớp cá, tưới đều 1 lớp hỗn hợp vi sinh, sau đó trộn đều. Tầm 2 – 3 ngày mở ra khuấy đều. Ủ không cần đậy kín, đảm bảo che đậy kĩ không cho ruồi, nhặng, nước mưa rơi vào.

Lưu ý:

  • Trường hợp cá to nhiều thịt khi ủ vẫn có mùi hôi thì châm thêm 10% rỉ đường. Ủ khoảng 30 – 40 ngày cá phân rã hết, dung dịch lắng thành 2 lớp là dùng được.
  • Biện pháp chống sinh ra dòi trong quá trình ủ phân cá: ta bổ sung thêm 10 – 20g lá thuốc dòi (lá này có thể mua ngoài chợ, thường bán kèm với lá xông).
Cách ủ đạm cá - phân bón cá dùng cho cây trồng
Cách ủ đạm cá – phân bón cá dùng cho cây trồng

Mời Quý bà con xem clip ” Tuyệt chiêu ủ phân cá” của Tin Cậy


Mọi thắc mắc về “Cách ủ đạm cá, phân bón cá dùng cho cây trồng”, xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 882 247 – 0358 867 306 – 0932 063 123 – 0909 307 123 – 0903 908 671

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy

Facebook: Tin Cậy Group | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo