Cách Làm Và Sử Dụng Boóc Đô
1. Boóc đô là gì?
Boóc Đô (hay còn gọi là Bordeaux) là dung dịch tiêu diệt nấm khuẩn rất hiệu quả, nhờ sự kết hợp giữa Đồng Xanh (đồng II sunfat CuSO4) và Vôi Tôi (canxi hydroxit Ca(OH)2). Boóc đô được coi là dạng thuốc vô cơ, có tác dụng khi tiếp xúc với dịch hại. Dung dịch đã pha có màu xanh, không mùi, có tính kiềm mạnh, pH cao, ít độc với người và động vật.
Ngoài vôi tôi, nhiều nhà vườn hiện nay còn sử dụng tinh vôi để thay thế trong quá trình làm boóc đô vì dễ tan, ít cặn và sử dụng hiệu quả hơn. Một điều lưu ý là dùng tinh vôi thì liều lượng sử dụng chỉ bằng một nữa so với vôi tôi, nguyên nhân là tinh vôi có hàm lượng Canxi cao (khoảng 80%).
2. Ứng dụng của boóc đô
Từ lâu, boóc đô đã được ứng dụng trong các vườn cây ăn quả, nông trại và hộ canh tác. Cho hiệu quả tốt trong phòng ngừa các bệnh do nấm khuẩn gây ra. Như bệnh đốm lá, phấn trắng, gỉ sắt, thán thư, xì mủ. Ngoài ra, boóc đô còn ứng dụng trong việc tẩy rong rêu, phòng ngừa sâu mọt gây hại trên thân cành, xua đuổi ốc sên và côn trùng có hại.
3. Cách pha và sử dụng ba loại boóc đô phổ biến
3.1 Boóc đô phòng ngừa bệnh gây hại trên lá
- Nguyên liệu: 1 kg đồng xanh, 1 kg vôi tôi (hoặc 0,5 kg tinh vôi), phuy nhựa 100 lít, thùng nhựa 20 lít, nước sạch.
- Cách pha: Pha riêng dung dịch nước đồng và dung dịch nước vôi trước khi trộn lại với nhau. Trong đó, 1 kg vôi pha với 20 lít nước, 1 kg đồng xanh pha với 80 lít nước. Sau khi đồng và vôi tan đều, tiến hành vừa khuấy nước vôi theo 1 chiều, vừa đổ 80 lít nước đồng vào 20 lít nước vôi. Sau khi đổ hết nước đồng vào thì khuấy thêm 2-3 phút cho đều là có thể sử dụng.
- Hướng dẫn sử dụng: Có thể phun lên cả thân, tán lá và bề mặt đất. Giúp phòng trừ nhiều loại bệnh hại do nấm hay vi khuẩn gây ra như thán thư, gỉ sắt hại lá cà phê, bệnh chết nhanh chết chậm, tiêu điên trên cây hồ tiêu, bệnh lở loét, thối thân, xì mủ trên các cây ăn quả, cây cao su cũng như trên các loại cây trồng khác.
3.2 Boóc đô phòng ngừa ốc sên, côn trùng bám trên thân cành, mầm bệnh trên bề mặt đất
- Nguyên liệu: 1 kg đồng xanh, 3 kg vôi tôi (1,5 kg tinh vôi), phuy nhựa 100 lít, thùng nhựa 20 lít và nước sạch.
- Cách pha: Pha riêng dung dịch nước đồng và dung dịch nước vôi trước khi trộn lại với nhau. Trong đó, 3 kg vôi pha với 20 lít nước, 1 kg đồng xanh pha với 80 lít nước. Sau khi đồng và vôi tan đều thì tiến hành vừa khuấy nước vôi, vừa đổ 80 lít nước đồng vào 20 lít nước vôi. Sau khi đổ hết nước đồng vào thì khuấy thêm 2-3 phút cho đều là có thể sử dụng.
- Hướng dẫn sử dụng: Chỉ phun lên thân, cành và bề mặt đất. Có tác dụng phòng trừ ốc sên, hạn chế côn trùng, phòng ngừa mầm bệnh trên thân cành, bề mặt đất.
Cách pha boóc đô ngừa nấm bệnh và ốc sên vườn chú Đệ:
3.3 Boóc đô phòng ngừa nứt thân xì mủ, mọt cành
- Nguyên liệu: 1 kg đồng xanh, 4 kg vôi quét tường, 2 thùng nhựa 20 lít.
- Cách pha: Pha riêng dung dịch nước đồng và dung dịch nước vôi trước khi trộn lại với nhau. Trong đó, 4 kg vôi pha đủ với 10 lít nước, 1 kg đồng xanh pha đủ với 10 lít nước. Sau khi đồng và vôi tan đều thì tiến hành vừa khuấy nước vôi, vừa đổ 10 lít nước đồng vào 10 lít nước vôi. Sau khi đổ hết nước đồng vào thì khuấy thêm 3-5 phút cho đều là có thể sử dụng.
- Hướng dẫn sử dụng: Chỉ dùng trên thân cành, bôi trực tiếp lên vết bệnh như nấm hồng trên cây cao su, cà phê; bệnh thối thân, xì mủ trên cây sầu riêng, cây ăn quả. Nên bôi định kỳ lên thân cành vào đầu mùa mưa để phòng ngừa nấm bệnh. Với mọt cành, chú ý bôi tập trung vào chảng ba, vị trí thường bị tấn công để tăng hiệu quả phòng ngừa mọt cành. Với các cành đã bị bọt tấn công nặng thì tiến hành cưa bỏ cành hư hại và quét boóc đô trên toàn bộ thân cành để phòng ngừa.
4. Bảy lưu ý khi làm và sử dụng boóc đô
- Chỉ bỏ vôi vào nước khi pha vôi. Do vôi có tính kiềm cao, sinh nhiệt mạnh và háo nước, nên khi cho vôi vào nước sẽ an toàn hơn.
- Không dùng đồ bằng kim loại khi pha boóc đô, nên dùng dụng cụ bằng nhựa để đựng và sử dụng hết trong ngày.
- Chỉ cho dung dịch đồng xanh đã pha vào dung dịch nước vôi.
- Phải khuấy theo 1 chiều duy nhất khi đổ nước đồng vào nước vôi, cũng như toàn bộ quá trình sử dụng boóc đô. Tuyệt đối không được khuấy qua rồi khuấy lại, vì như vậy sẽ không ra boóc đô chuẩn.
- Nên vừa khuấy vừa sử dụng để đảm bảo boóc đô đồng đều và hiệu quả.
- Mang đồ bảo hộ khi pha chế và sử dụng boóc đô, khi tiếp xúc với da, mắt cần rửa lại ngay với nước sạch.
- Thường xuyên sử dụng các loại phân sinh học tăng sức đề kháng cây trồng như Humic Mỹ, WEHG để tăng hiệu quả phòng ngừa cách loại dịch hại.
Tham khảo các sản phẩm hỗ trợ nông nghiệp sạch:
- Đạm cá nước ngọt – Phân cá hữu cơ cho nông nghiệp
- Phân Humic hữu cơ 95% Acid Powder
- Phân vi sinh EMZ-FUSA nhập khẩu từ Mỹ
- Phân bón sinh học WEHG – 100% thảo mộc thiên nhiên
- Máy đo pH và độ ẩm đất DM15
- Máy đo EC trong đất HI98331
- Chế phẩm sinh học Em Gốc (EM1)
- Chế phẩm sinh học Em AG (Em gốc) chuyên dùng ủ phân
- Men ủ phân cá Protease, giảm mùi hôi khi ủ phân cá
- Chế phẩm vi sinh Trichoderma
Tác giả: Dương Ngọc Tàu
Mọi thắc mắc về “Cách làm và sử dụng boóc đô”, xin vui lòng liên h+ệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY
Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 882 247 – 0358 867 306 – 0932 063 123 – 0909 307 123 – 0903 908 671
Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com
Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com
Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy
Facebook: Tin Cậy Group | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ
Bài viết liên quan
Lưu Ý Khi Phục Hồi Vườn Sầu Riêng Mùa Mưa Bão
Lưu Ý Khi Phục Hồi Vườn Sầu Riêng Mùa Mưa Bão Từ đầu năm đến [...]
Th9
Chăm Sóc Cây Sầu Riêng Trong Mùa Mưa Bão
Chăm Sóc Cây Sầu Riêng Trong Mùa Mưa Bão Cây sầu riêng là một cây [...]
Th9
Tiêu Chuẩn Xuất Khẩu Sầu Riêng Sang Trung Quốc
Tiêu Chuẩn Xuất Khẩu Sầu Riêng Sang Trung Quốc Xuất khẩu sầu riêng sang thị [...]
Th9
Lựa Chọn Bình Xịt Điện Tốt Nhất Cho Vườn Của Bạn
Lựa Chọn Bình Xịt Điện Tốt Nhất Cho Vườn Của Bạn Kể từ khi Nghị [...]
Th9
Máy Cắt Cỏ – Công Cụ Đắc Lực Của Mọi Nhà Vườn
Máy Cắt Cỏ – Công Cụ Đắc Lực Của Mọi Nhà Vườn Với sự phát [...]
Th8
Tầm Quan Trọng Của Phân Hữu Cơ Trong Chăm Sóc Cây Sầu Riêng
Tầm Quan Trọng Của Phân Hữu Cơ Trong Chăm Sóc Cây Sầu Riêng Nhu cầu [...]
Th8