Bệnh Thán Thư Trên Sầu Riêng
Một trong những bệnh gây hại nặng cho sầu riêng phải kể đến bệnh thán thư. Nấm không chỉ tấn công trên lá, mà giai đoạn cây mang hoa và trái non sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vì vậy, bà con cần chú trọng kỹ lưỡng trong công tác chăm sóc, phòng bệnh hơn chữa bệnh bà con nhé.
Tác nhân gây bệnh thán thư trên cây sầu riêng
Nấm Colletotrichum gloeosporioides là chủng nấm gây nệnh thán thư trên sầu riêng. Chúng gây hại và phát triển mạnh vào mùa mưa.
Chính nhờ sự “trợ giúp” của điều kiện ngoại cảnh là nhiệt độ ẩm thấp, gió mạnh sẽ làm lan truyền bào tử nấm từ cây nhiễm bệnh trực tiếp sang cây khỏe mạnh, lan xuống đất và nguồn nước tưới tiêu.
Điều kiện gây bệnh phát sinh từ đâu?
Vào mùa mưa khi ẩm độ không khí tăng cao kèm theo mật độ vườn quá dày đặc sẽ tạo điều kiện tốt cho nấm Colletotrichum gloeosporioides lây lan nhanh chóng.
Những vườn có thế đất trũng, dễ động nước khi mưa dầm lúc có nấm bệnh nhiễm xuống đất dễ dàng tấn công vào vùng rễ.
Biểu hiện khi nấm Colletotrichum gloeosporioides tấn công?
Biểu hiện trên lá: Gây hại chủ yếu trên lá già và lá bánh tẻ. Vết bệnh bắt đầu từ chóp lá hoặc rìa mép lá sau đó lan dần thành những mảng lớn bất định. Đặc trưng của vết bệnh thán thư sẽ tạo thành các vòng đồng tâm và xuất hiện những đường vân gợn sóng có màu nâu thẫm là “ranh giới” giữa phân thịt lá còn xanh và phần bị nấm tấn công. Lá bị nhiễm nấm mạnh sẽ khô toàn bộ và rụng dần, cây kém phát triển dẫn đến chết cây.
Biểu hiện trên bông và trái: Giai đoạn cây đang mang bông và trái non nếu bị nấm Colletotrichum gloeosporioides tấn công sẽ xuất hiện những đốm đen li ti trên bông, đó là các ổ bào tử nấm, dễ lây lan nhanh chóng vì bông san sát nhau. Trên trái sẽ tạo thành những mảng nấm lớn nhỏ hình tròn màu đen. Bông và trái bị thối đen và rụng dần.
Biểu hiện tại vùng rễ: Nấm Colletotrichum gloeosporioides dạng sợi khi lan xuống đất tấn công vào vùng rễ, chúng sẽ kéo thành tơ nhanh chóng phủ kín phần rễ tiếp xúc. Khi bị nấm kí sinh phần chóp rễ sẽ thối đen và co lại, phần lá sẽ rụng dần, cây rất còi cọc.
Biện pháp phòng trừ bệnh thán thư gây hại sầu riêng
Biện pháp canh tác:
- Đảm bảo mật độ trồng không quá dày để tạo sự thông thoáng giữa các phân tầng tán của sầu riêng.
- Trong giai đoạn sầu riêng ra bông đậu trái nên tỉa bông và trái ở vị trí đầu cành, giữ khoảng cách hợp lý, nhất là những bông và trái bị bệnh rất dễ lan sang vị trí khác làm hư hại cả cây, thậm chí toàn vườn.
- Ngoài việc bón phân hóa học để cân bằng dinh dưỡng cho cây thì bổ sung thêm phân hữu cơ như: phân chuồng hoai, đạm cá, đạm đậu nành, humic, trichoderma,…cũng rất quan trọng để tăng sự tơi xốp cho đất, các chất hữu cơ dễ tiêu cho cây hấp thu tốt hơn. Vì thế cây cũng có sức đề kháng tốt hơn để chống lại sự xâm hại của dịch bệnh.
Tham khảo các Chế phẩm sinh học hỗ trợ trong nuôi thủy sản
- Đạm cá nước ngọt – Phân cá hữu cơ cho nông nghiệp
- Phân đậu nành – Đạm hữu cơ thuỷ phân từ đậu nành
- Phân Humic hữu cơ 95% Acid Powder
- Phân bón sinh học WEHG – 100% thảo mộc thiên nhiên
- Máy đo pH và độ ẩm đất DM15
- Máy đo EC trong đất HI98331
- Chế phẩm sinh học Em Gốc (EM1)
- Chế phẩm sinh học Em AG (Em gốc) chuyên dùng ủ phân
- Chế phẩm vi sinh cho chăn nuôi EM Ani
- Chế phẩm Trichoderma (Bio-TC)
Biện pháp sinh học:
- Bà con có thể sử dụng phân sinh học Wehg được chiết xuất 100% từ thảo mộc chứa các khoáng chất, vi lượng, chất hữu cơ cung cấp dưỡng chất cho cây trồng đồng thời có tác dụng cải tạo đất, phát triển tốt hệ thống vi sinh vật đất và đặc biệt giúp phòng trừ hiệu quả nấm và sâu bệnh hại tấn công cây trồng.
- Với nấm phát sinh từ đất pha tỷ lệ: 1L phân Wehg + 40L nước. Một cây trung bình tưới từ 1 – 4L phân Wehg đã pha. Tưới vòng quanh tán cây. Định kỳ tưới gốc 1 – 2 tuần liên tục, đến khi cây ra lá non thì ngừng xử lý.
- Với nấm tấn công tren thân và lá pha tỷ lệ: 1L phân Wehg + 80L nước. Phun ướt đều lên thân cây và 2 bề mặt lá.
Biện pháp hóa học:
Bà con sử dụng các loại thuốc có hoạt chất sau để phòng trị bệnh thán thư: Thuốc gốc đồng (Cuprous Oxide,…), Propineb, Azoxystrobin, Mancozeb, Hexaconazole,…Đó là những gốc thuốc phổ biến trong phòng trị nấm thán thư hiệu quả.
Bệnh thán thư không chỉ gây hại điển hình trên cây sầu riêng mà còn tấn công những cây trồng khác. Vì vậy, bà con cần thăm vườn thường xuyên để phát hiện bệnh sớm do nấm rất dễ phát tán trong không khí. Kính chúc bà con sức khỏe và vụ mùa mới bội thu, như ý.
Tác giả: Huyền Trang
Mọi thắc mắc về “Bệnh thán thư trên sầu riêng”, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY
Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 882 247 – 0902 882 249 – 0358 867 306 – 0909 307 123 – 0903 908 671
Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com
Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com
Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy
Facebook: Tin Cậy Group | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ
Bài viết liên quan
Cách Xử Lý Ra Hoa Vườn Anh Thiết
Cách Xử Lý Ra Hoa Vườn Anh Thiết Anh Thiết – một nhân vật làm [...]
Th11
Phục Hồi Vườn Sầu Riêng Sau Thu Hoạch Nghịch Vụ
Phục Hồi Vườn Sầu Riêng Sau Thu Hoạch Nghịch Vụ Tình hình sầu riêng nghịch [...]
Th11
Bệnh Chết Đứng Trên Cây Sầu Riêng
Bệnh “Chết Đứng” Trên Cây Sầu Riêng Hiện nay nhiều nhà vườn đang gặp tình [...]
Th10
Hồi Sinh 3ha Sầu Riêng Tơ Từ Vùng Đất Chết
Hồi Sinh 3ha Sầu Riêng Tơ Từ Vùng Đất “Chết”– Đắk R’lấp, Đăk Nông Vườn [...]
Th10
Mọt Đục Cành – Thủ Phạm Hoành Hành Gây Hại Nhiều Vườn Sầu Riêng
Mọt Đục Cành – Thủ Phạm Hoành Hành Gây Hại Nhiều Vườn Sầu Riêng Vườn [...]
Th10
Phục Hồi Thành Công Ngộ Độc Paclo Ở Các Vườn Sầu Riêng Miền Tây
Phục Hồi Thành Công Ngộ Độc Paclo Ở Các Vườn Sầu Riêng Miền Tây Paclo [...]
Th10