Bệnh Chết Ngược Cành Sầu Riêng
Trên cây sầu riêng có nhiều bệnh hại phát sinh và trong số đó có bệnh xì mủ thân và bệnh chết ngược cành sầu riêng là hai bệnh phổ biến và gây thiệt hại nghiêm trọng đến năng suất sầu riêng ở các tỉnh trồng sầu riêng. Với bệnh xì mủ thân đã được nghiên cứu ở nhiều nơi trên thế giới và ở Việt Nam, tác nhân gây bệnh do nấm Phytophthora palmivora.
Trong khi đó, bệnh chết ngược cành sầu riêng chưa được nghiên cứu nhiều ở Việt Nam cũng như trên thế giới và tác nhân gây bệnh vẫn chưa thống nhất. Đến năm 2020, nhóm nghiên cứu của Viện Bảo vệ thực vật đã xác định được tác nhân chính gây bệnh chết ngược cành sầu riêng là do loài nấm mới, đó là nấm gì và có biểu hiện thế nào?
Tác nhân gây hại
Theo như nghiên cứu của Viện Bảo vệ thực vật vào năm 2020 thì tác nhân gây bệnh chết ngược cành chính là nấm Diaporthe durionigena gây nên.
Bệnh chết ngược phát triển và gây hại trong điều kiện độ ẩm cao, nhiệt độ ngày từ 25-30o làm tăng tốc độ phát triển của nấm và khi đề kháng cây yếu lại càng tạo điều kiện cho nấm hại tấn công. Bệnh xuất hiện quanh năm nhưng bệnh nặng nhất ở các tháng 1, 2, 11 và tháng 12. Đỉnh điểm gây hại vào tháng 12 với tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh lần lượt là 45,6% và 22,8%.
Giai đoạn cuối mùa mưa từ tháng 11 đến tháng 1 hàng năm thường xuyên có mưa nhỏ với nhiệt độ mát mẻ là thời điểm giao thoa giữa điều kiện thích hợp của nhiệt độ và ẩm độ cho sự phát triển của nấm bệnh. Bệnh có xu hướng giảm mạnh trong các tháng 2, tháng 3 và tháng 4 trong mùa khô, ẩm độ không khí thấp. Các tháng còn lại trong năm nhiệt độ cao hơn, đặc biệt nắng nóng ban ngày đã hạn chế sự phát triển của nấm bệnh.
Biểu hiện gây hại
Bệnh gây hại chủ yếu trên các cành và nhánh nhỏ của cây sầu riêng. Giai đoạn xâm nhiễm ban đầu của nấm bệnh, các lá trên đầu ngọn rụng trước kể cả khi lá vẫn còn màu xanh hoặc khi lá đã chuyển màu vàng nhạt và lá rụng mạnh khi bệnh trở nặng.
Mạch dẫn và toàn bộ lớp vỏ của cành, nhánh thâm đen và khô dần từ trên ngọn lan xuống theo hướng thân chính. Bệnh xâm nhiễm và gây hại ở tất cả các giai đoạn phát triển của cây sầu riêng. Trong điều kiện độ ẩm cao và nhiệt độ ban ngày mát mẻ kéo dài, bệnh có thể lan xuống phần thân chính của cây và làm chết cây.
Biện pháp phòng ngừa
Cắt bỏ ngay khi thấy các cành bị bệnh và mang đi tiêu hủy tránh lây lan trong vườn.
Cắt dọn cỏ thường xuyên và đảm bảo mật độ trồng vừa phải giữa các cây tránh tạo môi trường ẩm ướt dễ phát sinh và lây lan nhanh mầm bệnh.
Cắt tỉa tạo tán cây thoáng mát, rộng rãi vừa đủ để cây có thể nhận được ánh sáng tốt nhất. Sau thu hoạch cần phun xịt nấm bệnh và vệ sinh vườn sạch sẽ.
Đảm bảo cung cấp đủ lượng nước và thiết kế hệ thống thoát nước tốt. Tránh tình trạng ngập úng làm rễ cây bị ngợp, thiếu oxi gây thối rễ.
Sử dụng các loại phân bón hữu cơ như phân chuồng, phân xanh, phân nở. Để bổ sung nguồn dưỡng chất hữu cơ cho cây.
Kết hợp thêm phân humic để kích thích bộ rễ phát triển khỏe mạnh đồng thời cải thiện độ màu mỡ của đất, đảm bảo liều lượng hợp lý, cân đối, hạn chế lạm dụng các loại phân bón hóa học.
Cải tạo đất hạn chế nấm bệnh bằng cách bón thêm tricoderma nhằm tăng khả năng đối kháng với nấm bệnh trong đất.
Biện pháp điều trị bệnh
Khi phát hiện bệnh cần nhanh chóng cắt bỏ cành nhiễm bệnh sau đó gom đống và đốt bỏ, tránh lây lay thêm, các dụng cụ cắt tỉa cũng cần được khử trùng tránh lây nhiễm chéo.
Bôi keo liền sẹo hoặc sát khuẩn vết bệnh bằng cách bôi thuốc có chứa đồng (Cu). Bón thêm vôi hoặc phun dung dịch Bóoc-đô để khử khuẩn nhằm ngăn chặn nguồn bệnh.
Một số hoạt chất có khả năng phòng và trị chết ngược cành sầu riêng như: Hexaconazole, Mancozeb, Fosetyl aluminium, Dimethomorph, Azoxystrobin… phun liều lặp lại sau 3-5 ngày.
Ở giai đoạn bệnh mới phát sinh trên cành cần nhanh chóng loại trừ tránh để nấm xâm nhập vào thân chính, khi nhiễm vào thân chính bệnh rất nhanh gây chết cả cây.
Các thông tin về bệnh chết ngược cành sầu riêng đã được tôi chia sẻ phía trên, tôi hy vọng bài viết có thể cung cấp được cho quý cô/chú anh/chị các thông tin thực tế và kịp thời. Cảm ơn quý bà con đã theo dõi và hẹn gặp lại quý anh/chị ở các bài viết sau.
Chúc quý bà con thật nhiều sức khỏe và vụ mùa bội thu!
Tác giả: Thiên Nhiên
Mọi thắc mắc về bài viết “Bệnh chết ngược cành sầu riêng”, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY
Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 885 547 – 0902 882 249 – 0932 063 123 – 0902 882 247 – 0909 307 123
Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com
Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com
Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy
Facebook: Công Ty Tin Cậy | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ
Bài viết liên quan
Máy Cắt Cỏ – Công Cụ Đắc Lực Của Mọi Nhà Vườn
Máy Cắt Cỏ – Công Cụ Đắc Lực Của Mọi Nhà Vườn Với sự phát [...]
Th8
Tầm Quan Trọng Của Phân Hữu Cơ Trong Chăm Sóc Cây Sầu Riêng
Tầm Quan Trọng Của Phân Hữu Cơ Trong Chăm Sóc Cây Sầu Riêng Nhu cầu [...]
Th8
Các Bước Phục Hồi Vườn Của Anh Kha Ở Phong Điền
Các Bước Phục Hồi Vườn Của Anh Kha Ở Phong Điền Sau thu hoạch được [...]
Th8
6 Hoạt Chất Phổ Biến Nhất Để Phòng Trị Bệnh Trên Sầu Riêng
6 Hoạt Chất Phổ Biến Nhất Để Phòng Trị Bệnh Trên Sầu Riêng Mùa mưa [...]
Th7
Mancozeb Xanh Và Mancozeb Vàng Có Gì Khác Biệt?
Mancozeb Xanh Và Mancozeb Vàng Có Gì Khác Biệt? Hoạt chất Mancozeb là thuốc trị [...]
Th7
Quả Sầu Riêng Nhiễm Kim Loại Nặng – Cadimi
Quả Sầu Riêng Nhiễm Kim Loại Nặng – Cadimi Từ đầu năm 2024 cho tới [...]
Th7