7 Điều Cần Biết Về GAP Và VIETGAP

GAP và VietGAP là hai thuật ngữ quan trọng trong nền sản xuất nông nghiệp. Việc tuân thủ theo tiêu chuẩn của GAP và VietGap sẽ giúp các sản phẩm nông nghiệp của chúng ta tìm đến được các thị trường khó tính hơn, từ đó góp phần nâng cao giá trị nông sản cũng như thúc đẩy nông nghiệp phát triển. Vậy hai thuật ngữ này cụ thể sẽ như thế nào, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

1. Thuật ngữ GAP là gì?

  • GAP là từ viết tắt của “Good Agricultural Practices” có nghĩa là quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt. Bao gồm tất cả các tiêu chuẩn đặt ra để sản xuất ra một sản phẩm nông nghiệp tốt, chất lượng và an toàn.
  • Trên thế giới, đối với những nước phát triển mạnh về nông nghiệp thì thuật ngữ GAP đã trở nên rất là quen thuộc và cực kì phổ biến, ví dụ như Mỹ, Úc, Nhật Bản, … Tiêu chuẩn GAP đã du nhập đến Việt Nam từ rất sớm, tuy nhiên đến nay độ phổ biến vẫn chưa cao. \
7 Điều cần biết về GAP và VIETGAP
7 Điều cần biết về GAP và VIETGAP

2. Tại sao GAP tại Việt Nam chưa được áp dụng phổ biến

  • Nông dân Việt Nam vẫn còn canh tác theo tập quán cũ, làm theo kinh nghiệm người xưa, không nắm bắt kịp xu hướng, đa phần theo hướng truyền miệng.
  • Bên cạnh đó nông dân ta không ghi chép và theo dõi theo từng mùa vụ. Đại đa số nông dân cho rằng việc này mất thời gian và họ có thể tự nhớ.
  • Kỹ thuật canh tác còn nhiều phần lạc hậu, việc học hỏi trau dồi kinh nghiệm đều là học tập lẫn nhau. Mặc dù đã có nhiều nông dân đã biết áp dụng khoa học kỹ thuật nhưng tỉ lệ rất ít và còn bị hạn chế do nhiều yếu tố chi phối.
  • Từ những tồn tại ở trên, khi sản phẩm cuối cùng được tạo ra thường sẽ không được đánh giá cao.

3. Các chỉ tiêu GAP thông dụng tại Việt Nam

  • GlobalGAP:
    • Thành lập 1990 và bao gồm 252 tiêu chuẩn: bao gồm 36 tiêu chuẩn phải tuân theo 100% và 127 tiêu chuẩn phải tuân theo 95%. Global GAP được tạo ra bởi một số siêu thị của Châu Âu và các nhà cung cấp của chính họ. Mục đích của tiêu chuẩn này là để mang lại một tiêu chuẩn chung. Việc nhà cung cấp được cấp chứng nhận này như việc cấp VISA để việc trao đổi mua bán của họ được dễ dàng và thuận tiện hơn.
  • VietGAP:
    • VietGAP (Vietnamese Good Agricultural Practices) gồm tiêu chuẩn/quy phạm quy định về thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho các sản phẩm nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản) ở Việt Nam; bao gồm những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn các tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, sơ chế đảm bảo sản phẩm an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khoẻ người sản xuất và người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
    • Tiêu chuẩn/ quy phạm VietGAP được biên soạn dựa trên quy định của luật pháp Việt Nam (Luật an toàn thực phẩm, Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Tài nguyên nước,…), hướng dẫn của FAO và tham khảo quy định tại các tiêu chuẩn Asean GAP, Global GAP, EurepGAP, HACCP.

4. Tổng hợp các tiêu chí quan trọng của GAP

  • Tiêu chí về dư lượng thuốc BVTV
  • Nhật ký ghi chép trong quá trình sản xuất
  • Tiêu chí về vùng trồng
  • Tiêu chí về chất lượng cây giống
  • Tiêu chí bảo quản sau thu hoạch
  • Tiêu chí về nguồn nhân lực
  • Thuốc BVTV và chất hỗ trợ được phép sử dụng trong quá trình sản xuất
  • Ngoài ra còn rất nhiều tiêu chí khác, tuy nhiên những tiêu chí trên có thể nói là quan trọng nhất trong chứng nhận GAP

5. Tiêu chuẩn VietGAP

Tiêu chuẩn VietGAP bao gồm 60 chỉ tiêu đạt chuẩn an toàn và chất lượng

  • Nhân lực: đòi hỏi nhân lực phải có hiểu biết và được giám sát bởi những người có trình độ chuyên môn
  • Đất trồng: được quy hoạch cụ thể và hàm lượng kim loại nặng phải dưới mức cho phép.
  • Điều kiện nước tưới: phải đạt được tiêu chuẩn nước sinh hoạt cho người.
  • Điều kiện thu hoạch và sơ chế: Phải đảm bảo vệ sinh nhà xưởng, địa điểm thu hoạch rõ ràng và nhật ký ghi chép đầy đủ.
  • Có giấy xác nhận đủ điều kiện sản xuất an toàn do sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn cấp.

6. Lợi ích của việc nông dân tham gia VietGAP

  • Sản phẩm tạo ra an toàn chứng minh được nguồn gốc
  • Giá trị sản phẩm giá trị cao, tiếp cận được các thị trường đắt đỏ hơn
  • Tạo ra thương hiệu chung cho nông nghiệp Việt Nam ở trong nước và trên thế giới.
  • Nâng cao đời sống nông dân người làm ra sản phẩm.
  • Thúc đẩy nông nghiệp và kinh tế Việt Nam phát triển.
  • Đảm bảo đầu ra, không bị các tình trạng được mùa mất giá.

7. Lưu ý gì khi tham gia VietGap tại Việt Nam

  • Tìm hiểu thật kỹ về VietGAP
  • Có kiến thức cơ bản về nông nghiệp
  • Có nguồn kinh phí. Hiện nay tại Việt Nam việc tham gia vào GAP sẽ mất phí.
  • Có đơn vị thu mua sản phẩm (đảm bảo đầu ra)
  • Dần dần thay đổi tập tính canh tác
  • Liên hệ cơ quan ban ngành địa phương để được hỗ trợ
  • Vận động nhiều hộ nông dân cùng tham gia để hình thành vùng trồng, sẽ dễ dàng tiếp cận đầu ra hơn.

Vừa rồi là đôi nét sơ lược về GAP và tiêu chuẩn VietGAP tại Việt Nam. Bà con nên cân nhắc về mô hình VietGAP để giúp nâng cao giá trị nông sản, tiếp cận nhiều thị trường khó tính hơn. Điều quan trọng nhất là phải xác định được mục tiêu rõ ràng để không bị mơ hồ khi tham gia VietGAP. Chúc bà con thành công.

Tác giả: Duy Tân

Mọi thắc mắc về “7 Điều cần biết về GAP và VIETGAP”, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 885 547 – 0902 882 249 – 0932 063 123 – 0902 882 247 – 0909 307 123

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy

Facebook: Công Ty Tin Cậy  | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo