5 Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến EC Trong Đất

Trong canh tác nông nghiệp hiện đại thì những chỉ số đất luôn được quan tâm từng ngày để kịp thời theo dõi những thay đổi của đất trồng từ đó đưa ra phương hướng xử lý tốt nhất. Một số chỉ số quen thuộc với người nông dân như: pH, độ ẩm, nhiệt độ, dư lượng thuốc….thì chỉ số EC đất (Electrical Conductivity) khá mới với người trồng trọt.

5 Yếu tố ảnh hưởng đến EC trong đất
5 Yếu tố ảnh hưởng đến EC trong đất

Tham khảo các sản phẩm hỗ trợ nông nghiệp sạch:

EC đất là gì?

Chỉ số EC đất (Electrical Conductivity) là chỉ số diễn tả tổng nồng độ ion hòa tan trong dung dịch có trong đất. Độ dẫn điện có thể được thể hiện bằng một số đơn vị khác nhau nhưng đơn vị tiêu biểu được dùng để đo lường EC là millisiemens trên centimet (mS/cm).

Chỉ số EC không diễn tả nồng độ của từng chất trong đất đồng thời cũng không thể hiện mức độ cân bằng của các chất dinh dưỡng trong đất. Chỉ số EC thể hiện tổng số ion hiện đang có trong đất, một phần nào đó EC được xem là thể hiện mức dinh dưỡng hiện đang có trong đất trồng.

Trong suốt quá trình tăng trưởng, cây hấp thu khoáng chất mà chúng cần. Do vậy, duy trì EC ở một mức ổn định là rất quan trọng. Nếu đất có chỉ số EC quá cao thì sự hấp thu nước của cây diễn ra nhanh hơn sự hấp thu khoáng chất.

Khi đó ta phải bổ sung thêm nước vào đất, giảm phân bón. Ngược lại, nếu EC thấp đều đó biểu thị lượng dinh dưỡng trong đất thấp hoặc đất không thể giữ được dinh dưỡng trong đất. Khi đó ta nên bổ sung phân bón kèm theo đó tăng lượng phân hữu cơ để tăng khả năng giữ dinh dưỡng của đất.’

Khoảng chỉ số EC tối ưu cho đất là 0.2 – 1.2 mS/cm tùy theo loại đất và những yếu tố khác mà chỉ số sẽ thấp hay cao trong khoảng đó - 5 Yếu tố ảnh hưởng đến EC trong đất
Khoảng chỉ số EC tối ưu cho đất là 0.2 – 1.2 mS/cm tùy theo loại đất và những yếu tố khác mà chỉ số sẽ thấp hay cao trong khoảng đó – 5 Yếu tố ảnh hưởng đến EC trong đất

Tham khảo các sản phẩm hỗ trợ nông nghiệp sạch:

5 yếu tố ảnh hưởng EC trong đất

1. Sa cấu (cơ cấu của đất)

Đất được chia làm 3 loại đất cơ bản là: Đất thịt, đất sét và đất cát, tùy theo hàm lượng 3 loại này trong đất người ta sẽ chia ra các loại đất khác nhau như: đất cát, đất sét, đất phù sa (thịt pha sét), đất sét pha (với thịt/cát), đất cát pha (với thịt/sét)…

Đối với đất sét: chứa nhiều keo đất (hạt đất với chức năng giữ ion biểu thị qua thông số CEC) nên giữ chất dinh dưỡng rất mạnh đến mức rễ cây cũng khó khăn bẻ gãy liên kết để hấp thụ dinh dưỡng. Do đó, EC đất sét luôn cao (>2 mS/cm) nhưng cây khó sử dụng, khó thoát nước dễ gây úng cây, chết rễ. Nên dùng phân chuồng, cày đất hoặc nhiều nơi pha cát để giảm bớt liên kết quá chặt của đất sét.

Đối với đất thịt: Số lượng keo đất thích hợp, khoảng trống trong đất cũng thích hợp nên chỉ số EC ở mức tốt (0.2 – 1.2 mS/cm), thoát nước tốt, giữ chất dinh dưỡng tốt. Ở đất thịt dinh dưỡng được giữ ở mức độ vừa phải đủ để rễ cây hấp thụ.

Đối với đất cát: Đất luôn trong tình trạng nghèo nàn keo đất, khả năng giữ dinh dưỡng kém, giữ nước kém do đó chỉ số EC luôn thấp (<0.2 mS/cm). Ở đất cát rễ cây không có nơi bám vào, không có dinh dưỡng giữ lại để hấp thụ, luôn trong tình trạng khô hạn hoặc úng nước. Nên dùng xác bã thực vật để giữ ẩm đất, pha đất thịt vào hoặc tưới nước phù sa mịn cho đất.

Có thể cải tạo đất bạc màu, đất khó giữ dinh dưỡng bằng phân hữu cơ, giá thể, các loại sa cấu đất còn thiếu - 5 Yếu tố ảnh hưởng đến EC trong đất
Có thể cải tạo đất bạc màu, đất khó giữ dinh dưỡng bằng phân hữu cơ, giá thể, các loại sa cấu đất còn thiếu – 5 Yếu tố ảnh hưởng đến EC trong đất

2. Phân bón

Phân bón hóa học sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến EC trong đất do cung cấp một lượng lớn ion vào đất (phân bón hóa học đa số là tan tốt trong nước). Nếu chỉ số EC bị đẩy lên quá cao (>3.0 mS/cm) do bón phân sẽ dẫn đến tình trạng chênh lệch độ dẫn điện giữa môi trường đất và trong rễ cây khiến rễ cây bị mất nước và héo. Do đó, cần cân đối lượng phân bón vào đất và cung cấp đủ nước sau khi bón.

Việc giảm mạnh chỉ số EC sau khi bón phân có thể do nhiều nguyên nhân: cây trồng hấp thụ, bốc thoát hơi, trự di do nước tưới/mưa, chảy tràn do nước,…

Mùn chính là lượng phân bón hữu cơ trong đất đã qua hoai mục, mùn sẽ ảnh hưởng gián tiếp đến chỉ số EC thông qua việc giữ chất dinh dưỡng, nước; là môi trường cho vi sinh vật sinh trưởng từ đó phân giải chất dinh dưỡng trong đất cho cây.

Với lượng mùn nhiều trong đất sẽ giúp cho chỉ số EC ổn định, giữ chất dinh dưỡng, chống rửa trôi. Bổ sung mùn trong đất bằng cách bón nhiều phân chuồng, phân cá, phân humic, xác bã thực vật.

5 Yếu tố ảnh hưởng đến EC trong đất
5 Yếu tố ảnh hưởng đến EC trong đất

3. Kim loại nặng

Hàm lượng tổng số của một số kim loại nặng: Asen (As), Cadimi (Cd), Đồng (Cu), Chì (Pb), Kẽm (Zn) và Crom (Cr) trong tầng đất mặt ảnh hưởng rất lớn đến chỉ số EC trong đất. Các ion này hiện diện sẽ cho chỉ EC cao nhưng đất này hoàn toàn không tốt cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt.

Các vùng đất xung quanh khu dân cư, khu công nghiệp sẽ nhiễm nồng độ kim loại nặng rất cao. Một nguồn kim loại nặng nữa là đến từ nước giếng khoan.

Vậy đất bị nhiễm kim loại nặng thì phải giải quyết thế nào? Trước tiên, cần loại bỏ nguồn kim loại nặng thải vào đất (dời nhà máy, sử dụng nguồn nước khác…). Sau đó, trồng các loại cỏ có rễ đâm sâu để vừa cải tạo đất vừa hút kim loại nặng ra khỏi đất (thời gian có thể kéo dài 5 – 10 năm)

4. Độ mặn

Đây là yếu tố gây nên chỉ số EC cao ngất (> 4.5 mS/cm) mà đất thì không thể canh tác các loại cây thông thường được (cây chịu mặn kém trừ một vài loại như: dừa, mãng cầu,…).

Độ mặn của đất được gây nên chủ yếu bởi NaCl do đó muốn rửa mặn cho đất cần xẻ liếp và tưới nước ngọt thường xuyên để rột rửa đi phần muối có trong đất. Tuyệt đối không để đất khô vì sẽ dẫn muối lên thông qua các mạch mao dẫn trong đất. Hay cách khác là chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang cây trồng chịu được mặn cao (dừa, mãng cầu…).

Về lý thuyết ở 25oC chỉ số EC = 2.0 mS/cm sẽ tương đương độ mặn 1.0 ppt (phần ngàn).

Kiểm tra nước tưới – Không để khô hạn – Rửa ngọt là điều cần thiết để rột rửa đất mặn
Kiểm tra nước tưới – Không để khô hạn – Rửa ngọt là điều cần thiết để rột rửa đất mặn

5. PH đất

Khi pH đất và độ dẫn điện của đất tương tác với nhau, những điều thú vị sẽ xảy ra. Độ pH của đất cho biết mức độ kiềm hoặc tính axit của nó, có thể ảnh hưởng đến kết quả độ dẫn điện.

Các ion H+ tích điện dương gây ra tính axit hơn, trong khi các ion OH tích điện âm khiến cho đất kiềm hơn (đất mặn thường có tính kiềm). Đất càng có tính axit hoặc kiềm hơn, thì càng có nhiều ion H+ và OH, càng nhiều ion thì độ dẫn điện càng cao. Do đó, đất càng có tính axit hoặc kiềm thì EC càng cao. Độ pH càng gần với độ trung tính, độ pH ít ảnh hưởng đến độ dẫn điện của đất.

Để xác định chỉ số EC có thể hiện mức độ thừa, thiếu hay đủ dinh dưỡng thì phải tiến hành đo pH đất trước (pH tốt từ 5.5 – 6.5), sau đó đánh giá đất của mình thuộc loại nào? 5 yếu tố trên thuộc yếu tố nào? Sau đó, có thể đưa ra biện pháp để giải quyết như: bón thêm phân nếu thiếu (< 0.2mS/cm), ngưng bón phân hóa học bón thêm phân hữu cơ (> 1.2mS/cm), còn nếu đủ thì duy trì biện pháp canh tác.

Kiểm tra pH trước khi kiểm tra EC (như trên hình là pH ~ 5.7)
Kiểm tra pH trước khi kiểm tra EC (như trên hình là pH ~ 5.7)

Tham khảo các sản phẩm hỗ trợ nông nghiệp sạch:

Trên đây là những thông tin về EC trong đất mà Tin Cậy gửi đến Quý bà con. Hẹn gặp lại bà con trong những chia sẻ hữu ích tiếp theo!

Tác giả: Minh Cường

Mọi thắc mắc về “5 Yếu tố ảnh hưởng đến EC trong đất”, xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 882 247 – 0358 867 306 – 0932 063 123 – 0909 307 123 – 0903 908 671

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy

Facebook: Tin Cậy Group | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo