5 Nguyên Nhân Gây pH Đất Thấp Phổ Biến

Như mọi người cũng đã biết, chỉ số pH đất rất quan trọng cho sự phát triển bình thường của cây trồng, nếu pH đất quá thấp hoặc quá cao sẽ gây ra những rối loạn trong việc hấp thu dinh dưỡng của rễ dẫn đến cây suy dinh dưỡng hoặc chết. Vậy nguyên nhân nào làm pH đất thấp? Cùng đến với 5 nguyên nhân gây pH đất thấp phổ biến dưới đây!

1. Kết cấu cơ bản của đất chua

Ngoại trừ đất phù sa 24% và đất thảm rừng 11% diện tích thì ở nước ta còn là 65% đất đồi núi với các đặc điểm:

  • Hình thành trực tiếp trên các miền đồi núi thấp chiếm 65% diện tích tự nhiên.
  • Tính chất: chua, nghèo mùn, nhiều sét.
  • Màu đỏ vàng, nhiều hợp chất Fe, Al.
  • Phân bố: đất feralit trên đá bazan ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ; đất feralit trên đá vôi ở Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ,…

Đây là đặc điểm chung của đất vùng nhiệt đới ẩm cận xích đạo, do đó để có thể trồng đa dạng các loại cây trồng cần phải cải tạo, nâng pH, tạo lớp mùn,…

Tỷ lệ các nhóm đất ở Việt Nam
Tỷ lệ các nhóm đất ở Việt Nam

Vùng đất phù sa ven sông cũng có các vùng với tầng sinh phèn và tầng phèn tiềm tàng cũng gây nên sự sụt giảm pH đất nghiêm trọng, ảnh hưởng đến việc trồng các loại cây ăn trái, cây rau màu,…

2. Lượng phân hữu cơ trong đất thấp

Vai trò của chất hữu cơ trong đất rất quan trọng:

  • Cải thiện trạng thái kết cấu đất, các keo mùn gắn các hạt đất với nhau tạo thành những hạt kết tốt, bền vững làm đất thông thoáng tránh sự tạo váng, xói mòn.
  • Làm đất tơi xốp, thoáng khí, ổn định pH, giữ ẩm cho đất, tăng khả năng chống hạn cho cây trồng,…
  • Tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật hoạt động, giúp rễ và cây phát triển tốt. Đẩy mạnh quá trình phân giải các hợp chất vô cơ, hữu cơ thành nguồn dinh dưỡng dễ tiêu để cây trồng dễ hấp thụ
  • Giữ được các chất dinh dưỡng, đồng thời làm tăng tính đệm của đất. Là kho thức ăn cho cây trồng, các vi sinh vật, giun đất,…
  • Là nguồn lớn cung cấp CO2 cho cây quang hợp.
  • Duy trì bảo vệ đất. Cố định các chất gây ô nhiễm trong đất, làm giảm mức độ dễ tiêu của các chất độc.

Khi lớp hữu cơ mất đi, đất mất đi sự thông thoáng tạo nên môi trường yếm khí sinh ra các acid gây nên chua đất, đồng thời mất đi tính đệm của đất gây nên sự sụt giảm pH đến từ mưa acid, phân bón hóa học,…

Đất nghèo hữu cơ cây trồng sẽ trở nên còi cọc
Đất nghèo hữu cơ cây trồng sẽ trở nên còi cọc – Nguyên nhân gây pH đất thấp phổ biến

Tham khảo các sản phẩm hỗ trợ nông nghiệp sạch:

→ Do đó, khi canh tác nông nghiệp cần cung cấp lượng hữu cơ thường xuyên và duy trì lượng mùn của đất thông qua bón phân chuồng, trồng cỏ, hạn chế cày xới,…

3. Lượng mưa acid tăng mạnh

Mưa axit là một trong những hiện tượng xảy ra khi diễn ra tình trạng ô nhiễm môi trường không khí. Theo đó, mưa axit là hiện tượng mà nước mưa có độ pH dưới 5,6, được tạo ra bởi lượng khí thải SO2 cùng NO2 từ các quá trình phát triển sản xuất, con người đã tiêu thụ nhiều than đá hay dầu mỏ và các nhiên liệu tự nhiên khác.

Mưa axit sẽ dẫn đến làm cháy bìa lá nếu tiếp xúc
Mưa axit sẽ dẫn đến làm cháy bìa lá nếu tiếp xúc – Nguyên nhân gây pH đất thấp phổ biến

Tại Việt Nam, mưa axit ở một số nơi đã có biểu hiện rõ rệt, vượt ngưỡng cho phép. Trên tổng thê, tại khu vực miền Bắc và miền Trung có tần suất xuất hiện mưa axit từ 15 đến 85%.

Trong đó, lượng mưa axit cao nhất đã đo được ở trạm Đà Nẵng (tần suất hơn 83,1%), tiếp theo là Cúc Phương, Ninh Bình (tần suất 55%) và Hòa Bình (34,9%). Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh có nồng độ mưa axit thấp hơn nhiều so với những địa phương trên.

Theo các chuyên gia, sự gia tăng tình trạng ô nhiễm không khí bởi các hoạt động phát triển đô thị, giao thông,…đang khiến cho hiện tượng mưa axit xuất hiện ngày một nhiều hơn.

Tại một số khu vực phía Bắc như Lạng Sơn, Lào Cai dù không có nguồn phát thải đáng kể nhưng vẫn xảy ra các trận mưa có nồng độ axit cao. Điều này chứng tỏ, mưa axit ở Việt Nam ngoài chịu ảnh hưởng từ nguồn phát thải nội địa còn có cả nguồn phát lan truyền xuyên biên giới.

4.Thảm thực vật bị mất

Thảm thực vật là tất cả các loài thực vực phủ trên lớp đất đó.

Vai trò của thảm cỏ trong đất nông nghiệp:

  • Che phủ, bảo vệ đất trồng, hạn chế được xói mòn rửa trôi lớp đất mặt.
  • Giúp đất giữ ẩm tốt hơn, đưa được nước và dinh dưỡng vào sâu hơn, hạn chế sự bốc hơi nước khi nắng nóng.
  • Rễ cỏ giúp đất tơi xốp, thoáng khí, đưa được nhiều O2và CO2 vào tầng đất sâu, giúp rễ cây trồng hô hấp và hấp thu dinh dưỡng dễ dàng hơn.
  • Cỏ giúp điều hòa dinh dưỡng đất, khi được cắt tỉa hay chết đi tự nhiên, cỏ trả lại dinh dưỡng cho đất. Rễ cỏ, xác cỏ khi phân hủy cải thiện lượng hữu cơ trong đất, giúp đất giàu mùn và phì nhiêu hơn.
  • Giữ cỏ giúp tạo môi trường thuận lợi cho hệ sinh vật đất phát triển, hoạt động cải thiện chất lượng đất hiệu quả hơn. Giúp bảo vệ cây trồng trước sự tấn công của nấm bệnh.
  • Việc che phủ mặt đất giúp hạn chế quá trình rửa trôi các kim loại kiềm cũng góp phần ổn định pH đất.
  • Là nguồn phân xanh cung cấp dinh dưỡng cho các cây trồng khác.
  • Một số loại cỏ có khả năng cố định nitơ tự nhiên, bổ sung đạm cho cây trồng chính và cải tạo đất trồng
Thảm thực vật chống xói mòn đất trồng
Thảm thực vật chống xói mòn đất trồng

Do đó khi thảm thực vật bị mất (không có che phủ) thì đất nhanh chóng bị rửa trôi dinh dưỡng, giảm đa dạng sinh học và pH đất dễ dàng bị giảm đi. Đất bị chua do rửa trôi bởi nước mưa, nước tưới dư thừa.

Nước mang đi chất dinh dưỡng hòa tan, trong đó có chứa nhiều chất kiềm như: canxi (Ca), Magiê (Mg), Kali (K),…xuống tầng đất sâu, sông suối, ao hồ và làm cho đất mất chất kiềm, trở nên chua.

5. Sử dụng phân bón hóa học thường xuyên

Do sử dụng quá nhiều lượng phân bón hóa học Axit cacbonic và Axit hữu cơ là 2 loại hợp chất được hình thành khí CO2 trong đất hòa tan vào nước . Quá trình hô hấp của các chất hữu cơ phân hủy một lượng lớn cũng làm cho đất bị thoái hóa

Sự phân giải chất hữu cơ thải ra nhiều loại axit Cacbonic (H2CO3), axit Sunfuric (H2SO4), axit Nitric (HNO3) axit Axetic (CH3COOH)…, làm cho đất chua. Nhất là bà con bón phân hữu cơ, phân chuồng ủ chưa chín, chưa hoai sẽ gây nên chua đất.

Bón phân khoáng mang gốc axit như: Phân Sunfat amôn (SA), Clorua kali (KCl), Sunfat kali (K2SO4), Suppe lân,…cũng làm đất bị chua. Khi cây hút các cation (như Ca2+,K+, Mg+) chúng sẽ trả lại H+ vào đất để cân bằng điện tích. H+ kết hợp với các gốc muối Sunphat, Clorua, tạo ra các axit HCl, H2SO4 gây chua đất. Bà con bón nhiều phân vô cơ không những gây chua đất mà còn làm chai cứng đất qua các năm.

Những loại thuốc trừ cỏ như Glyphosate, Parawat, 2,4 D.., thuốc diệt côn trùng,  thuốc trị nấm, tuyến trùng có chứa gốc Sunlphur (S), khi phun qua lá hay tưới gốc đều làm cho pH đất giảm xuống một cách nhanh chóng.

Sử dụng phân bón hữu cơ, vi sinh cho cân bằng pH đất
Sử dụng phân bón hữu cơ, vi sinh cho cân bằng pH đất

Tham khảo các sản phẩm hỗ trợ nông nghiệp sạch:

Vì vậy, nên sử dụng cân đối giữa phân bón hóa học và phân bón hữu cơ để có thể tăng năng suất cao nhất mà vẫn giữ cho đất trồng ổn định pH.

Trên đây là 5 nguyên nhân gây pH đất thấp phổ biến mà Tin Cậy chia sẻ đến bà con. Nếu anh chị cần dụng cụ để kiểm tra pH đất (DM15, DM13,..) hoặc phân bón hữu cơ, chế phẩm sinh học có tác dụng ổn định pH đất thì có thể tham khảo đường dẫn dưới đây. Chúc bà con có vụ mùa như ý!

Tác giả: Minh Cường

Mọi thông tin về “5 nguyên nhân gây pH đất thấp phổ biến”, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 882 247 – 0358 867 306 – 0932 063 123 – 0909 307 123 – 0903 908 671

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy

Facebook: Tin Cậy Group | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo