4 Nguyên Nhân Khiến Thuốc BVTV Kém Hiệu Quả
Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) được cho mang lại độ hiệu quả cao nhất về phòng trừ dịch hại trên đồng ruộng. Nhưng trong một vài trường hợp việc sử dụng thuốc BVTV không còn đem lại hiệu quả như mong muốn vậy nguyên nhân là do đâu.
1. Tính chống thuốc của dịch hại
- Tính chống thuốc là sự giảm sút phản ứng của một quần thể sinh vật đối với một loại thuốc BVTV sau một thời gian dài quần thể này liên tục tiếp xúc với thuốc đó. Tính trạng này của chủng sinh vật kháng thuốc mang tính chất di truyền tức là lưu truyền lại cho thế hệ sau và tính chống một loại thuốc nào đó có thể mất đi nước một thời gian dài chúng không tiếp xúc với loại thuốc đó. Tính chống thuốc của sinh vật hại theo nghĩa đen còn gọi là tính chống thuốc sinh lý.
2. Tính đa dạng của quần thể sinh vật giảm
- Thuốc BVTV là một trong những nguyên tố quan trọng làm mất tính ổn định của quần thể sinh vật. Thuốc BVTV được dùng trong quy mô càng lớn, thời gian sử dụng càng lâu, số lần phun càng nhiều chẳng những làm giảm số lượng cá thể trong một loài sinh vật mà còn làm giảm cả số loài sinh vật ở những vùng dùng thuốc.
- Các loại thuốc BVTV đều gây hiện tượng này, thậm chí các thuốc BVTV thuộc nhóm này lại ảnh hưởng đến các đối tượng dịch hại của nhóm khác.
- Ví dụ: khi phun thuốc trừ nhện đỏ chúng ta cũng đồng thời tiêu diệt các loài nhện nhỏ săn mồi – nhóm nhện có ích.
3. Xuất hiện các loài dịch hại mới
- Sau một thời gian dài dùng thuốc BVTV, những loài dịch hại chủ yếu, nguy hiểm trước đây không còn đáng kể. Ngược lại một số loài dịch hại trước đây được coi là thứ yếu, không quan trọng lại nổi lên gây tổn thất to lớn, nguy hại hơn những loài dịch hại chủ yếu trước đó và việc phòng trừ cũng khó khăn hơn rất nhiều.
- Nguyên nhân của hiện tượng này là kết quả của sự sai khác về độ mẫn cảm giữa các loài và khả năng hình thành tính chống thuốc sớm hơn các loài khác.
4. Sự tái phát của dịch hại cũ
- Nguyên nhân của sự việc này được cho là do dùng thuốc BVTV ở liều thấp đã kích thích những cá thể sống sót phát triển mạnh hơn trước.
- Những cá thể dịch hại sống sót còn được hưởng nguồn dinh dưỡng phong phú và có chất lượng sống cao hơn nên sức sống tăng.
- Những cá thể sống sót đã hình thành nên tính chống thuốc và làm thay đổi đặc tính sinh học của loài.
- Lạm dụng thuốc BVTV sai cách còn làm giảm quần thể sinh vật có ích. Dịch hại có khả năng phục nhanh chóng hơn các loài sinh vật có ích, nên dịch hại có thể hình thành trước khi sinh vật có ích hồi phục đủ số lượng để kìm hãm chúng.
Để tăng hiệu quả của thuốc BVTV cần tuân thủ theo nguyên tắc 4 đúng: Đúng thuốc, đúng lúc, đúng liều lượng – nồng độ, đúng cách. Ngoài ra cần phải theo dõi dịch hại trên đồng ruộng thường xuyên, nếu xảy các hiện tượng dịch hại kháng thuốc cần đổi qua các thuốc khác.
Trên hết có thể luân phiên xoay vòng các hoạt chất khác nhau để sâu bệnh hại không hình thành tính kháng. Bên cạnh đó xây dựng môi trường thuận lợi cho các loài sinh vật có ích (thiên địch) cũng là một biện pháp cần cân nhắc và lưu ý cao.
Tác giả: Duy Tân
Mọi thắc mắc về bài viết “4 Nguyên nhân khiến thuốc BVTV kém hiệu quả”, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY
Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 885 547 – 0902 882 249 – 0932 063 123 – 0902 882 247 – 0909 307 123
Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com
Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com
Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy
Facebook: Công Ty Tin Cậy | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ
Bài viết liên quan
Máy Cắt Cỏ – Công Cụ Đắc Lực Của Mọi Nhà Vườn
Máy Cắt Cỏ – Công Cụ Đắc Lực Của Mọi Nhà Vườn Với sự phát [...]
Th8
Tầm Quan Trọng Của Phân Hữu Cơ Trong Chăm Sóc Cây Sầu Riêng
Tầm Quan Trọng Của Phân Hữu Cơ Trong Chăm Sóc Cây Sầu Riêng Nhu cầu [...]
Th8
Các Bước Phục Hồi Vườn Của Anh Kha Ở Phong Điền
Các Bước Phục Hồi Vườn Của Anh Kha Ở Phong Điền Sau thu hoạch được [...]
Th8
6 Hoạt Chất Phổ Biến Nhất Để Phòng Trị Bệnh Trên Sầu Riêng
6 Hoạt Chất Phổ Biến Nhất Để Phòng Trị Bệnh Trên Sầu Riêng Mùa mưa [...]
Th7
Mancozeb Xanh Và Mancozeb Vàng Có Gì Khác Biệt?
Mancozeb Xanh Và Mancozeb Vàng Có Gì Khác Biệt? Hoạt chất Mancozeb là thuốc trị [...]
Th7
Quả Sầu Riêng Nhiễm Kim Loại Nặng – Cadimi
Quả Sầu Riêng Nhiễm Kim Loại Nặng – Cadimi Từ đầu năm 2024 cho tới [...]
Th7