4 Nguyên Nhân Gây Rụng Bông, Trái Non Trên Sầu Riêng
Ngoài vấn đề rụng bông và trái non do quá trình sinh lý, còn có những nguyên nhân tác động bởi cách chăm sóc, dịch hại, điều kiện ngoại cảnh,…Điều này ảnh hưởng đến năng suất mùa vụ cũng như sức khỏe của sầu riêng sau thu hoạch. Vậy những nguyên nhân đó là gì và biện pháp xử lý hiệu quả như thế nào, mời bà con cùng Trang tìm hiểu.

1. Do thiếu dinh dưỡng
- Trường hợp 1: Đối với các vườn trồng xen canh, không chăm sóc thường xuyên, không bón cân đối phân hữu cơ và hóa học để cân bằng dinh dưỡng.
Nếu cây thiếu dinh dưỡng trong giai đoạn mang hoa, mang trái rất dễ dẫn đến tình trạng cây bị “stress”, đình trệ quá trình sản xuất amino acids. Chính những amino acids này được tổng hợp nuôi cây nhờ sự thủy phân các protein hiện có, vì cậy nếu không cung cấp đủ dinh dưỡng “cây sẽ tự ăn thịt chính mình” dẫn đến sự rối loạn làm rụng bông cũng như trái non hàng loạt.
Ngoài những biểu hiện rụng bông và trái non từ từ, cây cũng dễ bị tấn công bởi rầy xanh, bệnh do vi khuẩn, nấm,…Đồng thời, cây không phát triển đủ cơi đọt, lá nhỏ và mỏng.

Biện pháp xử lý: Bổ sung cân bằng phân hữu cơ như: Đạm cá, humic, phân chuồng,…và phân hóa học NPK 3 số đều nhau (15-15-15; 16-16-16; 17-17-17;…) trước khi làm bông ít nhất 3 tháng để cây phát triển đầy đủ cơi đọt.
Tưới gốc theo tỷ lệ: 3L đạm cá + 0,5Kg humic + 200 – 300 gram NPK 3 số đều + 200L nước
=> Tưới vòng quanh tán cây, sau đó tưới nước và giữ ẩm cho đất để phân thẩm thấu tốt hơn. Định kỳ 20 – 25 ngày hoặc 1 tháng tưới/lần.

Tham khảo các sản phẩm hỗ trợ nông nghiệp sạch:
- Phân đạm cá – Phân cá hữu cơ cho nông nghiệp
- Phân đậu nành – Đạm hữu cơ thuỷ phân từ đậu nành
- Phân Humic hữu cơ 95% Acid Powder
- Phân bón sinh học WEHG – 100% thảo mộc thiên nhiên
- Máy đo pH và độ ẩm đất DM15
- Máy đo EC trong đất HI98331
- Chế phẩm sinh học Em Gốc (EM1)
- Chế phẩm sinh học Em AG (Em gốc) chuyên dùng ủ phân
- Chế phẩm vi sinh cho chăn nuôi EM Ani
- Chế phẩm Trichoderma (Bio-TC)
- Trường hợp 2: Đối với những cây sầu riêng vừa mang hoa hoặc trái non vừa đi đọt.
Thời điểm sầu riêng phát triển mắt cua bắt đầu tưới nhấp nước để cây quen dần, phòng trường hợp mưa đột ngột sẽ dễ làm cây bị sốc nước gây rụng hàng loạt, kéo theo cây rất dễ đi cơi đọt mới ở đầu cành.
Biện pháp xử lý:
- Hãm đọt: Bà con có thể dùng thuốc hãm đọt để ngăn đọt phát triển trong giai đoạn này. Tuy nhiên, việc dùng thuốc hãm đọt dễ dẫn đến cây bị mất sức, dễ bị bệnh, mất năng suất.
- Dìu đọt: Giai đoạn mắt cua nếu cây phát triển thêm cơi đọt mới thì dìu đọt bằng phân đạm cá, humic với tỷ lệ như sau: 2L đạm cá + 300 gram humic + 200L nước. Bà con có thể bón thêm NPK 30-10-10 + TE nhằm bổ sung mạnh dinh dưỡng để cây ra cơi đọt nhanh hơn trước xổ nhụy, đồng thời nuôi mắt cua to, khỏe. Định kỳ tưới 2 lần, cách 7 ngày tưới.

2. Do sốc nước
Tình trạng sầu riêng bị sốc nước do mưa trái mùa hay xảy ra trong vụ thuận (tiết làm bông tháng 12 – tháng 3 năm sau). Việc tưới nhấp nước giúp hạn chế cây bị suy kiệt, nếu dính mưa đột ngột cũng giảm bớt lượng bông, trái non rụng hàng loạt.

Biện pháp xử lý: Giai đoạn trước và sau xổ nhụy cây chỉ cần đủ ẩm (tức 1/3 lượng nước thông thường) nhằm giữ ẩm cho bộ rễ và hạn chế sốc đột ngột do mưa. Vì vậy nên tưới nhấp nước để cây quen từ từ. Duy trì thời gian tưới 10 – 15 phút, sau đó tăng dần, không nên tưới liền 30 – 60 phút liên tục.
3. Do sốc nhiệt
Khi thời tiết nắng nóng liên tục, xen lẫn một vài trận mưa trái mùa hoặc do sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm quá cao sẽ dẫn đến rụng bông, trái non hàng loạt.
Biện pháp xử lý:
- Duy trì tưới nhấp nước đều đặn cho cây. Nên tưới nước vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát, tránh tưới vào buổi trưa dễ làm cây sốc nhiệt hơn.
- Nên giữ cỏ vườn, cỏ quanh tán nhằm giảm sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm.
4. Do sâu, bệnh hại tấn công
Thời diểm cây đang mang hoa và trái, bà con chú ý một số sâu bệnh hại tấn công phổ biến như: bọ xít, nhện đỏ, rầy xanh, đặc biệt là bệnh thán thư sẽ làm bông cũng như trái non bị khô, gây rụng không thương tiếc.

Biện pháp xử lý: Sử dụng các hoạt chất như: Mancozeb, Hexaconazole, Phosphonate,… để phun phòng bệnh thán thư và một số loại nấm bệnh khác trước khi nhú mắt cua đến khi đậu trái. Định kỳ 7 – 10 ngày/lần.
Với những nguyên nhân gây rụng bông và trái non cùng biện pháp xử lý, phần nào cũng giúp bà con giảm bớt sự lo âu trong quá trình làm bông sầu riêng. Từ đó, có thể chọn lọc những phương pháp kèm theo kinh nghiệm mà xử lý hiệu quả. Trang kính chúc bà con nhiều sức khỏe và một vụ mùa thật như ý.
Tác giả: Huyền Trang
Mọi thắc mắc về “4 Nguyên nhân gây rụng bông, trái non trên sầu riêng”, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY
Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 882 247 – 0902 882 249 – 0358 867 306 – 0909 307 123 – 0903 908 671
Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com
Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com
Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy
Facebook: Tin Cậy Group | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ
Bài viết liên quan
Sượng Cơm, Cháy Múi Sầu Riêng
Sượng Cơm, Cháy Múi Sầu Riêng – Nguyên nhân Và Giải Pháp Khắc Phục Trong [...]
Th3
Bí Kíp Làm Trái Sầu Riêng Tròn Đều, Xanh Gai
Bí Kíp Làm Trái Sầu Riêng Tròn Đều, Xanh Gai – Vườn Anh Thuộc Sau [...]
Th3
Nâng Cao Chất Lượng Nông Sản Bằng Phân Bón Sinh Học Bio-EMZ
Nâng Cao Chất Lượng Nông Sản Bằng Phân Bón Sinh Học Bio-EMZ Năm 2025 đặt [...]
Th2
Giải Pháp Dự Trữ Nước Bằng Hệ Thống Năng Lượng Mặt Trời
Giải Pháp Dự Trữ Nước Bằng Hệ Thống Năng Lượng Mặt Trời Năm 2024 vừa [...]
Th2
Phòng Trừ Nhện Đỏ Trên Sầu Riêng Vào Mùa Khô
Phòng Trừ Nhện Đỏ Trên Sầu Riêng Vào Mùa Khô Nhện đỏ cũng là một [...]
Th2
Cách Anh Thiết Chăm Sóc Bông Sầu Riêng
Cách Anh Thiết Chăm Sóc Bông Sầu Riêng Anh Thiết một nhân vật đã quá [...]
Th2