4 Bệnh Dễ Bùng Phát Trong Điều Kiện Rậm Rạp

Giữ cho khu vườn sạch sẽ thông thoáng sẽ ít nguy cơ bệnh hại tấn công cây sầu riêng của mình. Khi mật độ vườn quá dày, tàn dư thực vật quá nhiều thêm vào đó là độ ẩm cao sẽ kéo theo nhiều loại bệnh hại. Cùng điểm qua 4 bệnh hại sẽ phát sinh mạnh trong điều kiện bất lợi này.

1. Đốm rong (Tảo đỏ)

  • Phát sinh trong điều kiện vườn rậm rạp và thiếu ánh sáng. Do nấm Cephaleuros virescens gây ra. vết bệnh có hình tròn màu gạch tôm đường kính từ 0,2 – 1,0 cm và hơi nhô lên, nhìn kỹ thấy nhiều sợi tơ trên vết bệnh thường xuất hiện ở mặt trên của lá, nấm hút dinh dưỡng và làm lá kém phát triển, giảm quang hợp. Bệnh còn tấn công trên cành cây, vết bệnh cũng tương tự như trên lá, làm cành non bị nứt ra, vị trí nứt này sẽ dễ nhiễm các loại nấm khác.
Vết bệnh có màu như gạch cua, thường bị nhầm lẫn với nấm hồng
Vết bệnh có màu như gạch cua, thường bị nhầm lẫn với nấm hồng
  • Việc cần làm là tỉa cành tạo tán thông thoáng, tiêu huỷ cành bệnh, cành nào trong tán. Phun thuốc phòng trị nấm khi thấy dấu hiệu của bệnh: thuốc gốc Đồng, Mancozeb,… Đặc biệt bệnh này phát sinh rất mạnh khi trồng mật độ quá dày vì vậy cần cân đối khoảng cách trồng hợp lí.

2. Nứt thân xì mủ (xì mủ chảy nhựa thân)

  • Đây là một bệnh khá phổ biến và đặc biệt nguy hiểm trên cây sầu riêng. Nếu không có hướng xử lí kịp thời rất dễ dẫn đến chết cây, bất kể cây ở độ tuổi nào. Do nấm Phytophthora palmivora gây ra. Nấm tấn công phần rễ non gần mặt đất và lan dần đến phần vỏ của gốc cây sát mặt đất và di chuyển lên phần vỏ của thân cây làm vỏ cây bị biến màu nâu, sau đó vỏ cây bị thối và chảy nhựa ra, phần gỗ tại vết bệnh cũng hóa nâu.
Xì mủ thân gây tổn hại đến phần mạch libe khiến cây bị gián đoạn sinh trưởng
Xì mủ thân gây tổn hại đến phần mạch libe khiến cây bị gián đoạn sinh trưởng
  • Cần kết hợp nhiều biện pháp để phòng và trị bệnh này như: chỉ nên trồng mô cao, vườn nên được thoát nước hợp lí, mật độ vườn không quá dày tối thiểu 8-10m, cân đối phân hoá học và phân hữu cơ. Khi cây có dấu hiệu bị bệnh kết hợp quét thuốc, tiêm thân, tưới gốc, phun xịt toàn thân bằng các hoạt chất chuyên đặc trị như: Phosphonate, Fosetyl-aluminium, Metalaxyl,… Trường hợp cây bị nặng có thể luân phiên kết hợp các biện pháp trên 2 – 3 lần.

3. Thán thư (cháy lá)

  • Bệnh thường xuất hiện trong điều kiện cây phát triển kém, cây bị stress do khô hạn, cây sầu riêng sau thu hoạch, chuyển giao giữa mùa mưa và mùa nắng. Bệnh bùng phát mạnh nếu vườn rậm rạp và không được dọn sạch sẽ. Bệnh thán thư do nấm Colletotrichum zibethinum gây ra. Các vết cháy lá từ mép lá hay chóp lá lan dần vào trong phần phiến lá có màu nâu đậm, trên vết bệnh lâu ngày có những vòng đen tương đối đồng tâm đó là những túi bào tử nấm.
Cháy lá do thán thư ảnh hưởng đến quang hợp và hô hấp ở cây sầu riêng
Cháy lá do thán thư ảnh hưởng đến quang hợp và hô hấp ở cây sầu riêng
  • Tạo vườn thông thoáng, tỉa bỏ và tiêu hủy những cành bị bệnh nặng. Cung cấp nước, phân bón đầy đủ cho cây. Phun các hoạt chất khi bệnh vừa xuất hiện: Azoxystrobin, Pyraclostrobin, Propineb, Metiram Complex, Mancozeb liều lượng theo khuyến cáo.

4. Bệnh cháy lá chết ngọn

  • Đây là bệnh phát triển mạnh trong giai đoạn mùa mưa và vườn không thông thoáng, quá rậm rạp. Bệnh do nấm Rhizoctonia solani gây ra. Vết bệnh xuất hiện ban đầu là những đốm màu nâu sũng nước, sau đó lan rộng dọc theo hai mép lá làm cho lá không phát triển được và co rúm lại cuối cùng lá khô và rụng, trên cành non các lá bệnh có thể dính lại với nhau do các tơ nấm phát triển làm kết dính chúng lại với nhau sau đó cũng khô dần và chết. Trên cây con bị nhiễm bệnh thường làm ngọn bị cháy và rụng, sau đó làm khô ngọn và chết cả cây. Trên cây trưởng thành bị nhiễm làm lá non bị khô và rụng, chết ngọn, cành và nhánh nhỏ, ảnh hưởng rất lớn đến năng suất.
Cũng giống như thán thư, cháy lá chết ngọn cũng ảnh hưởng quang hợp và hô hấp của cây
Cũng giống như thán thư, cháy lá chết ngọn cũng ảnh hưởng quang hợp và hô hấp của cây
  • Việc cần làm là bố trí vườn ươm với mật độ thưa, không tưới quá thừa nước. Không để vườn ươm hay đặt cây con dưới tán cây lớn. Vệ sinh, thu dọn và tiêu hủy các cành lá bệnh dưới tán cây, tỉa cành tạo tán giúp cây thông thoáng hạn chế bệnh phát triển. Phun thuốc các loại thuốc như: Validamycin, Hexaconazole, Difenoconazole + Propiconazole, Chlorothalonil…

Khi vườn sầu riêng quá rậm rạp,thiếu ánh sáng và gió sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nấm bệnh. Việc duy trì vệ sinh vườn và theo dõi sự xuất hiện của các triệu chứng nấm bệnh cũng là điều quan trọng để đưa ra biện pháp phòng ngừa và điều trị kịp thời cho vườn sầu riêng.

Tác giả: Duy Tân

Mọi thắc mắc về bài viết “4 Bệnh dễ bùng phát trong điều kiện rậm rạp”, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 885 547 – 0902 882 249 – 0932 063 123 – 0902 882 247 – 0909 307 123

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy

Facebook: Công Ty Tin Cậy  | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo