Nước thải nói chung và nước thải công nghiệp nói riêng chứa nhiều thành phần hữu cơ khó phân hủy. Quá trình phân hủy tốn nhiều thời gian và áp dụng đồng thời nhiều biện pháp. Để xử lý nước thải cần kết hợp nhiều phương pháp để tránh ô nhiễm nguồn nước. Ngoài các biện pháp như hóa học, hóa lý thì biện pháp sinh học được áp dụng để giảm BOD, COD, TSS,…là biện pháp luôn được ưu tiên trong các hệ thống hiện nay. Trong hầu hết các dòng vi sinh đều chứa hai nhóm vi sinh chính: vi sinh vật tự dưỡng và dị dưỡng. Tùy vào chức năng của sản phẩm (mục đích xử lý hướng đến) mà số lượng mỗi nhóm sẽ nhiều hay ít.
Khu xử lý nước thải bằng công nghệ sinh học
Các vi sinh vật được cấu tạo như thế nào?
- Vi sinh vật (VSV) tự dưỡng: VSV tự dưỡng cần các chất đơn giản để tổng hợp tế bào như tảo. chúng sử dụng năng lượng từ ánh sáng hoặc các phản ứng hóa học vô cơ sinh ra nguồn cơ chất carbohydrate, chất béo hoặc protein. VSV tự dưỡng sử dụng nặng lượng ánh sáng các chất hữu cơ đơn giản để tổng hợp tế bào.
- Vi sinh vật dị dưỡng: là một nhóm VSV tiêu thụ hoặc hấp thụ carbon hữu cơ để sản xuất năng lượng và duy trì sự sống. Chúng dùng năng lượng từ ánh sáng kết hợp với các hợp chất vô cơ để tạo ra các hợp chất hữu cơ như carbohydrate, chất béo và protein để cấu thành tế bào. Loại này dễ dàng thích nghi và tổng hợp tế bào vì có khả năng sử dụng đa dạng nguồn đầu vào để tổng hợp tế bào.
Dòng vi sinh IND chứ cả hai nhóm VSV tự dưỡng và dị dưỡng thích hợp với hầu hết mọi hệ thống có chứa các hợp chất hữu cơ
Dòng vi sinh Microbelift IND dùng để cải tạo hệ thống vi sinh
Bảng so sánh đánh giá hoạt động của vi sinh vật tự dưỡng và dị dưỡng
Chỉ tiêu | Vi sinh vật
tự dưỡng |
Vi sinh vật
dị dưỡng |
Đánh giá |
Mức tiêu thụ oxy (mg/L) | 4.6 | 1.4 | VSV tự dưỡng cần nhiều oxy hơn để cung cấp cho hoạt động sống |
Môi trường sống | hiếu khí | tùy nghi | VSV tự dưỡng chỉ bổ sung được vào Aerotank (bể hiếu khí), VSV dị dưỡng khả năng thích ứng với nhiều môi trường khắc nghiệt, khả năng sống xót cao nên có thể bổ sung cho mọi hệ thống sinh công trình sinh học |
Mức tiêu thụ kiềm (g/gNH3) | 7.2 | – | VSV tự dưỡng hoạt động tốt ở môi trường kiềm, còn VSV dị dưỡng hoạt động ở mọi môi trường |
Mức pH tối ưu | 7.5-8.5 (trung tính) | 6-9 | khoảng pH tối ưu của VSV dị dưỡng rộng hơn, thích nghi tốt với nhiều đặc tính nước thải khác nhau |
Hiệu suất tăng sinh khối (g/g) | 0,1-0.2 | 0.6-0.7 | VSV tự dưỡng tăng sinh khối chậm hơn so với vi sinh vật dị dưỡng, do đó tốc độ và khả năng thích nghi của VSV dị dưỡng là tốt hơn |
Thời gian lưu | dài | ngắn | Do quá trình tăng sinh khối chậm nên VSV tự dưỡng cần thời gian lưu nước dài hơn để đặt hiệu quả xử lý mong muốn. |
=> VSV tự dưỡng phù hợp với bể hiếu khí khả năng khử amoni và ổn định quá trình nitrat hóa trong nước thải. Còn => VSV dị dưỡng phù hợp với nhiều môi trường cường độ phân hủy cao giảm BOD COD và TSS trong nước thải.
Dòng vi sinh IND do Tin Cậy cung cấp được khách hàng tin tưởng sử dụng
Trên đây là một vài chia sẻ về các loại vi sinh như vi sinh vật tự dưỡng và dị dưỡng được ứng dụng trong xử lý nước thải. Hy vọng mọi người sẽ lựa chọn được dòng vi sinh phù hợp với hệ thống để nâng cao hiệu quả xử lý.
– Lê Nguyên –
Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY
Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, Khu Dân Cư Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, Q. Thủ Đức, Tp. HCM
Điện thoại: (028) 2253 3535 Mobile: 0903 908 671 – 0933 015 035 (Mr-Nguyên)
Email: tincay@tincay.com; nguyenle@tincay.com