Vấn Đề Khí Độc NO2 Trong Ao Nuôi Tôm

Khi nuôi tôm, khí độc là vấn đến nan giải gây khó khăn cho bà con nuôi tôm. Mỗi vụ tôm nuôi thì không ít thì nhiều đều có một lượng khí độc phát sinh ra ở đáy ao gây ảnh hưởng trực tiếp tới tôm nuôi. Thông thường chỉ một thời gian sau khi thả tôm, lượng khí độc NHvà NOphát sinh liên tục và đạt mức gây độc cho tôm nuôi nhanh chóng.

Vấn đề khí độc NO2 trong ao nuôi tôm
Vấn đề khí độc NO2 trong ao nuôi tôm

Thông thường, trong nước ao nuôi vẫn tồn tại NOnhưng ở mức không đáng kể sẽ không ảnh hưởng gì đến tôm. Nhưng khi NOở mức từ 1.0mg/l trở lên, chúng ảnh hưởng ít nhiều đến các hoạt động trao đổi chất và chuyển hóa của tôm, gây chết tôm hàng loạt. Làm thế nào để giải quyết vấn đề khí độc NO2 này, mời bà con theo Tin Cậy tìm hiểu ở bài viết này.

Nguyên Nhân:

  • Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến ao nuôi tôm bị nhiễm khí độc, một vài nguyên nhân chủ yếu như:
    • Ao nuôi với mật độ cao, lượng thức ăn giàu dinh dưỡng được bổ dung vào ao mỗi ngày tôm ăn không hết gây dư thừa tồn đọng. Do vậy, các chất hữu cơ tích tụ phân hủy yếm khí (thiếu Oxy) dưới đáy ao thì sẽ phát sinh khí độc NH3, NO2, H2S,…
    • Giai đoạn tôm lớn từ 30 ngày trở lên, tôm sử dụng thức ăn và bài tiết thải phân lớn. Lượng phân này cùng với vỏ tôm lột và thức ăn dư thừa tạo điều kiện cho các khí độc sinh ra và ảnh hưởng đến tôm nuôi nếu không giải quyết kịp thời.
Hình ảnh tôm rớt đáy do nhiễm khí độc NO2 – Nguồn hình : Dr.Tom
Hình ảnh tôm rớt đáy do nhiễm khí độc NO2 – Nguồn hình : Dr.Tom

Tác hại của khí độc NO2 ảnh hưởng đến tôm:

  • Gây ngạt cho tôm (nổi đầu)
  • Gây rối loạn cân bằng áp suất thẩm thấu
  • Gây mềm vỏ, lột xác không cứng, chậm lớn
  • Gây tổn thương mang, phù thủng cơ
  • Tích tụ NO2 nhiều trong cơ thể sẽ làm giảm sức đề kháng và dẫn đến dễ nhiễm bệnh khác như phân trắng, EMS, hội chứng gan tụy cấp, đen mang,…
  • Làm tôm dễ mẫn cảm với điều kiện bất lợi của môi trường như nhiệt độ, Oxy,…
  • Gây chết khi nồng độ quá cao

Biện pháp giải quyết khi ao nhiễm khí độc:

  • Khi tôm ở giai đoạn 30 ngày trở đi bà con cần kiểm tra thường xuyên các chỉ tiêu khí độc mỗi ngày như: NO2, NH3,…để biết được tình hình khí độc trong ao để có giải pháp kịp thời. Bà con có thể dùng các loại test kit Sera nhanh để kiểm tra có kết quả ngay và kịp thời.
Các loại test kit khí độc Tin Cậy cung cấp đầy đủ cho bà con - Vấn đề khí độc NO2 trong ao nuôi tôm
Các loại test kit khí độc Tin Cậy cung cấp đầy đủ cho bà con – Vấn đề khí độc NO2 trong ao nuôi tôm
  • Thay nước mỗi ngày: nếu ao bị nhiễm khí độc có thể thay 20-30% nước mỗi ngày kết hợp bổ sung các loại vi sinh xử lý khí độc. Đối với khí độc NO2 thì bổ sung vi sinh có gốc NitrosomonasNitrobacter để giúp đẩy nhanh quá trình phân giải NO2 độc thành NO3 ít độc giúp tôm nhanh chóng ổn định. Bà con có thể tham khảo dòng sản phẩm Men Vi Sinh Xử Lý Khí Độc NO2 (BIO-TC8) có cung cấp đầy đủ 2 chuẩn vi sinh giúp giải quyến vấn đề khí độc NO2 giảm lượng NO2 trong ao nuôi.

men vi sinh xử lý khí độc NO2 hiệu quả

Vi Sinh Xử Lý Khí Độc NO2 BIO-TC8
  • Sử dụng Yucca định kỳ để giảm lượng khí độc NH3, giảm NH3 đồng thời sẽ giảm NO2 trong ao nuôi.
  • Duy trì ổn định hàm lượng Oxy trong ao bằng cách chạy quạt khí hoặc sục khí đáy, và quản lý mật độ tảo tránh trường hợp tảo bùng phát làm giảm Oxy và phát sinh khí độc trong ao.

ao nuôi tôm có màu nước đẹp

Sục khí đáy và chạy quạt khí để duy trì hàm lượng Oxy hòa tan trong ao
  • Trong quá trình nuôi bà con nên bổ sung thêm men vi sinh để giải quyết các vấn đề cặn bã hữu cơ, thức ăn dư thừa của tôm để không tạo nguồn cặn bã dư thừa tạo điều kiện sản sinh khí độc. Vi sinh bà con có thể bổ sung từ đầu vụ đến cuối vụ, có thể dùng Chế phẩm sinh học Em Aqua một sản phẩm đã và đang được nhiều bà con nuôi tôm tin dùng. Em Aqua có thể tăng sinh để giảm chi phí và được sử dụng tốt nhất vào lúc sáng (8-10h sáng) lúc Oxy trong ao cao nhất bà con bổ sung men sẽ có hiệu nghiệm tốt nhất.
Chế phẩm sinh học EM AQUA giúp giải quyết vấn đề khí độc NO2 trong ao nuôi tôm
Chế phẩm sinh học Em Aqua giúp giải quyết vấn đề khí độc NO2 trong ao nuôi tôm
  • Nuôi với mật độ hợp lý và quản lý lượng thức ăn tránh trường hợp dư thừa thức ăn gây tồn đọng và phát sinh khí độc.
  • Các mô hình ao tôm hiện đại như ao bạt, ao tròn,…thì vấn đề về khí độc bà con có thể dễ giải quyết bằng cách thay nước hoặc si phong thường xuyên.  Nhưng với ao đất 100% thì việc nền đáy có lẫn lớp mùn đất khiến cho việc si phong khó khăn, kèm theo đó những hộ nuôi ao đất thường không có ao lắng nên việc thay nước cũng gặp trở ngại. Và những trở ngại này làm cho lớp mùn bã nền đáy trong ao đất ngày càng dày thêm và là nơi sinh ra khí độc rất nhiều, nên giải pháp để giúp giảm vấn đề khí độc trong ao đất là:
  • Quản lý ngày từ đầu nguồn thức ăn cho tôm, không để dư thừa thức ăn
  • Quản lý nguồn nước, sử dụng vi sinh giải quyết vấn đề cặn bã hữu cơ ngay từ giai đoạn đầu.
  • Định kỳ sử dụng vi sinh sử lý nền đáy, phân giải khí độc, phân giải lớp mùn bã nền đáy tránh tình trạng tích tụ quá dày khiến cho khí độc sinh ra gây ảnh hưởng tới tôm. Tin Cậy khuyên dùng cho bà con dòng Men xử lý đáy ao nuôi (Bio-Tc7) để bổ sung vi sinh cho nền đáy, giúp giải quyết vấn đề khí độc ở đáy ao.
Men vi sinh xử lý đáy ao giúp giải quyết vấn đề khí độc NO2 trong ao nuôi tôm
Men vi sinh xử lý đáy ao giúp giải quyết vấn đề khí độc NO2 trong ao nuôi tôm

Men vi sinh xử lý đáy ao nuôi (Bio-Tc7) có công dụng:

  • Cung cấp vi sinh vật có lợi cho môi trường nuôi. Phân hủy thức ăn dư thừa, chất thải tôm.
  • Giảm khí độc NH3, H2S làm sạch đáy và nước ao nuôi, cải thiện chất lượng môi trường ao nuôi.
    • Rất thích hợp để bổ sung cho nền đáy ao trong vụ nuôi ở giai đoạn 30-40 ngày trở đi.
    • Sau khi thu hoạch cải tạo ao nuôi trước khi vào vụ mới: loại bỏ bùn và cặn bẩn, diệt tạp và vệ sinh sạch ao nếu là ao đất, hoặc rửa bạt và vệ sinh đáy bạt nếu là ao lót bạt hay ao tròn.

Qua những thông tin Tin Cậy mang đến cho quý bà con, rất mong Quý bà con chú trọng cách quản lý ao nuôi trong suốt quá trình nuôi tôm để tránh tình trạng bùng phát khí độc gây ảnh hưởng trực tiếp đến tôm nuôi.

Tin Cậy kính chúc quý bà con có những vụ nuôi thành công!!!


Mọi thắc mắc về “Vấn đề khí độc NO2 trong ao nuôi tôm”, xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, Khu Dân Cư Vạn Phúc,P. Hiệp Bình Phước, Tp.Thủ Đức, Tp.HCM

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 650 369 – 0902 885 547 – 0902 671 281 – 0903 908 671

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincay@tincay.com, tincaygroup@gmail.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Facebook: Thủy Sản Tin Cậy

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo