Vai Trò Của Vi Khuẩn Rhodobacter Trong Xử Lý Nước Nuôi Tôm

Rhodobacter.sp là gì?

Rhodobacter.sp là vi sinh vật tự dưỡng, chuyển hóa CO2 thành O2 mà không cần sự quang hợp của tảo. Đây là loài vi sinh người ta mới nghiên cứu và áp dụng trong nuôi trồng thủy sản trong những năm gần đây. Các sản phẩm nếu có bổ sung đúng Rhodobacter.sp thì ao nuôi ít bị thiếu ôxy khi mất tảo. Khi ao bị rớt tảo nên dùng sản phẩm có dòng vi sinh này sẽ cung cấp ôxy cho ao tốt hơn, những ao nuôi tôm thẻ chân trắng rất cần vi sinh này.

Vai Trò Của Vi Khuẩn Rhodobacter Trong Xử Lý Nước Nuôi Tôm
Vai trò của vi khuẩn Rhodobacter trong xử lý nước nuôi tôm

Việc sử dụng các vi khuẩn có lợi để quản lý hệ vi sinh trong ao nuôi có tác dụng: làm sạch nền đáy ao, phân hủy chất hữu cơ hấp thu xác tảo, làm giảm sự gia tăng lớp bùn ao; ức chế sự hoạt động và phát triển của các vi khuẩn có hại; chuyển hóa các khí độc gây hại cho tôm như NH3, NO2, H2S…. Giúp ổn định tảo và màu nước ao nuôi; một số chủng vi khuẩn khi sử dụng sẽ làm tăng hàm lượng ôxy, ổn định pH và các chỉ số môi trường trong ao nuôi. Hoặc sử dụng hệ thống nuôi Biofloc cũng có khả năng quản lý thành công hệ vi sinh trong ao. Rhodobacter spp. có khả năng làm giảm H2S trong đáy bùn ao…

Tại sao vi khuẩn quang dưỡng có thể sử dụng để xử lý nguồn gây ô nhiễm trong môi trường ao nuôi

Vi khuẩn quang dưỡng sử dụng các chất hữu cơ, vô cơ (H2S, H2, thiosulfate) để quang hợp nên có thể giảm hàm lượng các chất hữu cơ (thức ăn dư thừa, phân tôm, các chất hữu cơ do vi sinh vật có sẵn trong ao nuôi tạo ra), giảm hàm lượng H2S, thiosulfate.

Trong điều kiện có oxygen (dùng máy quay nước, sục khí) và trong tối, vi khuẩn quang dưỡng cũng có khả năng sử dụng các chất hữu cơ để phát triển do đó sẽ làm giảm hàm lượng các chất hữu cơ trong ao nuôi.

 

Toàn cảnh ao nuôi tôm
Toàn cảnh ao nuôi tôm – Vai trò của vi khuẩn Rhodobacter trong xử lý nước

Trong điều kiện thiếu oxygen và trong tối, các vi khuẩn quang dưỡng sử dụng NO3, NO2-… để phát triển nên giúp giảm hàm lượng NO3, NO2.

Trong quá trình phát triển, vi khuẩn quang dưỡng sử dụng NH4+ làm nguồn nitrogen, SO42- làm nguồn lưu huỳnh nên giúp giảm hàm lượng các chất này. NH4+ là nguyên nhân gây ra NH3, SO42- là nguyên nhân gây ra H2S do các vi khuẩn kỵ khí khử sulfate gây ra.

Trong quá trình phát triển, vi khuẩn quang dưỡng có cơ chế cân bằng pH để các vi khuẩn này phát triển nên gián tiếp cân bằng pH trong ao nuôi.

Sự phát triển của các vi khuẩn này chủ yếu là quang hợp nên sử dụng CO2, do đó làm áp suất CO2 trong nước giảm tạo điều kiện cho O2 khuếch tán nhanh vào trong nước, giúp cho nồng độ O2 trong nước tăng lên.

Các vi khuẩn quang dưỡng mang sắc tố quang hợp (chủ yếu là màu vàng xanh) nên sự phát triển của chúng tạo nên màu nước thích hợp cho tôm phát triển.

Trong quá trình phát triển, các vi khuẩn quang dưỡng sử dụng chất hữu cơ, H2S, NO3-, NO2-, NH4+, SO4+, CO2, do đó cạnh tranh dinh dưỡng với tảo, các vi sinh vật khác tạo nên sự cân bằng vi sinh trong môi trường nuôi, ngoài ra vi khuẩn quang dưỡng còn có khả năng sinh ra một loại acid hữu cơ có tính chất như là một loại thuốc trừ cỏ tự nhiên nên có tác dụng tiêu diệt các loại tảo độc trong ao nuôi.

Vai trò của vi khuẩn Rhodobacter trong xử lý nước nuôi tôm
Vai trò của vi khuẩn Rhodobacter trong xử lý nước nuôi tôm

Sinh khối vi khuẩn quang dưỡng chứa hàm lượng protein cao, các loại vitamin, cartenoid, sắc tố quang hợp, Co Enzym Q10 nên có thể bổ sung vào khẩu phần ăn của con tôm giúp kích thích hệ miễn dịch chống lại các bệnh đường ruột như phân trắng, bệnh còi (MBV), bệnh gan tụy…

Một số sản phẩm sử dụng vi khuẩn Rhodobacter trong xử lý ao nuôi của Công Ty Tin Cậy:

1. Vi sinh BIO-TC3, chuyên xử lý khí độc Amoni

Thành phần:

  • Độ ẩm (max)…………………………………….10%
  • Bacillus subtilis (min)…………………………1×109 cfu/kg
  • Bacillus amyloliquefaciens (min)…………1×109 cfu/kg
  • Saccharomyces cerevisiae (min)………..1×109 cfu/kg
  • Chất đệm (Dextrose)………………………..Vừa đủ 1kg

Công dụng:

  • Men vi sinh xử lý khí độc NH4/NH3 giúp phân hủy các khí độc như: H2SNH3NO2 trong ao nuôi tôm, cá.
  • Phân giải thức ăn dư thừa tích tụ dưới đáy ao.
  • Giảm các chỉ số BOD, COD, ổn định chất lượng nước.
  • Giúp cân bằng sinh thái, giảm tỉ lệ bệnh cho tôm.
Men vi sinh xử lý khó độc NH3/NH4 (Bio-TC3)
Men vi sinh xử lý khó độc NH3/NH4 (Bio-TC3)

Tham khảo các Chế phẩm sinh học hỗ trợ trong nuôi thủy sản

2. Men xử lý đáy, nước ao nuôi thủy sản

Thành phần:

  • Độ ẩm (max)……………………………………10%
  • Bacillus subtilis (min)………………………..1×109 cfu/kg
  • Bacillus amyloliquefaciens (min)…………1×109 cfu/kg
  • Saccharomyces cerevisiae (min)………..1×109 cfu/kg
  • Chất đệm (Dextrose)…………………………Vừa đủ 1kg

Công dụng:

  • Cung cấp vi sinh vật có lợi cho môi trường nuôi. Phân hủy thức ăn dư thừa, chất thải tôm – cá.
  • Giảm khí độc NH3, H2S làm sạch đáy và nước ao nuôi, cải thiện chất lượng môi trường ao nuôi.

 

Men vi sinh Bio-TC7 DB
Men vi sinh Bio-TC7 DB

Cách sử dụng:

  • Sử dụng 100g Men vi sinh xử lý đáy hòa với nước sạch, tạt đều trên 2000m3 nước ao nuôi.
  • Tăng sinh để tiết kiệm chi phí và tăng hiệu quả xử lý:

Cách làm:

  • Trước tiên hòa tan 2kg rỉ đường + 5 lít nước sạch + 250g men vi sinh chuyên xử lý đáy cho vào thùng sạch, cho thêm nước sạch cho đủ 30L
  • Tiến hành sục khí 3h.
  • Khi hỗn hợp lên men có mùi thơm của sản phẩm lên men (không có mùi hôi). Bà con sử dụng 6L/1000m3 nước ao nuôi. Bà con sử dụng hỗn hợp lên men trong vòng 7 ngày .
  • 3-7 ngày sử dụng/lần để xử lý các chất thải hữu cơ và kiểm soát khí độc. Tùy vào điều kiện ao nuôi để có thể tăng hay giảm liều lượng để đạt hiệu quả xử lý và tiết kiệm chi phí.
  • Tạt vào buổi sáng 9-10h, đảm bảo lượng oxi hòa tan trong nước ≥ 7
  • Lắc đều trước khi sử dụng. Nếu không sử dụng hết, sang ra các bình nhỏ hơn sao cho chế phẩm luôn đầy bình, đậy nắp vừa phải (do vi sinh vật sống hoạt động sẽ sinh hơi – tránh hiện tượng phồng can).

Bảo quản:

  • Để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.
  • Thời gian bảo quản: 12 tháng.

Khuyến cáo:

  • Bà con nuôi tôm có thể mua các loại test kiểm tra hàm lượng NH4/NH3 trong ao nuôi của mình để sớm có biện pháp can thiệp và sử dụng vi sinh BIO-TC3 ngay từ sớm để tránh thiệt hại trên đàn tôm cho bà con!
Test NH4,NH3 Sera
Test NH4,NH3 Sera
  • Có thể sử dụng gói kết hợp Em Aqua với xử lý khí độc, xử lý đáy ao nuôi (chế phẩm BIO-TC3,  BIO-TC8BIO-TC7DB).

3. Chế phẩm xử lý khí độc Rhodo Power (Bio-TC4)

Thành phần

  • Rhodopseudomonas palustris (min)…..109CFU/ml
  • Rhodococcus spirilium (min)…..109CFU/ml
  • Rhodobacter johrii (min)…..109CFU/ml
  • Dung môi (rỉ đường)….. vừa đủ 1L

Công dụng

  • Ức chế vi khuẩn gây bệnh cho cá đặc biệt là aeromonas gây bệnh xuất huyết trên cá, Vibrio
  • Phân hủy các khí độc như: H2S, NH3, NO2 trong ao nuôi cá.
  • Hỗ trợ gây màu nước trong những ao nuôi có hàm lượng phèn cao, ao mới đào, khi bà con sử dụng kết hợp với sản phẩm khử phèn BIO-TC5
  • Phân giải thức ăn dư thừa tích tụ dưới đáy ao.
  • Giảm các chỉ số BOD, COD, ổn định chất lượng nước.
  • Giúp cân bằng sinh thái, giảm tỷ lệ bệnh cho cá.
Chế phẩm xử lý khí độc ao nuôi Rhodo Power (Bio-TC4)
Chế phẩm xử lý khí độc ao nuôi Rhodo Power (Bio-TC4)
  • Pha loãng Bio-TC4 với nước sạch tạt đều khắp bề mặt ao.
  • Lặp lại 5 – 7 ngày/lần giúp giảm BOD, COD, gây tảo, phân hủy các hóa chất và các khí độc như H2S, NH3, NO2,…
  • Giai đoạn chuẩn bị ao:
    • Sau khi làm vệ sinh ao và diệt giáp xác, đợi 5 – 7 ngày cho đến khi các hóa chất hết tác dụng, sử dụng 1 lít Bio-TC4 pha loãng với nước, tạt đều trên 2,000m2 đáy ao.
  • Trong quá trình nuôi:
    • Tháng thứ nhất: Sử dụng 1 – 2 lít /10.000m2 bề mặt ao.
    • Tháng thứ hai: Sử dụng 3 – 4 lít /10.000m2 bề mặt ao.
    • Tháng thứ ba: Sử dụng 5 – 6 lít /10.000m2 bề mặt ao.
    • Tháng thứ tư: Sử dụng 7 – 8 lít /10.000m2 bề mặt ao.

Cách sử dụng:

  • Pha loãng 1-8 lít BIO-TC4 trong nước, tạt đều cho diện tích 10.000 m3 ao nuôi tùy từng giai đoạn nuôi trồng.

Mọi thông tin chi tiết về “Vai trò của vi khuẩn Rhodobacter trong xử lý nước nuôi tôm”, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 650 369 – 0902 885 547 – 0902 671 281 – 0903 908 671

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy

Facebook: Tin Cậy Group | Thủy Sản Tin Cậy

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo