Tôm Mềm Vỏ, Hở Vỏ Đầu Sau Khi Lột Và Biện Pháp Phòng Tránh

Chất khoáng là thành phần rất quan trọng trong cơ thể tôm. Giúp cho quá trình lột xác của tôm được dễ dàng. Nếu xảy ra hiện tượng thiếu khoáng, tôm sẽ bị bệnh cong thân, tôm mềm vỏ. Đối với nuôi tôm thẻ chân trắng mật độ cao thì việc bổ sung khoáng cần phải được quan tâm và kịp thời. Nhất là giai đoạn phát triển của con tôm. Chúng sẽ lột xác thường xuyên để phát triển. Khi thiếu khoáng sẽ làm con tôm mềm vỏ, hở vỏ đầu,…làm con tôm yếu và ảnh hưởng đến năng suất cuối vụ nuôi. Vì vậy, việc bổ sung khoáng là hết sức quan trọng trong suốt một vụ nuôi.

tôm mềm vỏ, hở đầu sau khi lột
Tôm Mềm Vỏ, Hở Vỏ Đầu Sau Khi Lột

Nguyên nhân làm tôm mềm và hở vỏ:

  • Có rất nhiều nguyên nhân làm con tôm mềm vỏ, hở vỏ, màu sắc không được đẹp. Nếu không có biện pháp quản lý thích hợp, sẽ ảnh hưởng đến chất lượng con tôm.
  • Những nguyên nhân thường gặp phải gây mềm vỏ ở tôm:
    •  Do môi trường: Các yếu tố môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến tôm. pH, kiềm, khí độc thay đổi đột ngột làm tôm sock và dẫn đến nhiều vấn đề. Một trong số đó làm ảnh hưởng trực tiếp đến lớp vỏ như cong thân, đục cơ, mềm vỏ, hở đầu do nhiễm khí độc.
    • Do thiếu Oxy: Trong suốt vụ nuôi, oxy là vấn đề cấp thiết nhất từ đầu vụ đến cuối vụ. Vì đại đa số hộ nuôi đều triển khai mô hình nuôi mật độ cao, nên lượng oxy cần để cung cấp cho tôm là liên tục từ khi thả giống đến khi thu hoạch. Oxy giảm thấp làm tôm ngạt, không đủ oxy để các quá trình phân hủy chất hữu cơ. Thức ăn dư thừa xảy ra làm sinh khí độc ảnh hưởng đến tôm gây mềm vỏ, đốm đen,…
    • Không bổ sung đủ khoáng khi tôm lột xong: Tôm mới thả thường lột vỏ rất thường xuyên, vì trong giai đoạn phát triển tôm phải lột vỏ để tăng trọng lượng. Vỏ tôm sau khi lột thì cần bổ sung một lượng khoáng nhất định để cứng vỏ lại và tiếp tục phát triển. Nếu sau nhiều lần lột mà bà con chưa cung cấp đủ lượng khoáng cho tôm thì thường xảy ra hiện tượng mềm vỏ, cong thân, đục cơ,…
Tôm Mềm Vỏ, Hở Vỏ Đầu Sau Khi Lột
Tôm Mềm Vỏ, Hở Vỏ Đầu Sau Khi Lột

Biện pháp khắc phục và phòng bệnh mềm vỏ trên tôm:

  • Về vấn môi trường:

    • Thường xuyên kiểm tra các chỉ tiêu nước, chỉ tiêu khí độc (H2S, NO2, NH3,..) để có biện pháp xử lý kịp thời. Sử dụng các loại vi sinh như: TC7, TC8 có nhóm vi sinh vật bacillus để xử lý các vấn đề khí độc.
    • Thường xuyên sử dụng vi sinh để ổn định môi trường nước ao nuôi, ổn định pH. Xử lý thức ăn dư thừa và mùn bã hữu cơ. Công Ty Tin Cậy khuyên quý bà con sử dụng chế phẩm vi sinh EM-AQUA để ổn định môi trường ao nuôi.
    • Có biện pháp kiểm soát thức ăn dư thừa tránh gây ra hiện tượng tồn dư thức ăn trong ao sinh ra khí độc.

 

Chế phẩm vi sinh EM-AQUA (khách hàng ở Trà Vinh đang tin tưởng sử dụng)
Chế phẩm vi sinh EM-AQUA (khách hàng ở Trà Vinh đang tin tưởng sử dụng)

Tham khảo các Chế phẩm sinh học hỗ trợ trong nuôi thủy sản

Chế phẩm sinh học EM AQUA chuyên xử lý nước

Men vi sinh xử lý khí độc NO2 (Bio-TC8)

Men vi sinh xử lý khí độc NH4/NH3 (Bio-TC3)

Men vi sinh xử lý đáy ao nuôi (Bio-TC7)

Men vi sinh xử lý phèn (Bio-TC5)

  • Vấn đề Oxy hòa tan:

    •  Nếu bà con có điều kiện đầu tư, có thể đầu tư sục khí đáy để cung cấp lượng Oxy nhiều nhất có thể cho tôm. Hoặc có thể xây dựng hệ thống cánh quạt hợp lý để cung cấp đầy đủ cho tôm.
    • Thường xuyên kiểm tra nồng độ Oxy trong ao luôn phải đạt ở mức 5-7 mg/l. Đây là nồng độ oxy tốt nhất cho tôm.
    • Trường hợp khi Oxy tụt xuống thấp, quạt chạy không cung cấp đủ Oxy bà con có thể sử dụng NOVA-OXYGEN để cung cấp Oxy kịp thời cho tôm.
Hệ thống sục khí đáy ở ao Anh Phết – Bạc Liêu
Hệ thống sục khí đáy ở ao Anh Phết – Bạc Liêu
  • Vấn đề về khoáng:

    • Sau mỗi lần lột vỏ, tôm sẽ cần một lượng khoáng nhất định để bổ sung thay cho phần vỏ đã lột. Cũng như tái tạo vỏ mới nên lượng khoáng trong ao nuôi là không đủ để tôm hấp thụ suốt vụ nuôi.
    • Khoáng giúp tôm cứng vỏ tăng trưởng, tăng sức đề kháng, tạo vỏ cũng như lột vỏ dễ dàng hơn. Bà con cần phải bổ sung khoáng cho tôm ngay từ đầu vụ nuôi. Bởi vì tôm sẽ hấp thụ và lấy đi một số lượng khoáng trong ao, tới một thời gian nào đó sẽ cạn kiệt cho nên chúng ta phải bổ sung khoáng. Nếu để ao tôm thiếu khoáng thì sẽ gây ra bệnh cong thân đục cơ.
    • Những loại khoáng bà con nên bổ sung như: Magie Clorua, Canxi Clorua, Kali Clorua,..Những loại khoáng này có thành phần cần thiết để làm cứng lớp vỏ kitin của tôm sau khi lột xác. Tránh hiện tượng mềm vỏ, hở đầu hay cong thân đục cơ làm giảm năng suất của tôm.
Một số loại khoáng mà Tin Cậy khuyên quý bà con nên sử dụng trong ao nuôi
Một số loại khoáng mà Tin Cậy khuyên quý bà con nên sử dụng trong ao nuôi giúp hạn chế tôm mềm vỏ sau lột

Tham khảo các Chế phẩm sinh học hỗ trợ trong nuôi thủy sản:

Chế phẩm sinh học EM AQUA chuyên xử lý nước

Men vi sinh xử lý khí độc NO2 (Bio-TC8)

Men vi sinh xử lý khí độc NH4/NH3 (Bio-TC3)

Men vi sinh xử lý đáy ao nuôi (Bio-TC7)

Men vi sinh xử lý phèn (Bio-TC5)


Mọi thắc mắc về “Tôm mềm vỏ, lở đầu sau khi lột” quý khách hàng vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 650 369 – 0902 885 547 – 0902 671 281 – 0903 908 671

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

www.facebook.com/webthuysan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo