Quy Trình Tái Sử Dụng Nguồn Nước Cũ Để Nuôi Tôm An Toàn

Trong quá trình nuôi tôm, nếu đàn tôm được nuôi rất thuận lợi cho đến khi thu hoạch, nhiều hộ nuôi muốn giữ lại nguồn nước cũ để tiếp tục cho vụ nuôi mới. Vì nhiều hộ nuôi cho rằng việc cải tảo ao nuôi với quy trình như ban đầu từ khâu tháo cạn nước, cải tảo, nạo vét, phơi ao, cấp nước vào ao sẽ tốn rất nhiều thời gian. Ngoài ra có những vùng vào những tháng mùa nước ngọt không có nước mặn để nuôi tôm, người nuôi muốn tái sử dụng nguồn nước cũ trong ao để giữ độ mặn. Hoặc đối với một số hộ nuôi không có nguồn nước mặn sẵn ở ngoài sông phải dùng nước giếng khoan tầng nông để nuôi tôm. Khi dùng nước giếng tầng nông nuôi tôm thường mất thời gian rất dài khoảng 1 tháng để cấp nước từ giếng ra ao nuôi.

Quy trình tái sử dụng nguồn nước cũ để nuôi tôm an toàn
Quy trình tái sử dụng nguồn nước cũ để nuôi tôm an toàn

Chính gì vậy nhiều câu hỏi đặt ra, để tái sử dụng lại nguồn nước cũ trong ao, cần xử lý nguồn nước cũ như thế nào để tôm nuôi vẫn đảm bảo phát triển khoẻn mạnh, việc nuôi tôm được thuận lợi và an toàn, Tin Cậy sẽ cùng bà con tìm hiểu về vấn đề này nhé.

Ưu điểm và nhược điểm của việc tái sử dụng nguồn nước cũ

Ưu điểm:

  • Thời gian xử lý nước ao nuôi xoay vòng cho vụ nuôi mới sẽ nhanh hơn, tiết kiệm được nhiều thời gian hơn
  • Chi phí xử lý tái tạo nguồn nước cũ sẽ rẻ hơn so với việc cải tảo ao nuôi từ quy trình như ban đầu (tháo cạn nước, nạo vét bùn, phơi đáy, bón vôi, cấp nước,…)

Nhược điểm:

  • Nguồn nước cũ: hàm lượng vật chất hữu cơ sẽ rất nhiều do các chất thải, thức ăn dư thừa, phân tôm, xác tôm, …tồn đọng đáy ao. Đó là điều kiện cho tảo rất dễ phát triển mạnh, màu nước càng sậm hơn, ao trở nên ô nhiễm dẫn đến trường hợp tôm sẽ dễ mẫm cảm, dễ phát sinh bệnh sớm hơn làm tốn kém nhiều chi phí trong suốt vụ nuôi nếu người nuôi không có kỹ thuật, biện pháp xử lý hiệu quả khi tái sử dụng nguồn nước cũ.
  • Ao dễ phát sinh khí độc NH3, NO2, H2S,…sớm hơn gây hại cho tôm.

Quy trình tái sử dụng nguồn nước cũ để nuôi tôm an toàn

Tham khảo các Chế phẩm sinh học hỗ trợ trong nuôi thủy sản

Diệt tảo

Thông thường đối với những ao nước cũ sau khi nuôi xong một vụ nuôi hàm lượng vật chất hữu cơ rất nhiều, màu nước rất sậm chính vì vậy người nuôi cần phải diệt tảo trước khí tái sử dụng nguồn nước. Sử dụng các sản phẩm có gốc đồng Sunphat để diệt tảo. Tuy nhiên, để diệt tảo an toàn bà con nên sử dụng chế phẩm sinh học EM Aqua tạt liên tục vào buổi tổi 2-3 ngày với liều 2-3 lít/1000m3.

Quy trình tái sử dụng nguồn nước cũ để nuôi tôm an toàn
Quy trình tái sử dụng nguồn nước cũ để nuôi tôm an toàn

Xử lý bùn đáy

Sau khi diệt tảo, cần tiến hàng xử lý phần xác tảo, vật chất hữu cơ ở đáy ao bằng cách xi phông hút lớp bùn đáy ra khỏi ao đưa vào vị trí chứa bùn thải. Nếu trường hợp không hút được lớp bùn đáy ra ngoài thì dùng men vi sinh xử lý đáy bà con có thể tham khảo Men xử lý đáy (BIO-TC7) kết hợp với Chế phẩm sinh học EM Aqua giúp phân hủy phần xác tảo, bùn đáy ao. Tuy nhiên để xử lý phần bùn đáy ao nhanh và hiệu quả hơn bà con nên hút bỏ lớp bùn đáy.

Quy trình tái sử dụng nguồn nước cũ để nuôi tôm an toàn
Quy trình tái sử dụng nguồn nước cũ để nuôi tôm an toàn
Lớp bùn đáy đã được hút ra nơi chưa bùn thải và được phơi khô
Lớp bùn đáy đã được hút ra nơi chưa bùn thải và được phơi khô

Diệt cá tạp

Nếu ao có cá tạp, các loài địch hại và sinh vật trung gian mang mầm bệnh bà con có thể dùng các sản phẩm có thành phần saponine để diệt, vớt bỏ xác cá chết ra khỏi ao.

Diệt khuẩn:

2 ngày sau khi diệt tạp, vớt xác cá, tiến hành diệt khuẩn. Nên diệt khuẩn 2 lần để tiêu diệt tốt các mầm bệnh tấn gây bệnh cho tôm.

Sử dụng sản phẩm diệt khuẩn có gốc diệt khuẩn mạnh để tiêu diệt hết các mầm bệnh như: chlorine, thuốc tím,… có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, nấm, tảo và thậm chí các loại virus gây bệnh cho tôm, thông qua việc oxy hóa màng tế bào, phá hủy các enzyme đặc biệt điều khiển quá trình trao đổi chất của tế bào. Tạt vào ngay dàn quạt nước để quạt nước khuếch tán đều khắp ao tăng hiệu quả xử lý.

Quy trình tái sử dụng nguồn nước cũ để nuôi tôm an toàn
Quy trình tái sử dụng nguồn nước cũ để nuôi tôm an toàn
Quy trình tái sử dụng nguồn nước cũ để nuôi tôm an toàn
Quy trình tái sử dụng nguồn nước cũ để nuôi tôm an toàn

Khoảng 3-4 ngày sau tiến hành diệt khuẩn thêm 1 lần nữa: bằng Novadine với liều dùng 1 lít/2000m3 hoặc BKC với liều: 1 lít/2000m3. Diệt khuẩn 2 lần giúp diệt hết tất cả các mầm bệnh như virus, vi khuẩn, nguyên sinh động vật, nấm còn tồn đọng trong ao, nuôi tôm an toàn đảm bảo cho vụ nuôi mới thành công.

  

Mỗi ngày mỗi chạy quạt nước 2 giờ để khuấy đảo nước, trung hòa nước, phân giải giảm lượng hóa chất trong ao.

Lưu ý:

Trong thời gian diệt khuẩn lần 1: cần kiểm tra các chỉ tiêu Fe, NH3, NO2,… nếu trong ao có phèn sau khi diệt khuẩn 2-3 ngày thì dùng 2kg EDTA/1000m3 để lắng phèn, qua ngày sau đánh Men vi sinh xử lý phèn (BIO-TC5) 1 lít/1000m3 vào buổi trưa để tăng hiệu quả xử lý. Nếu trong ao có khí độc NH3, NO2 thì dùng yuccaMen xử lý khí độc NH3 (BIO-TC3), Men xử lý khí độc NO2 (BIO-TC8).

Men vi sinh xử lý phèn (Bio-TC5) - Quy trình tái sử dụng nguồn nước cũ để nuôi tôm an toàn
Men vi sinh xử lý phèn (Bio-TC5) – Quy trình tái sử dụng nguồn nước cũ để nuôi tôm an toàn
Chế phẩm cấp cứu cho tôm, cá Nova-Yucca Plus - Quy trình tái sử dụng nguồn nước cũ để nuôi tôm an toàn
Chế phẩm cấp cứu cho tôm, cá Nova-Yucca Plus – Quy trình tái sử dụng nguồn nước cũ để nuôi tôm an toàn
Men vi sinh xử lý khó độc NH3/NH4 (Bio-TC3) - Quy trình tái sử dụng nguồn nước cũ để nuôi tôm an toàn
Men vi sinh xử lý khó độc NH3/NH4 (Bio-TC3) – Quy trình tái sử dụng nguồn nước cũ để nuôi tôm an toàn
Men vi sinh xử lý khí độc NO2 (Bio-TC8) - Quy trình tái sử dụng nguồn nước cũ để nuôi tôm an toàn
Men vi sinh xử lý khí độc NO2 (Bio-TC8) – Quy trình tái sử dụng nguồn nước cũ để nuôi tôm an toàn

Sau khi đánh diệt khuẩn lần 2, sau 2-3 ngày dùng Chế phẩm sinh học EM Aqua có thành phần Bacillus subtilis, Bacillus amyloliquefaciens, Saccharomyces cerevisiae,….để đưa đủ các chung vi khuẩn có lợi giúp cải tạo lại môi trường nước, nuôi dưỡng vi sinh có lợi trong ao, giúp xử lý hiệu quả 3 nhóm khí độc gây hại cho tôm: NH3, NO2, H2S

Chế phẩm sinh học Em Aqua chuyên xử lý nước ao nuôi - Quy trình tái sử dụng nguồn nước cũ để nuôi tôm an toàn
Chế phẩm sinh học Em Aqua chuyên xử lý nước ao nuôi – Quy trình tái sử dụng nguồn nước cũ để nuôi tôm an toàn

Tiến hành kiểm tra lại các yếu tố môi trường: pH, KH, O2, nhiệt độ,… đã đảm bảo thì tiến hành thả giống.

Hy vọng những chia sẻ về kinh nghiệm cải tạo ao, xử lý nước đầu vụ nuôi trên đây sẽ giúp ích cho quý bà con, giúp bà con có thể ứng dụng hiệu quả vào mô hình nuôi, đạt năng suất hiệu quả kinh tế cao. Hẹn gặp lại quý bà con ở những bài chia sẻ tiếp theo!

Tin Cậy kính chúc bà con có những vụ nuôi thành công!!!

Tác giả: Nguyễn Hiền


Mọi thắc mắc về “Quy trình tái sử dụng nguồn nước cũ để nuôi tôm an toàn”, xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 650 369 – 0902 885 547 – 0902 671 281 – 0903 908 671

Email: hiennguyen@tincay.com; kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Facebook: Thủy Sản Tin Cậy

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo