Tại Sao Cần Kiểm Tra Các Chỉ Số Nito Ở Nước Thải Đầu Vào?
Mỗi hệ thống khác nhau sẽ áp dụng một công nghệ xử lý khác nhau tùy thuộc đầu vào của hệ thống. Đặc trưng của nước thải đầu vào sẽ quyết định công nghệ xử lý là gì đặc biệt nếu có ô nhiễm nito, amoni thì hệ thống sinh học sẽ phức tạp hơn rất nhiều với sự hiện diện thêm của Anoxic và kỵ khí để xử lý chúng. Do đó, chúng ta cần phải kiểm tra các chỉ số liên quan đến nito để quyết định xem công nghệ xử lý là gì đơn giản hay phức tạp.
Các chỉ số liên quan đến nito cần phải kiểm tra
- Amoni (NH3/NH4), Nitrite (NO2), Nitrate (NO3) nito tồn tại ở các dạng này là dạng vô cơ.
- Nito tổng, vì nito trong các hợp chất hữu cơ chúng ta không thể phân loại theo từng nhóm chức vì chúng quá nhiều và phức tạp. Ngoài ra, Nito hữu cơ cũng không thể xác định riêng lẻ vì vậy mà ta cần phải xác định chỉ số nito tổng (TNK).
TNK = Nito trong Amoni + Nito trong hợp chất hữu cơ (nó không bao gồm nitrite và nitrate trong TNK)
Các vi sinh vật (VSV) dị dưỡng sẽ phân hủy các hợp chất hữu cơ, nito sau khi bị phân hủy sẽ được VSV sử dụng 1 phần để làm cơ chất tái tạo tế bào tăng sinh. Phân dư thừa sẽ được chuyển về dạng Amoni, do đó mà Nito tổng và amoni lại có mối liên hệ mật thiết với nhau.
Quá trình xử lý nito trong nước thải
Nito trong nước thải ban đầu sẽ tồn tại ở dạng amoni và nito trong hợp chất hữu cơ. Các VSV dị dưỡng sẽ xử lý các hợp chất này chuyển về nitrite rồi cuối cùng là nitrate. Khi nitrite và amoni ở mức tối thiểu (gần bằng 0) thì lúc này nitrate ở mức tối đa, Quá trình nitrate hóa bắt đầu diễn ra, quá trình này diễn ra hoàn toàn thì toàn bộ Nito sẽ chuyển về N2 và thoát ra và nito hữu cơ sẽ còn rất ít hoặc triệt tiêu hoàn toàn. Quá trình nitrate hóa cần rất ít oxy do đó mà cần phải có bể anoxic hiện diện trong hệ thống để làm nơi quá trình này diễn ra.
Tác động của nito nếu không được phát hiện và xử lý
Đối với các chất hữu cơ thông thường thì các VSV sẽ phân giải chúng chuyển về dạng CO2 và H2O là hoàn thành chu trình xử lý. Tuy nhiên như đã nói ở trên thì Nito sẽ không thể chuyển về dạng N2 một cách thông thường mà chúng cần phải cắt oxy ở NO3 do đó mà cần phải có bể anoxic để thực hiện quá trình. Vì vậy, mà nếu có sự ô nhiễm nito ở đầu vào công nghệ xử lý sẽ phải thay đổi đi và phức tạp hơn. Nếu không có bể anoxic trong hệ thống thì quá trình nitrate hóa sẽ diễn ra ở bể lắng và làm xuất hiện bùn nổi. đây là điều không mong muốn ở hệ thống.
Ngoài ra, thì việc dư thừa nito khi xả thải ra nguồn tiếp nhận sẽ gây hiện tượng phú dưỡng hóa. Cụ thể hiện tượng này tác động như thế nào mời các bạn cùng theo dõi bài viết về vấn đề phú dưỡng hóa trên trang web của Tin Cậy nhé.
Trên đây là một vài chia sẻ về lí do tại sao chúng ta phải kiểm tra nito ở nước thải đầu vào. Hy vọng mọi người sẽ có thêm những thông tin bổ ích để vận hành hệ thống tốt hơn.
Xem thêm:
Tác giả: Lê Nguyên
Mọi thông tin chi tiết “Tại sao cần kiểm tra các chỉ số nito ở nước thải đầu vào” vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY
Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, Khu Dân Cư Vạn Phúc, P.Hiệp Bình Phước, Tp.Thủ Đức,Tp.HCM
Điện thoại: (028) 2253 3535 Mobile: 0903 908 671 – 0933 015 035 (Mr.Nguyên)
Email: tincay@tincay.com; nguyenle@tincay.com
Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com
Bài viết liên quan
Hướng Dẫn Sử Dụng Đĩa Petrifilm Đếm Khuẩn Lạc
Hướng Dẫn Sử Dụng Đĩa Petrifilm Đếm Khuẩn Lạc Sử dụng đĩa Petrifilm đếm khuẩn [...]
Th1
Tốc Độ Tăng Trưởng Của Vi Sinh Vật Trong Nước Thải
Tốc Độ Tăng Trưởng Của Vi Sinh Vật Trong Nước Thải Trong lĩnh vực sinh [...]
Th12
Tổng Quan Về Chất Thải Rắn
Tổng Quan Về Chất Thải Rắn Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn Chất thải [...]
Th11
3 Công Trình Xử Lý Nước Thải Kỵ Khí Thông Dụng
3 Công Trình Xử Lý Nước Thải Kỵ Khí Thông Dụng Phương pháp xử lý [...]
Th10
Hệ Thống Xử Lý Xuất Hiện Bọt – Ảnh Hưởng Và Cách Khắc Phục
Hệ Thống Xử Lý Xuất Hiện Bọt – Ảnh Hưởng Và Cách Khắc Phục Nước [...]
Th10
Tìm Hiểu Vai Trò Của Vi Sinh Vật Trong Bể Sinh Học Hiếu Khí
Tìm Hiểu Vai Trò Của Vi Sinh Vật Trong Bể Sinh Học Hiếu Khí Ngày [...]
Th7