Sượng Cơm, Cháy Múi Sầu Riêng – Nguyên nhân Và Giải Pháp Khắc Phục

Trong quá trình chăm sóc nuôi trái sầu riêng ngoài lưu ý các yếu tố về kiểm soát dàn đọt, chế độ nước tưới, cách bón phân nuôi trái như thế nào để trái lớn nhanh, mẫu mã đẹp, nặng ký,…Thì sượng cơm, cháy múi cũng là một yếu tố quan trọng được rất nhiều nhà vườn quan tâm.

Sầu riêng bị sượng cơm, cháy múi hầu như không có giá trị thương phẩm, thương lái không mua hoặc mua với giá rất thấp, gây thiệt hại kinh tế cho nhà vườn.

Làm thế nào để khắc phục tình trạng này bà con cùng Tin Cậy tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra những giải pháp để hạn chế tối đa tình trạng sượng cơm, cháy múi nâng cao năng suất và chất lượng trái nhé.

suong com chay mui sau rieng 01

Hiện tượng sượng cơm, cháy múi còn được gọi chung là hiện tượng cơm sầu riêng bị sượng. Giống sầu riêng khác nhau sẽ có hiện tượng sượng khác nhau:

  • Monthong: Sượng cứng cơm, mất màu
  • Ri6: Cháy múi – cơm có màu nâu, biến dạng
  • Musang King và sữa hạt lép: Cơm nhão, mềm

Hiện tượng sượng trái, cháy múi sầu riêng thường xảy ra ở giai đoạn sau 70 ngày tính từ ngày đậu trái ở các giống.

suong com chay mui sau rieng 02

Nguyên nhân gây ra hiện tượng sượng cơm, cháy múi sầu riêng

  1. Cạnh tranh dinh dưỡng giữa trái và đọt non

Trong quá trình trái đang giai đoạn phát triển lên cơm mạnh mà cây đi đọt dẫn đến tình trạng cạnh tranh dinh dưỡng giữa đọt non và cơm sầu riêng. Cây tập trung dinh dưỡng để nuôi đọt dẫn đến cơm sầu riêng phát triển không bình thường → Sượng cơm.

suong com chay mui sau rieng 03

Cây ra thêm một đợt bông hoặc trên cây có nhiều đợt trái gây ra sự cạnh tranh dinh dưỡng giữa bông và trái, giữa trái lớn và trái nhỏ, lượng dinh dưỡng phân bố không đều dễ dẫn đến hiện tượng sượng cơm.

Bón phân thừa đạm, độ ẩm cao do mưa nhiều hoặc tưới dư nước cũng thúc đẩy sự ra đọt non gây ra sự cạnh tranh dinh dưỡng.

  1. Bón phân chưa hợp lý – mất cân đối dinh dưỡng

Nhiều nhà vườn chưa có kinh nghiệm chăm sóc sầu riêng nên việc bón phân chưa hợp lý mất cân đối giữa các nguyên tố dinh dưỡng.

Bón nhiều phân Kali nhưng thiếu Canxi và Magie cũng gây ra sự mất cân bằng dinh dưỡng → Gây sượng

Trong quá trình nuôi trái bổ sung thiếu các nguyên tố trung – vi lượng: Canxi, Magie → Gây sượng; Bo → cháy múi.

Bón phân có chứa gốc Clo (như phân KCl hay các loại phân hỗn hợp N:P:K có chứa nguyên liệu là KCl cao) cũng là nguyên nhân làm cho sầu riêng bị sượng. Sầu riêng là cây mẫn cảm với Clo. Nguyên tố Clo khi đi vào cây sẽ làm cơm sầu riêng tích nước từ đó dẫn đến sượng.

  1. Yếu tố môi trường

Mưa nhiều hoặc tưới nhiều nước ẩm độ đất cao làm cây đi đọt dẫn đến cạnh tranh dinh dưỡng giữa đọt non và trái đang lên cơm mạnh → Sượng trái

suong com chay mui sau rieng 06

Sầu riêng gần thu hoạch gặp mưa nhiều, mực nước mương dân cao làm cơm sầu riêng tích nước → Nhão cơm

suong com chay mui sau rieng 07

  1. Đặc điểm của cây và kích thước trái

Cây tơ dễ bị sượng hơn so với cây trưởng thành do cây tơ sinh trưởng mạnh, dễ ra đọt non nên gây ra hiện tượng cạnh tranh dinh dưỡng giữa đọt và trái.

Trái có kích thước lớn cũng dễ bị sượng hơn trái nhỏ.

  1. Quá trình chín của trái sầu riêng

Trong quá trình chín của trái tinh bột chuyển hóa kém, thu hoạch trái non cũng là nguyên nhân gây sượng cứng.

Ngoài ra dàn lá, cành nhánh, bộ rễ suy yếu, bị nấm bệnh dẫn đến trái không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng làm giảm chất lượng trái, trái dễ bị sượng, cháy múi.

Giải pháp khắc phục hiện tượng sượng cơm, cháy múi sầu riêng

  • Hạn chế cây ra đọt non giai đoạn trái trước 60 ngày để đọt không cạnh tranh dinh dưỡng với trái:
    • Kích cây đi thêm một cơi đọt sau mắt cua, lá lụa trước xổ nhụy. Giai đoạn nuôi trái trước 60 ngày dễ kiểm soát cơi đọt, an tâm nuôi trái.

suong com chay mui sau rieng 08

    • Giai đoạn nuôi trái nếu cây đi đọt cần phun chặn đọt bằng các sản phẩm: Anvil, MX3, MKP, Hexaconazole, Ra hoa xanh,…
    • Bón phân cân đối dinh dưỡng, không nên bón thừa đạm trong giai đoạn trái trước 60 ngày
    • Kích cây ra hoa, đậu trái trong cùng một đợt, tỉa bỏ bông và trái các đợt sau. Giữ lại số lượng trái phù hợp với sức của cây để không có sự cạnh tranh dinh dưỡng giữa bông – trái, trái nhỏ – trái lớn.
  • Bổ sung thêm trung vi lượng Canxi, Magie, Bo bằng cách phun xịt qua lá và trái. Định kỳ 10 ngày/lần.

suong com chay mui sau rieng 09

  • Giai đoạn vô cơm 20 ngày trước thu hoạch bổ sung thêm Kali để trái tổng hợp đường tốt hơn, cơm lên vàng, ngon, ngọt. Không được bón phân KCl, các phân có gốc Clo làm sượng cơm.
  • Giai đoạn nuôi trái giữ mực nước trong mương thường xuyên ở độ sâu 60-80cm từ mặt liếp → Không làm gia tăng độ ẩm đất, tránh sầu riêng hấp thụ quá nhiều nước
  • Giai đoạn gần thu hoạch cần tháo cạn nước trong mượng, tạo rãnh thoát nước
  • Tránh thu hoạch vào thời gian mưa nhiều, mưa dầm. Có thể sử dụng bạt che phủ mặt liếp trước khi thu hoạch 10 – 15 ngày nếu dự báo có mưa nhiều để chủ động việc thu hoạch, hạn chế cơm sầu riêng tích nước gây nhão cơm.
  • Đảm bảo thu hoạch sầu riêng đúng thời điểm, trái đủ độ già, không thu non hoặc để quá muộn bị rụng ảnh hưởng đến chất lượng, mẫu mã.

suong com chay mui sau rieng 11

Hy vọng nhưng chia sẻ trên đây giúp bà con có những giải pháp khắc phục hạn chế tối hiện tượng cơm, cháy múi sầu riêng. Trong quá trình chăm sóc trái cần lưu ý về cân đối dinh dưỡng khi bón phân nuôi trái, cách điều chỉnh lượng nước tưới, kiểm soát cơi đọt, thời điểm bổ sung Kali,…cách làm cơm lên vàng, ngon ngọt, mẫu trái đẹp từ đó giúp nâng cao chất lượng, năng suất và giá trị kinh tế.

Hẹn gặp lại bà con ở những bài chia sẻ tiếp theo. Chúc bà con vụ mùa bội thu!

Tác giả: Nguyễn Hiền

Mọi thắc mắc về bài viết “Sượng cơm, cháy múi sầu riêng”, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 885 547 – 0902 882 249 – 0932 063 123 – 0902 882 247 – 0909 307 123

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy

Facebook: Công Ty Tin Cậy  | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo